ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI DNBLST

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. (Trang 78)

1.3.1 Mô hình đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST

1.3.1.1 Khái quát về các mô hình đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics

Một trong những mô hình đánh giá mức độ phát triển đầu tiên có nguồn gốc từ lĩnh vực quản lý chất lượng. Theo đó, mô hình xuất hiện sớm nhất có tên gọi Lưới trưởng thành quản lý chất lượng Crosby (Crosby's Quality Management Maturity Grid), mô tả hành vi điển hình được thể hiện ở một DN với năm cấp độ trưởng thành trên sáu khía cạnh của quản lý chất lượng. Năm 1993, Viện Kỹ thuật phần mềm của Đại học Carnegie Mellon, Pittsburgh (Hoa Kỳ) đề xuất Mô hình trưởng thành năng lực CMM (Capability Maturity Model), đưa ra một quy trình chuẩn để đánh giá mức độ chất lượng của các tổ chức công nghệ thông tin thông qua việc phân tích các mức hiệu suất của quy trình phát triển phần mềm (Turner R và Jain A. (2002). Tới năm 2000, CMM được nâng cấp thành Mô hình trưởng thành năng lực tích hợp CMMI (Capability Maturity Model Integration), được sử dụng để hướng dẫn cải tiến quy trình trong một dự án, một bộ phận hoặc một tổ chức. Thành công của CMMI là cơ sở cho sự ra đời của nhiều mô hình phát triển trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có logistics.

Do sự phát triển của lĩnh vực logistics, có một số nghiên cứu đã đề cập đến việc đánh giá mức độ phát triển của hoạt động này tại DN. Mô hình đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics mô tả một cách khái quát đặc trưng của các mức độ phát triển, có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hoạt động logistics tại các DN. Có thể kể đến một số mô hình như: Mô hình LMMSE (Logistics Maturity Model for Service Enterprise) được xây dựng bởi Lewandowska và Olejnik nhằm đánh giá mức độ phát triển logistics của các doanh nghiệp dịch vụ; Mô hình được phát triển bởi LMI – một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp các giải pháp logistics thực tế cho các nhà quản lý chính phủ. Mô hình được xây dựng dựa trên mô hình trưởng thành khả năng CMM và được đề xuất cho các cơ quan dân sự của chính phủ. Ngoài ra còn có các mô hình đánh giá mức độ phát triển của hoạt động logistics trong các bối cảnh cụ thể như cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Logistics 4.0 Maturity Model)… Đặc điểm chính của một số mô hình được tóm tắt trong Phụ lục 7.

Một trong những mô hình đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics nổi bật nhất được phát triển bởi các nhà nghiên cứu người Ý, Battista và cộng sự (2012), có tên gọi là Mô hình trưởng thành logistics LMM (Logistics Maturity Model). LMM hoạt động tương tự như mô hình CMMI nhưng tập trung vào các hoạt động logistics cụ thể. LMM được xây dựng dựa trên bốn thành phần chính (Bảng 1.14):

Bảng 1.14 Các thành phần chính của mô hình LMM

(Nguồn: Battista và cộng sự, 2012)

(1) Khung mô hình hóa nhằm xác định các quy trình logistics. Theo đó, bốn chức năng logistics được xác định, bao gồm: hoạch định, mua, dự trữ, vận chuyển. Mỗi chức năng được phân chia thành nhiều quy trình con để đạt đến mức chi tiết phù hợp. (2) Khung trưởng thành nhằm đánh giá điểm trưởng thành của từng quy trình logistics. LMM dựa trên 5 bậc thang trưởng thành từ mức độ ban đầu không có cấu trúc đến mức độ tối ưu hóa theo tiêu chuẩn được công nhận trong các mô hình trưởng thành. (3) Khung hiệu suất được xây dựng nhằm hỗ trợ phân tích định lượng mức trưởng thành của từng quy trình logistics thông qua việc lựa chọn bộ chỉ số phù hợp. Với mỗi quy trình logistics, các Thành tích (các mục tiêu cần đạt) được xác định. Để đo lường mức độ trưởng thành, phần trăm thành tích đạt được của từng quy trình logistics được tính toán. (4) Hệ thống cải tiến nhằm hỗ trợ các sáng kiến tối ưu hóa và do đó cải thiện các hoạt động logistics. Mỗi Thành tích đều liên quan đến các Thực tiễn tốt nhất - phương pháp để đạt được một mục tiêu cụ thể với các chỉ số hiệu suất theo từng mức độ trưởng thành.

1.3.1.2 Xây dựng mô hình đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST

Trên cơ sở kế thừa, đồng thời có sự bổ sung và điều chỉnh các mô hình đã có, mô hình đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST được xây dựng gồm các vấn đề sau:

* Mức độ phát triển: Dựa trên mô hình LMM của Battista và cộng sự (2012), mô hình đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST được xây dựng bao gồm năm mức độ phát triển. Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động logistics tại DNBLST có thể mô tả khái quát đặc trưng của từng mức độ phát triển như sau:

Mức 1- Không có cấu trúc: DN đơn giản coi logistics như là những hoạt động phải hoàn thành để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các hoạt động logistics được thừa nhận nhưng không nhận được sự quan tâm, không được tổ chức và quản lý, không được đo lường và kiểm soát, không được áp dụng các phương tiện, thiết bị hiện đạị. Ở mức độ này, các hoạt động logistics còn khá mờ nhạt.

Mức 2- Được quản lý: Ở mức độ này, hoạt động logistics nhận được sự quan tâm lớn hơn và bắt đầu được quản lý. Mặc dù hoạt động logistics đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn của DN nhưng mức độ chính thức hóa và tiêu chuẩn hóa, khả năng đo lường và kiểm soát các quy trình liên quan vẫn thấp (chưa được coi là một chức năng độc lập); Việc thiết kế tổ chức và phát triển nguồn lực logistics còn hạn chế.

Mức 3- Chính thức hóa: Các hoạt động logistics bắt đầu được chính thức hóa và tiêu chuẩn hóa. Ở mức phát triển 3, các hoạt động logistics được đặc trưng và hiểu rõ, và được mô tả trong các chính sách, tiêu chuẩn, quy trình, công cụ và phương pháp; Việc thiết kế tổ chức và phát triển các nguồn lực logistics nhận được sự đầu tư và quan tâm lớn hơn. Mặc dù vậy, việc kiểm soát và giám sát hoạt động logistics vẫn còn hạn chế (chưa được quản trị).

Mức 4- Được kiểm soát: Các hoạt động logistics bắt đầu được kiểm soát và giám sát (quản trị). Các DN đạt được mức phát triển 4 đang quản lý các hoạt động logistics một cách có chiến lược, có thể đánh giá hiệu quả hoạt động logistics theo các chỉ tiêu. Đồng thời, DN dành nhiều sự quan tâm đến việc thiết kế tổ chức, quản lý và phát triển các nguồn lực logistics. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp để tối ưu hóa hoạt động logistics vẫn còn hạn chế.

Mức 5- Tối ưu hóa: Các hoạt động logistics được tối ưu hóa. Ở mức phát triển 5, các hoạt động logistics được tích hợp đầy đủ và liên tục được cải thiện dựa trên sự hiểu biết của DN.

* Nội dung đánh giá : Mô hình đánh giá mức độ phát triển của hoạt động logistics trên ba nhóm nội dung chính đã được xây dựng. Mỗi nội dung sẽ được phân chia thành các chức năng, vấn đề logistics cụ thể (Bảng 1.14), bao gồm: (1) Thiết lập các hoạt động chức năng logistics; (2) Tổ chức logistics và mạng lưới kênh logistics; (3) Đảm bảo các yếu tố nguồn lực logistics.

Bảng 1.15 Nội dung phát triển hoạt động logistics tại DNBLST

(Nguồn: Tổng hợp)

Trên cơ sở đó, mô hình đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST được mô tả như trong Hình 1.24:

Hình 1.24 Đề xuất mô hình đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics

(Nguồn: Xậy dựng dựa trên Battista và cộng sự, 2012 )

1.3.2 Phương pháp và tiêu chí đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST DNBLST

1.3.2.1 Phương pháp đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST

Để đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST, nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi theo mô hình thang đo Likert. Lahti M và cộng sự (2009), Facchini và cộng sự (2019) cho rằng sử dụng bảng câu hỏi theo mô hình thang đo Likert là một phương pháp đơn giản để đánh giá mức độ phát triển hay trưởng thành của một tổ chức. Trong trường hợp này, các câu hỏi đơn giản là các tuyên bố về một thực tiễn tốt và người trả lời được yêu cầu đánh giá mức độ triển khai thực tế tại DN theo thang điểm từ 1 đến n. Cụ thể, dựa trên nội dung phát triển hoạt động logistics tại DNBLST, các câu hỏi được xây dựng căn cứ theo các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động logistics (các tiêu chí được trình bày chi tiết trong mục 1.3.2.2). Năm (05) câu trả lời khác nhau theo thang đo Likert (thang đo khoảng, bao gồm các giá trị từ 1 - rất không đồng ý/rất không quan trọng đến 5 - rất đồng ý/rất quan trọng) được xác định cho mỗi câu hỏi.

Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích trên phần mềm xử lý số liệu SPSS 26.0 để tính giá trị trung bình. Các giá trị trung bình được gán cho từng mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST theo các tiêu chí sau (Bảng 1.16):

Bảng 1.16 Mức độ phát triển logistics tương ứng với giá trị trung bình

Dựa trên giá trị trung bình thu được cho mỗi nội dung, luận án sử dụng biểu đồ radar để hiển thị và mô tả mức độ phát triển hoạt động logistics tại các DNBLST.

1.3.2.2 Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST

Trên cơ sở đặc trưng của các mức độ phát triển logistics đã được trình bày và kết quả phỏng vấn chuyên gia thu được từ quá trình điều tra sơ cấp, nghiên cứu đề xuất các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động logistics tại các DNBLST như sau:

a. Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển về thiết lập các hoạt động chức năng logistics

Dựa trên mô tả về các thành tích (các mục tiêu cần đạt) của Battista và cộng sự (2012) và kết quả phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu đề xuất các tiêu thức đánh giá bao gồm: Mức độ quan tâm của nhà quản lý, Khả năng thiết lập quy trình, Mức độ chính thức hóa của các quy trình, Khả năng đo lường và kiểm soát, Các biện pháp được thực hiện để tối ưu hóa hoạt động logistics. Các tiêu chí cụ thể đánh giá sự phát triển của các chức năng logistics bao gồm:

Bảng 1.17 Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển các hoạt động chức năng logistics

HIỆU TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ

HOẠT ĐỘNG MUA

M1 Nhà quản lý quan tâm đến việc lập kế hoạch cho hoạt động mua M2 Có khả năng thiết lập các bước của quy trình mua

M3 Có quy trình chính thức mô tả các bước của quy trình mua M4 Có quy trình chính thức đánh giá các chi phí liên quan đến mua

M5 Có quy trình chính thức đánh giá tỷ lệ giao hàng đúng hạn (hoặc mức dịch vụ) cho mỗi nhà cung cấp M6 Có thể đo lường và kiểm soát kết quả thực hiện quy trình mua

M7 Có thể đo lường và kiểm soát các chi phí liên quan đến mua

M8 Có thể đo lường và kiểm soát tỷ lệ giao hàng đúng hạn (hoặc mức dịch vụ) cho mỗi nhà cung cấp M9 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tăng độ chính xác trong việc thực hiện quy trình mua

M10 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để giảm các chi phí liên quan đến mua

M11 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tăng độ chính xác trong việc đánh giá tỷ lệ giao hàng đúng hạn (hoặc mức dịch vụ) của mỗi nhà cung cấp

HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN

V1 Nhà quản lý quan tâm đến việc lập kế hoạch cho hoạt động vận chuyển V2 Có khả năng thiết lập các bước của quá trình vận chuyển

V3 Có khả năng lập kế hoạch lịch trình giao hàng dự kiến cho từng đơn hàng trong mỗi điểm của mạng lưới logistics

V4 Có quy trình chính thức mô tả các bước của quá trình vận chuyển V5 Có quy trình chính thức đánh giá các chi phí liên quan đến vận chuyển

V6 Có quy trình chính thức mô tả quá trình tạo lịch biểu giao hàng cho mỗi điểm của mạng lưới logistics V7 Có thể đo lường và kiểm soát kết quả thực hiện quá trình vận chuyển

V8 Có thể đo lường và kiểm soát các chi phí liên quan đến vận chuyển

V9 Có thể đo lường và kiểm soát việc thực hiện lịch trình giao hàng cho mỗi điểm của mạng lưới logistics

V10 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tăng độ chính xác trong việc thực hiện quá trình vận chuyển. V11 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để giảm các chi phí liên quan đến vận chuyển

V12 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tăng mức độ chi tiết của lịch trình giao hàng cho mỗi điểm của mạng lưới logistics

HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ

D1 Nhà quản lý quan tâm đến việc lập kế hoạch cho hoạt động dự trữ

D2 Có khả năng ước tính giá trị (ít nhất là giá trị tạm thời) các chi phí liên quan đến dự trữ

D3 Có khả năng ước tính giá trị (ít nhất là giá trị tạm thời) mức dự trữ trung bình cho từng mặt hàng D4 Có quy trình chính thức đánh giá các chi phí liên quan đến dự trữ

D5 Có quy trình chính thức đánh giá mức dự trữ trung bình cho từng mặt hàng D6 Có thể đo lường và kiểm soát các chi phí liên quan đến dự trữ

D7 Có thể đo lường và kiểm soát mức dự trữ trung bình cho từng mặt hàng D8 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để giảm các chi phí liên quan đến dự trữ D9 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để giảm mức dự trữ cho từng mặt hàng

HOẠT ĐỘNG KHO

K1 Nhà quản lý quan tâm đến việc lập kế hoạch cho hoạt động kho K2 Có khả năng thiết lập các bước của quá trình kho

K3 Có quy trình chính thức mô tả các bước của quá trình kho

K4 Có quy trình chính thức đánh giá các chi phí liên quan đến hoạt động kho K5 Có thể đo lường và kiểm soát kết quả thực hiện quá trình kho

K6 Có thể đo lường và kiểm soát các chi phí liên quan đến hoạt động kho

K7 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tăng độ chính xác trong việc thực hiện quá trình kho K8 Thực hiện bât kỳ biện pháp nào để giảm các chi phí liên quan đến hoạt động kho

HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRỰC TIẾP

TT1 Nhà quản lý quan tâm đến việc lập kế hoạch cho hoạt động logistics trực tiếp TT2 Có khả năng thiết lập các bước của quá trình logistics trự tiếp

TT3 Có quy trình chính thức mô tả các bước của quá trình logistics trực tiếp

TT4 Có quy trình chính thức đánh giá các chi phí liên quan đến hoạt động logistics trực tiếp TT5 Có thể đo lường và kiểm soát kết quả thực hiện quá trình logistics trực tiếp

TT6 Có thể đo lường và kiểm soát các chi phí liên quan đến hoạt động logistics trực tiếp

TT7 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tăng độ chính xác trong việc thực hiện quá trình logistics trực tiếp TT8 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để giảm chi phí liên quan đến hoạt động logistics trực tiếp

HOẠT ĐỘNG THU HỒI

N1 Nhà quản lý quan tâm đến việc lập kế hoạch cho hoạt động thu hồi N2 Có khả năng thiết lập các bước của quá trình thu hồi

N3 Có quy trình chính thức mô tả các bước của quá trình thu hồi

N4 Có quy trình chính thức đánh giá các chi phí liên quan đến hoạt động thu hồi N5 Có thể đo lường và kiểm soát kết quả thực hiện quá trình thu hồi.

N6 Có thể đo lường và kiểm soát các chi phí liên quan đến hoạt động thu hồi

N7 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tăng độ chính xác trong việc thực hiện quá trình thu hồi N8 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để giảm các chi phí liên quan đến hoạt động thu hồi

(Nguồn: Xây dựng dựa trên mô tả của Battista và cộng sự, 2013)

b. Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển tổ chức logistics

Các tiêu thức chung bao gồm: Mức độ tập trung hóa, Mức độ chính thức hóa, Mức độ chuyên môn hóa. Các tiêu chí cụ thể được mô tả trong Bảng 1.18.

Bảng 1.18 Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển tổ chức logistics

HIỆU TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ

TC1 Nhà quản lý có nhiều quyền hạn trong việc lựa chọn phương tiện (cách thức) để hoàn thành mục tiêu TC2 Nhà quản lý có sự linh hoạt trong cách thức thực hiện công việc

TC3 Nhà quản lý có quyền tự chủ đáng kể

TC4 Có bản mô tả công việc được xây dựng để hướng dẫn nhân viên

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. (Trang 78)

w