QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI DNBLST TRÊN

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. (Trang 145 - 147)

DNBLST TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI

3.2.1 Quan điểm phát triển

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về định hướng phát triển thương mại bán lẻ, quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cũng như thực trạng phát triển hoạt động logistics tại các DNBLST trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, nghiên cứu đưa ra 6 quan điểm phát triển hoạt động logistics tại các DNBLST trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035:

- Đảm bảo tính đồng bộ và phối hợp hài hòa với các hoạt động chức năng khác của DNBL, đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Đảm bảo ứng dụng rộng rãi và hiệu quả các công nghệ và công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại để theo kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực và thế giới.

- Đảm bảo củng cố, hỗ trợ và tạo đột phá trong phát triển hoạt động kinh doanh bán lẻ trên cơ sở mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình, nâng cao chất lượng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

- Đảm bảo phù hợp đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội, phù hợp với quy hoạch phát triển thương mại, kế hoạch phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố, gắn liền và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, hội nhập kinh tế thế giới theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

- Đảm bảo khai thác các lợi thế từ các hiệp định thương mại, lợi thế địa kinh tế của thành phố; đảm bảo tương thích với những thay đổi nhanh, nhiều đột biến của thị trường bán lẻ.

- Đảm bảo tính bền vững lâu dài, hướng tới sử dụng hợp lý nguồn năng lượng, giảm rác thải và khí thải, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

3.2.2 Yêu cầu phát triển

Trong thời gian qua, tình hình kinh tế, xã hội thành phố Hà Nội liên tục tăng trưởng và đạt mức khá, kéo theo đó là thị trường bán lẻ Hà Nội cũng đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh. Quy mô và số lượng các siêu thị bán lẻ tại Hà Nội tăng trong giai đoạn 2016 – 2020 và tiếp tục có xu hướng gia tăng trong những năm tiếp theo . Bên cạnh đó, doanh thu từ bán lẻ cũng có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn này. Điều này cho thấy, thị trường cho các DNBLST trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Đây là điều kiện thuận lợi để các DNBLST phát triển có định hướng. Bên cạnh đó, với kế hoạch phát triển thương mại bán lẻ theo hướng văn minh hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, các DNBL nói chung và bán lẻ siêu thị nói riêng có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Chính vì vậy, hoạt động logistics cũng cần được phát triển để hỗ trợ cho hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại này nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng đồng thời tối ưu hóa chi phí cho các DNBLST.

Hiện nay, với thu nhập và mức tiêu dùng của người dân Hà Nội đang tăng lên, mối quan tâm đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống ngày càng cao, các kênh bán lẻ hiện đại ngày càng phổ biến, thị trường bán lẻ Hà Nội được đánh giá là rất hấp dẫn và có khả năng tăng trưởng cao. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, các DNBL đã nỗ lực tổ chức lại mạng lưới bán hàng, hiện đại hóa cách thức quản lý, tìm kiếm các nguồn hàng, sắp xếp hàng hóa… để không ngừng nâng cao chất lượng và tốc độ phục vụ. Tuy nhiên, logistics - hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo tính đầy đủ và liên tục của dòng chảy hàng hóa - lại đang thể hiện những điểm yếu, hạn chế sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này đặt ra yêu cầu phát triển hoạt động logistics tại các DNBL Việt Nam nói chung và DNBLST trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng nhằm đảm bảo khả năng cung ứng hàng hóa, cải thiện chất lượng phục vụ, tăng tốc độ giao

hàng… trong khi năng lực về vốn, nhân lực còn thiếu và yếu. Phát triển hoạt động logistics tại các DNBLST trên địa bàn thành phố Hà Nội cần đáp ứng một số yêu cầu: - Phải làm hài lòng khách hàng bằng cách đảm bảo hàng hóa luôn sẵn có tại các điểm

bán, đáp ứng tối đa nhu cầu mua sắm của khách hàng. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận có kế hoạch ngay từ đầu nhằm tạo sự thông suốt cho dòng chảy hàng hóa từ điểm bắt đầu cho đến điểm giao hàng cuối cùng.

- Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN. Để đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi các DNBLST cần chủ động áp dụng các mô hình quản lý hiệu quả, tăng cường phối hợp các nỗ lực marketing, thỏa mãn khách hàng, giảm thiểu chi phí từ đó gia tăng lợi nhuận trong dài hạn.

- Tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu hàng hóa, đa dạng chủng loại với nhiều mức giá từ thấp đến cao, gắn liền với sự bảo đảm về chất lượng hàng hóa. Để làm được điều này đòi hỏi các DNBLST cần xem xét, lựa chọn một cách nghiêm túc các nhà cung cấp đáp ứng các yêu cầu của DN; tổ chức tốt hoạt động mua, tạo nguồn hàng tập trung để cung cấp thường xuyên, ổn định và đảm bảo chất lượng.

- Đảm bảo sự sẵn sàng của các cơ sở hạ tầng như kho hàng, vận chuyển, từ đó giúp DNBL có thể kiểm soát được số lượng hàng hóa trong kho, chủ động xây dựng kế hoạch vận chuyển, đảm bảo các hoạt động quản lý và tác nghiệp được phối hợp một cách hiệu quả.

- Đảm bảo tối đa hóa giá trị cho khách hàng. Việc áp dụng các mô hình quản lý và phương án tối ưu trong dự trữ, vận chuyển, mua… cũng như hệ thống thông tin hiện đại sẽ tạo điều kiện để cung ứng hàng hóa cho khách hàng với chất lượng tốt nhất và chi phí tối ưu.

- Hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận hiện tại và tương lai của các DNBLST sẽ được hoạt động logistics tối đa hóa bằng cách thực hiện việc cung ứng hàng hóa cho khách hàng một cách chính xác. Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của khách hàng, các DNBLST cần xây dựng kế hoạch sử dụng các nguồn lực logistics một cách hiệu quả để vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, vừa đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. (Trang 145 - 147)