Phương pháp và tiêu chí đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. (Trang 81 - 84)

1.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI DNBLST

1.3.2 Phương pháp và tiêu chí đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST

DNBLST

1.3.2.1 Phương pháp đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST

Để đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST, nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi theo mô hình thang đo Likert. Lahti M và cộng sự (2009), Facchini và cộng sự (2019) cho rằng sử dụng bảng câu hỏi theo mô hình thang đo Likert là một phương pháp đơn giản để đánh giá mức độ phát triển hay trưởng thành của một tổ chức. Trong trường hợp này, các câu hỏi đơn giản là các tuyên bố về một thực tiễn tốt và người trả lời được yêu cầu đánh giá mức độ triển khai thực tế tại DN theo thang điểm từ 1 đến n. Cụ thể, dựa trên nội dung phát triển hoạt động logistics tại DNBLST, các câu hỏi được xây dựng căn cứ theo các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động logistics (các tiêu chí được trình bày chi tiết trong mục 1.3.2.2). Năm (05) câu trả lời khác nhau theo thang đo Likert (thang đo khoảng, bao gồm các giá trị từ 1 - rất không đồng ý/rất không quan trọng đến 5 - rất đồng ý/rất quan trọng) được xác định cho mỗi câu hỏi.

Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích trên phần mềm xử lý số liệu SPSS 26.0 để tính giá trị trung bình. Các giá trị trung bình được gán cho từng mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST theo các tiêu chí sau (Bảng 1.16):

Bảng 1.16 Mức độ phát triển logistics tương ứng với giá trị trung bình

Dựa trên giá trị trung bình thu được cho mỗi nội dung, luận án sử dụng biểu đồ radar để hiển thị và mô tả mức độ phát triển hoạt động logistics tại các DNBLST.

1.3.2.2 Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST

Trên cơ sở đặc trưng của các mức độ phát triển logistics đã được trình bày và kết quả phỏng vấn chuyên gia thu được từ quá trình điều tra sơ cấp, nghiên cứu đề xuất các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động logistics tại các DNBLST như sau:

a. Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển về thiết lập các hoạt động chức năng logistics

Dựa trên mô tả về các thành tích (các mục tiêu cần đạt) của Battista và cộng sự (2012) và kết quả phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu đề xuất các tiêu thức đánh giá bao gồm: Mức độ quan tâm của nhà quản lý, Khả năng thiết lập quy trình, Mức độ chính thức hóa của các quy trình, Khả năng đo lường và kiểm soát, Các biện pháp được thực hiện để tối ưu hóa hoạt động logistics. Các tiêu chí cụ thể đánh giá sự phát triển của các chức năng logistics bao gồm:

Bảng 1.17 Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển các hoạt động chức năng logistics

HIỆU TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ

HOẠT ĐỘNG MUA

M1 Nhà quản lý quan tâm đến việc lập kế hoạch cho hoạt động mua M2 Có khả năng thiết lập các bước của quy trình mua

M3 Có quy trình chính thức mô tả các bước của quy trình mua M4 Có quy trình chính thức đánh giá các chi phí liên quan đến mua

M5 Có quy trình chính thức đánh giá tỷ lệ giao hàng đúng hạn (hoặc mức dịch vụ) cho mỗi nhà cung cấp M6 Có thể đo lường và kiểm soát kết quả thực hiện quy trình mua

M7 Có thể đo lường và kiểm soát các chi phí liên quan đến mua

M8 Có thể đo lường và kiểm soát tỷ lệ giao hàng đúng hạn (hoặc mức dịch vụ) cho mỗi nhà cung cấp M9 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tăng độ chính xác trong việc thực hiện quy trình mua

M10 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để giảm các chi phí liên quan đến mua

M11 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tăng độ chính xác trong việc đánh giá tỷ lệ giao hàng đúng hạn (hoặc mức dịch vụ) của mỗi nhà cung cấp

HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN

V1 Nhà quản lý quan tâm đến việc lập kế hoạch cho hoạt động vận chuyển V2 Có khả năng thiết lập các bước của quá trình vận chuyển

V3 Có khả năng lập kế hoạch lịch trình giao hàng dự kiến cho từng đơn hàng trong mỗi điểm của mạng lưới logistics

V4 Có quy trình chính thức mô tả các bước của quá trình vận chuyển V5 Có quy trình chính thức đánh giá các chi phí liên quan đến vận chuyển

V6 Có quy trình chính thức mô tả quá trình tạo lịch biểu giao hàng cho mỗi điểm của mạng lưới logistics V7 Có thể đo lường và kiểm soát kết quả thực hiện quá trình vận chuyển

V8 Có thể đo lường và kiểm soát các chi phí liên quan đến vận chuyển

V9 Có thể đo lường và kiểm soát việc thực hiện lịch trình giao hàng cho mỗi điểm của mạng lưới logistics

V10 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tăng độ chính xác trong việc thực hiện quá trình vận chuyển. V11 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để giảm các chi phí liên quan đến vận chuyển

V12 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tăng mức độ chi tiết của lịch trình giao hàng cho mỗi điểm của mạng lưới logistics

HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ

D1 Nhà quản lý quan tâm đến việc lập kế hoạch cho hoạt động dự trữ

D2 Có khả năng ước tính giá trị (ít nhất là giá trị tạm thời) các chi phí liên quan đến dự trữ

D3 Có khả năng ước tính giá trị (ít nhất là giá trị tạm thời) mức dự trữ trung bình cho từng mặt hàng D4 Có quy trình chính thức đánh giá các chi phí liên quan đến dự trữ

D5 Có quy trình chính thức đánh giá mức dự trữ trung bình cho từng mặt hàng D6 Có thể đo lường và kiểm soát các chi phí liên quan đến dự trữ

D7 Có thể đo lường và kiểm soát mức dự trữ trung bình cho từng mặt hàng D8 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để giảm các chi phí liên quan đến dự trữ D9 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để giảm mức dự trữ cho từng mặt hàng

HOẠT ĐỘNG KHO

K1 Nhà quản lý quan tâm đến việc lập kế hoạch cho hoạt động kho K2 Có khả năng thiết lập các bước của quá trình kho

K3 Có quy trình chính thức mô tả các bước của quá trình kho

K4 Có quy trình chính thức đánh giá các chi phí liên quan đến hoạt động kho K5 Có thể đo lường và kiểm soát kết quả thực hiện quá trình kho

K6 Có thể đo lường và kiểm soát các chi phí liên quan đến hoạt động kho

K7 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tăng độ chính xác trong việc thực hiện quá trình kho K8 Thực hiện bât kỳ biện pháp nào để giảm các chi phí liên quan đến hoạt động kho

HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRỰC TIẾP

TT1 Nhà quản lý quan tâm đến việc lập kế hoạch cho hoạt động logistics trực tiếp TT2 Có khả năng thiết lập các bước của quá trình logistics trự tiếp

TT3 Có quy trình chính thức mô tả các bước của quá trình logistics trực tiếp

TT4 Có quy trình chính thức đánh giá các chi phí liên quan đến hoạt động logistics trực tiếp TT5 Có thể đo lường và kiểm soát kết quả thực hiện quá trình logistics trực tiếp

TT6 Có thể đo lường và kiểm soát các chi phí liên quan đến hoạt động logistics trực tiếp

TT7 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tăng độ chính xác trong việc thực hiện quá trình logistics trực tiếp TT8 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để giảm chi phí liên quan đến hoạt động logistics trực tiếp

HOẠT ĐỘNG THU HỒI

N1 Nhà quản lý quan tâm đến việc lập kế hoạch cho hoạt động thu hồi N2 Có khả năng thiết lập các bước của quá trình thu hồi

N3 Có quy trình chính thức mô tả các bước của quá trình thu hồi

N4 Có quy trình chính thức đánh giá các chi phí liên quan đến hoạt động thu hồi N5 Có thể đo lường và kiểm soát kết quả thực hiện quá trình thu hồi.

N6 Có thể đo lường và kiểm soát các chi phí liên quan đến hoạt động thu hồi

N7 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tăng độ chính xác trong việc thực hiện quá trình thu hồi N8 Thực hiện bất kỳ biện pháp nào để giảm các chi phí liên quan đến hoạt động thu hồi

(Nguồn: Xây dựng dựa trên mô tả của Battista và cộng sự, 2013)

b. Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển tổ chức logistics

Các tiêu thức chung bao gồm: Mức độ tập trung hóa, Mức độ chính thức hóa, Mức độ chuyên môn hóa. Các tiêu chí cụ thể được mô tả trong Bảng 1.18.

Bảng 1.18 Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển tổ chức logistics

HIỆU TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ

TC1 Nhà quản lý có nhiều quyền hạn trong việc lựa chọn phương tiện (cách thức) để hoàn thành mục tiêu TC2 Nhà quản lý có sự linh hoạt trong cách thức thực hiện công việc

TC3 Nhà quản lý có quyền tự chủ đáng kể

TC4 Có bản mô tả công việc được xây dựng để hướng dẫn nhân viên TC5 Nhân viên tuân thủ các quy trình logistics một cách nghiêm ngặt

TC6 Có một lượng lớn nhân viên chuyên trách (specialist) thực hiện một cách kỹ lưỡng các quá trình logistics

TC7 Hầu hết nhân viên của doanh nghiệp là nhân viên tổng hợp (generalists) thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau

TC8 Mỗi nhân viên đều là chuyên gia trong lĩnh vực phụ trách của họ

(Nguồn: Daugherty và cộng sự, 2011 và tổng hợp của tác giả)

c. Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển nguồn lực logistics tại DN bán bẻ siêu thị

Các tiêu thức chung bao gồm: Mức độ đáp ứng nhu cầu logistics, Mức độ tự động hóa của các thiết bị logistics. Các tiêu chí cụ thể được liệt kê trong Bảng 1.19:

Bảng 1.19 Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển mạng lưới cơ sở vật chất

KÝ HIỆU TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ

MẠNG LƯỚI CƠ SỞ VẬT CHẤT LOGISTICS

CSVC1 Doanh nghiệp nhận thức được vai trò của việc áp dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại trong hoạt động logistics

CSCV2 Doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư cho việc triển khai và sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại trong hoạt động logistics

CSVC3 Mục tiêu logistics có thể bị ảnh hưởng bởi việc áp dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại. CSVC4 Các phương tiện, thiết bị logistics đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng tại các cơ sở logistics của doanh

nghiệp

CSVC5 Các phương tiện, thiết bị logistics tự động hóa được áp dụng tại các cơ sở logistics của doanh nghiệp

HẠ TẦNG HỆ THỐNG THÔNG TIN LOGISTICS

LIS1 Các dữ liệu logistics được trao đổi một cách dễ dàng LIS2 Các dữ liệu hoàn toàn được số hóa

LIS3 Các dữ liệu được cập nhật theo thời gian thực LIS4 Các dữ liệu được trao đổi một cách tự động

NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS

NL1 Doanh nghiệp nhận thức được vai trò của nguồn nhân lực đối với hoạt động logistics NL2 Năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo đảm bảo đáp yêu cầu tổ chức quản lý logistics NL3 Nguồn nhân lực đáp ứng tốt nhu cầu vận hành các phương tiện, thiết bị logistics hiện đại NL4 Doanh nghiệp có kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực logistics

(Nguồn: Sternad và cộng sự, 2018, Facchini và cộng sự, 2019)

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. (Trang 81 - 84)

w