DỰ BÁO NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI BÁN LẺ TRÊN ĐỊA

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. (Trang 141 - 145)

3.1 DỰ BÁO NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI BÁN LẺTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1.1 Dự báo nhu cầu thị trường bán lẻ thành phố Hà Nội

Kề từ năm 2008, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn được đánh giá là thị trường năng động, liên tục nằm trong bảng xếp hạng 30 thị trường bán lẻ mới nổi hấp dẫn nhất thế giới cho đầu tư nước ngoài theo đánh giá qua chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) của công ty tư vấn thị trường AT Kearney (Hoa Kỳ). Dự báo từ nay đến năm 2030, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ tăng dần thứ hạng. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, giai đoạn 2015 – 2020, tiêu dùng cá nhân tăng bình quân 10,5%/ năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân năm 15,5%, và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn tiếp theo. Cụ thể, dự báo tiêu dùng cá nhân tăng bình quân 11,5 - 12,5%/năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ dự kiến tăng bình quân 17 - 19%/ năm giai đoạn 2021 - 2025. Tăng trưởng tiêu dùng cá nhân và tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ sẽ đòi hỏi sự thay đổi chiến lược, phương thức phân phối của hệ thống thương mại bán lẻ và đặc biệt tạo điều kiện để phát triển hệ thống thương mại bán lẻ hiện đại văn minh.

Theo Quết định số 1163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 13/7/2021 phê duyệt chiến lược Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (chưa loại trừ yếu tố giá) của cả nước sẽ đạt tốc độ tăng bình quân 13,0 – 13,5% đến năm 2030 và 12,0 – 12,5% đến năm 2045. Trong đó, thương mại bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua các cơ sở bán lẻ hiện đại (như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi) sẽ chiếm khoảng 38 – 42% đến năm 2030 và khoảng 50% đến năm 2045 thương mại bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nền kinh tế. Bên cạnh đó, theo dự báo của Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách công thương, Bộ Công Thương, quy mô thị trường bán lẻ tăng khá nhanh, đến năm 2025 đạt gần 200 tỷ USD, trong đó bán lẻ hiện đại chiếm từ 60 - 65%.

Thị trường bán lẻ Việt Nam tăng trưởng mạnh với sự phát triển đa dạng các hình thức bán lẻ, đặc biệt hệ thống thương mại bán lẻ hiện đại và hệ thống cửa hàng theo mô hình kinh doanh chuỗi. Về số lượng đến năm 2020 cả nước đã có 240 trung tâm thương mại trong đó chú trọng phát triển trung tâm thương mại cấp vùng, tỉnh và thành phố, 1085 siêu thị các loại. Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng các hình thức bán lẻ hiện đại sẽ tăng bình quân từ 5 -10% năm giai đoạn 2020 – 2025, trong đó các hình thức bán lẻ hiện đại của các DN trong nước sẽ đạt tốc độ tăng trên 10%/năm, lớn hơn mức tăng

trưởng của các hình thức bán lẻ hiện đại của DN nước ngoài. Sự phát triển về số lượng cho phép các loại hình bán lẻ hiện đại của DN trong nước tăng dần thị phần để đạt mục tiêu đến năm 2025 tối thiểu đạt 50-60%.

Riêng đối với thủ đô Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội, kinh tế thủ đô liên tục tăng trưởng và đạt mức khá, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố tăng 6.67% trong giai đoạn 2016-2020. Tính riêng năm 2020, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, quy mô GRDP của Hà Nội ước đạt 1,024 triệu tỷ đồng, tương đương 43,5 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.250 USD/người/năm, tăng 1,43 lần so với năm 2015, gấp 1,5 lần mức tăng của cả nước. Cụ thể, GRDP của Hà Nội quý I tăng 4,43%; quý II tăng 2,41%; quý III tăng 3,31% và quý IV tăng bứt phá so với các quý trước, đạt 5,51%. Tính chung GRDP năm 2020 của Hà Nội ước tăng 3,94%. Mức tăng trưởng liên tục và khá cao về lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ của Hà Nội những năm qua cho thấy các hoạt động thương mại trên địa bàn đã có bước phát triển tốt, đảm bảo lưu thông hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, định hướng sản xuất và tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại. Trong giai đoạn 2016 - 2020, thị trường bán lẻ Hà Nội có tốc độ tăng trưởng nhanh. Theo số liệu được công bố của Tổng cụ Thống kê, năm 2016 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Hà Nội ước tính đạt khoảng 413.035,7 tỷ đồng. Đến hết năm 2020, giá trị này đạt hơn 530.100 tỷ đồng. Điều này cho thấy mức tăng trưởng mạnh và nhanh của thị trường bán lẻ ở Hà Nội. Bên cạnh đó, theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, dự báo dân số đến năm 2030 khoảng 9,0 - 9,2 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 65 - 68%. Đến năm 2050, dân số tối đa khoảng 10,8 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70 - 80%. Đây là dấu hiệu tốt cho các nhà bán lẻ vì tổng nhu cầu thị trường sẽ được mở rộng và tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh hơn, đặc biệt là ở các quận nội thành thành phố Hà Nội.

Mặc dù thị trường bán lẻ của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng trong những năm qua phát triển khá mạnh mẽ, nhưng cũng đã nảy sinh không ít bất cập, khó khăn cần khắc phục. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn 2020 - 2025, thị trường bán lẻ Việt Nam với mức cạnh tranh ngày một gia tăng cộng với những tồn tại hiện nay về tổ chức thị trường bán lẻ như: thiếu tính liên kết giữa các tổ chức bán lẻ, hệ thống bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại…) chưa phát huy được các lợi thế cạnh tranh của cơ sở bán lẻ hiện đại, kèm theo đó là việc tổ chức và triển khai hoạt động logistics kém hiệu quả làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng thị trường bán lẻ Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang thiếu một chiến lược tổng thể và toàn diện để đẩy mạnh phát triển thương mại bán lẻ một cách bền vững. Bên cạnh đó, hạ tầng thương mại bán

lẻ dù đã được đầu tư nâng cấp nhưng còn ở mức độ thấp, chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường. Cùng với đó, việc ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động thương mại chưa thật sự bình đẳng giữa các loại hình cũng tạo ra những thách thức ngày càng lớn hơn. Vì vậy, để đạt hiệu quả kinh doanh cao, khẳng định vị thế trên thị trường, các DNBL nói chung và DNBLST nói riêng cần hoạch định hiệu quả chiến lược kinh doanh cũng như các hoạt động hỗ trợ hoạt động kinh doanh bán lẻ, đặc biệt là hoạt động logistics.

Với vị thế đặc biệt, Hà Nội không chỉ đóng vai trò là đầu mối sản xuất, kinh doanh, mà còn dẫn dắt hoạt động kinh tế của cả khu vực Bắc bộ. Cùng với đó là sự phát triển mạnh của loại hình bán lẻ hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi ngày càng cao của người dân Thủ đô. Theo Sở Công Thương Hà Nội, tính đến hết năm 2020, toàn thành phố có 29 trung tâm thương mại, 130 siêu thị, 595 chợ, nhờ đó đã hình thành phương thức thương mại hiện đại, văn minh, phù hợp xu thế phát triển chung của thế giới. Kể từ khi xuất hiện trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại Việt Nam vào đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực, trong đó thị trường bán lẻ cũng không phải ngoại lệ. Mặc dù vậy, thị trường bán lẻ vẫn đang khẳng định vai trò quan trọng trong khâu phân phối hàng hóa nhất là các hàng hóa thiết yếu, trong bối cảnh cả nước gồng mình chống dịch, với các biện pháp giãn cách xã hội thực hiện ở nhiều nơi. Cho đến hiện nay sau khi Hà Nội và cả nước thích ứng với trạng thái bình thường mới, các DNBL nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động cung ứng hàng hóa, tái khởi động toàn bộ hệ thống cửa hàng, siêu thị kèm các chương trình ưu đãi, kích cầu tiêu dùng nhằm lấy lại đà tăng trưởng. Điều này cho thấy, thị trường cho các DNBLST trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

3.1.2 Định hướng phát triển thương mại bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nhằm mục đích đẩy mạnh đổi mới hình thức, phương thức kinh doanh thương mại bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển theo hướng văn minh, hiện tại, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, phát huy thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; sắp xếp, tái cơ cấu, từng bước chuyển dần hoạt động kinh doanh bán lẻ theo kiểu truyền thống sang hình thức hiện đại, từng bước làm thay đổi thói quen, hành vi tiêu dùng của người dân theo hướng văn minh. Đồng thời, nhằm thực hiện Kế hoạch số 175/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU ngày 27/7/2021 của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh, phát triể kinh tế thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của HĐND Thành phố khóa XVI, kỳ họp thứ hai về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của thành phố Hà Nội; Quyết định số 2757/QĐ-UBND ngày 20/6/2012 của UBND Thành phố phê duyệt Quy hoạch

phát triển thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND về Phát triển thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025.

Kế hoạch được xây dựng với mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể được mô tả khái quát Bảng 3.1.

Bảng 3.1 Mục tiêu phát triển thương mại bán lẻ trên địa bàn Hà Nội

(Nguồn: Tổng hợp theo Kế hoạch số 117/KH-UBND)

Để từng bước hiện thực hóa mục tiêu, một số giải pháp đã được đề xuất nhằm: (1) Phát triển hạ tầng thương mại văn minh, hiện đại, tập trung vào việc xem xét điều chỉnh, cập nhật vị trí phù hợp, dành quỹ đất hợp lý, xây dựng các chương trình, giải

pháp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng thương mại văn minh hiện đại, mở rộng mạng lưới kinh doanh; (2) Phát triển các loại hình thương mại văn minh, hiện đại trên cơ sở rà soát, sắp xếp và tăng cường quản lý hoạt động thương mại với các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện ích, đồng thời đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, dịch vụ logistics và hạ tầng kinh doanh dịch vụ logistics phục vụ hoạt động thương mại văn minh, hiện đại; (3) Đổi mới phương thức, hình thức kinh doanh và nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen, hành vi thương mại của người tiêu dùng theo hướng văn minh hiện đại; (4) Nâng cao năng lực doanh nghiệp thương mại, xây dựng môi trường kinh doanh văn minh, hiện đại, cạnh tranh bình đẳng và (5) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo kế hoạch trên có thể thấy, quy mô và số lượng các cơ sở bán lẻ kinh doanh theo hình thức hiện đại, như siêu thị, tại Hà Nội có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2021 – 2025 và tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Điều này cho thấy, thị trường cho các DNBLST trên địa bàn thành phố Hà Nội có điều kiện phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Cùng với nhiều lợi thế khác, như đến năm 2025, thành phố Hà Nội sẽ đưa vào khai thác một số cơ sở hạ tầng dịch vụ logistics bao gồm 02 trung tâm logistics, 02 cảng cạn ICD, 01 cảng thủy container quốc tế, 05 trung tâm tiếp vận và một số hệ thống kho chuyên dụng, thì các DNBL nói chung và bán lẻ siêu thị nói riêng có nhiều cơ hội để phát triển hơn nhữa. Cùng với đó, hoạt động logistics tại các DNBLST cũng có nhiều điều kiện để phát triển để, từ đó hỗ trợ đắc lực cho hình thức kinh doanh hiện đại này nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng đồng thời tối ưu hóa chi phí cho các DN.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. (Trang 141 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w