Đối tượng và vật liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ chủ yếu bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 47)

3.4.1. Đối tượng

Một số hộ chăn/ trang trại chăn nuôi lợn ở 7 tỉnh phía Bắc, gồm: Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên.

3.4.2. Vật liệu sử dụng

- Phiếu thu thập thông tin về Quản lý trang trại, dữ liệu đàn, diễn biến dịch, triệu chứng, bệnh tích của lợn mắc bệnh, tình hình sử dụng các nguồn thức ăn/thực phẩm, lợn giống, việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, quản lý môi trường trại nuôi và khu vực xung quanh, lịch sử mắc bệnh DTLCP và vị trí của các hộ/trại nuôi và khu vực (đường xá, ao hồ, chợ/lò mổ…), các thông tin về vận chuyển/giao thông. Các thông tin thu thập sẽ được đưa vào các mô hình phân tích thống kê phù hợp để kiểm định các yếu tố tiềm năng đối với nguy cơ về đường truyền lây và nguồn truyền lây bệnh DTLCP.

Để thu thập được dữ liệu khách quan, chính xác và phù hợp với mục đích nghiên cứu thì việc thiết kế bộ công cụ điều tra có cấu trúc hợp lý, hình thức gọn, nội dung phù hợp với đối tượng được phỏng vấn là yêu cầu quan trọng.

Bộ công cụ điều tra bệnh Dịch tả lợn châu Phi được thiết kế bao gồm 36 câu hỏi, được chia thành 7 phần tương ứng với các nội dung nghiên cứu: Vị trí địa lý của hộ/trại chăn nuôi lợn trong nghiên cứu, diễn biến dịch theo không gian và thời gian (11 câu), Các yếu tố về quản lý và vị trí trại (11 câu), Yếu tố con người (8 câu), các yếu tố khác (6 câu). Bộ công cụ chi tiết trình bày tại phụ lục 1

Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng (20 câu) và câu hỏi mở (16 câu). Các câu hỏi đóng là dạng câu hỏi phân đôi (câu hỏi đưa ra hai lựa chọn cho phần trả lời) nhằm tiết kiệm thời gian của người được phỏng vấn và thông tin thu thập được có tính thống nhất. Các câu hỏi dạng mở là kết hợp giữa các câu hỏi tự do trả lời và câu hỏi hoàn chỉnh câu nhằm mục đích thu thập đủ thông tin riêng biệt của từng hộ/trại như ngày tháng, số lượng, tần suất...

Bộ câu hỏi đã được phỏng vấn thử nghiệm với 3 chủ hộ chăn nuôi, 3 cán bộ kỹ thuật trại và được điều chỉnh hoàn thiện trước khi đưa vào sử dụng cho nghiên cứu tại thực địa.

- Phần mềm xử lý thống kê sinh học Excel và Stata

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Áp dụng các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu dịch tễ học.

3.5.1. Lựa chọn địa điểm và số mẫu nghiên cứu

Các tỉnh được lựa chọn cho nghiên cứu là các tỉnh trọng điểm về chăn nuôi, đại diện cho 2 vùng sinh thái nông nghiệp phía Bắc: Miền núi trung du (Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang) và Đồng bằng sông Hồng (Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Hà Nội).

- Tại mỗi tỉnh, lựa chọn phỏng vấn 15 hộ/trại chăn nuôi gồm 10 hộ đã xảy ra DTLCP và 5 hộ/trại chăn nuôi không có dịch để phỏng vấn theo phiếu điều tra về bệnh Dịch tả lợn châu Phi.

Tọa độ địa lý X và Y được ghi chép cho từng phiếu điều tra DTLCP nhằm thể hiện được những hộ dương tính và âm tính trên bản đồ.

3.5.2. Thu thập số liệu

- Thiết kế bảng câu hỏi tập trung thu thập các dữ liệu: Quản lý trang trại, dữ liệu đàn, diễn biến dịch, số lượng, nguồn gốc, hình thức chăn nuôi, mục đích chăn nuôi, quy mô, cách ly khi mới mua về, ngày phát hiện dịch, biển hiện của bệnh, thời gian chết, khoảng cách đến trại khác, khoảng cách đến đường lớn, khoảng cách đến lò mổ, chợ bán thịt sống, nguồn thức ăn, nguồn nước, người vào trang trại, khách, thương lái, vệ sinh và tiêu độc khử trùng, tiêm vaccin, sản phẩm gia súc, vận chuyển gia súc, tái đàn.

- Sử dụng phương pháp dịch tễ học hồi cứu (Retrospective cohort study) để tổng hợp và phân tích đặc điểm dịch tễ về không gian, thời gian tại các hộ chăn nuôi và các trại chăn nuôi lợn tại các tỉnh bằng phiếu điều tra.

- Thực hiện phỏng vấn tại thực địa: Đối tượng được phỏng vấn gồm chủ hộ chăn nuôi, chủ trang trại, công nhân, kĩ thuật viên trong trại.

3.5.3. Chuẩn bị dữliệu để phân tích

Sàng lọc và điều chỉnh những sai sót trong quá trình ghi chép: kiểm tra tính hoàn thiện của biểu mẫu, giá trị và thông tin của biểu mẫu ghi chép, những thông tin khuyết thiếu.

Rà soát biểu mẫu ghi chép và chuẩn bị kế hoạch mã hóa dữ liệu: Tạo mã số cho mỗi biến dữ liệu, xác định cấu trúc ghi chép và quy tắc xử lý đối với các giá trị thất lạc.

Xây dựng cơ sở dữ liệu trên máy tính: xây dựng cơ sở dữ liệu với các biến được lựa chọn và định dạng các trường dữ liệu. Nhập dữ liệu thử và kiểm tra tính khả thi.

Nhập dữ liệu theo nguyên tắc đã được mã hóa. Kiểm tra sai sót và độ thiếu chính xác của dữ liệu Sàng lọc dữ liệu

Lưu trữ dữ liệu và cơ sở dữ liệu: lưu giữ quy trình nghiên cứu, sao chụp dữ liệu gốc, kế hoạch mã hóa.

3.5.4. Phân tích số liệu bằng phần mềm Excel và Stata

Công thức tính cụ thể:

- Theo lứa tuổi, mục đích sử dụng: tính tỉ lệ mắc của các đối tượng trong quần thể - Xác định tỉ lệ lưu hành bệnh (Prevalance) P (%) = (Số mắc bệnh/tổng đàn) x 100 - Xác định tỉ lệ chết (Mortality) D (%) = (Số chết/tổng đàn) x 100 - Xác định tỉ lệ tử vong (Fatality) F(%) = (Số chết/Số mắc bệnh)x100

Xác định tỉ lệ mắc dịch tả lợn châu Phi theo quy mô chăn nuôi

Phân tích tỷ lệ lưu hành bệnh đối với từng quy mô chăn nuôi theo từng loại lợn. Các phân tích này được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm phân tích thống kê Stata.

-Tỷ suất chênh (Odds ratio, OR) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So sánh độ chênh của bệnh sẽ xảy ra trong số có phơi nhiễm và độ chênh của bệnh sẽ xảy ra trong số không phơi nhiễm.

Sử dụng bảng ngẫu nhiên 2x2:

Yếu tố nguy cơ Có bệnh Không có bệnh Tổng số

Phơi nhiễm a b a+b

Không phơi nhiễm c d c+d

Tổng số a+c b+d a+b+c+d

- Tính tỷ suất chênh lệch OR (odds ratio) = ad/bc

Nếu: OR = 1: cho thấy không có ảnh hưởng của yếu tố nguy cơ lên hộ/ trại chăn nuôi dương tính với DTLCP

OR > 1: cho thấy hộ chăn nuôi khi phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ có khả năng dương tính với DTLCP

OR < 1: cho thấy nguy cơ hộ chăn nuôi dương tính với DTLCP giảm (khi đối tượng nghiên cứu được bảo vệ).

3.5.4.1. Kiểm định các kết quả về tần số bệnh (P-value)

Phân tích đa tầng nhiều biến (Multilevel analysis) được áp dụng để định lượng các yếu tố nguy cơ theo phân tầng khác nhau (Dohoo, 2003; Long, 2003& cs., 2001), cụ thể theo các bước sau:

+ Bước 1: phân tích sàng lọc (phân tích nhị biến) để xác định mối liên hệ giữa “đầu ra” là hộ chăn nuôi dương tính hoặc âm tính với virus DTLCP và từng yếu tố nguy cơ. Phương pháp kiểm tra của Wald (Agresti, 2007) được sử dụng để xác định mối liên hệ giữa các biến nguy cơ với đầu ra. Tất cả các biến nguy cơ có mối liên hệ về mặt thống kê và sinh học với đầu ra và có giá trị p < 0,2 thì tiếp tục được giữa lại để cho vào phân tích đa biến (Bước 2). Còn những biến nguy cơ có mối liên hệ với giá trị p> 0,2 thì được loại bỏ, theo nguyên tắc, loại bỏ các biến có giá trị p cao nhất cho đến khi chỉ còn các biến có p < 0,2.

+ Bước 2: phân tích đa biến (multivariable analysis): Tất cả các biến có p < 0,2 được xác định tại Bước 1 được đưa vào mô hình đa biến. Sau đó chạy mô hình phân tích. Chỉ những biến nguy cơ nào có mối liên hệ về mặt thống kê và sinh học với đầu ra và có giá trị p < 0,05 thì kết quả có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất đó.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC TÍNH TRUYỀN LÂY CỦA BỆNH DTCLP TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ THÁNG 2/2019 ĐẾN

THÁNG 2/2020

Tháng 2/2019, ổ dịch DTLCP đầu tiên được ghi nhận tại tỉnh Hưng Yên - Việt Nam, sau đó dịch nhanh chóng lây lan ra các huyện và các tỉnh thành lân cận. Đến tháng 9/2019, DTLCP đã xuất hiện ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước với tổng số lợn chết và tiêu hủy lên đến trên 6 triệu con.

Từ tháng 2/2020, DTLCP bắt đầu tái xuất hiện ở các trại nuôi tái đàn, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Tuy nhiên, các thông tin về quy luật dịch tễ của bệnh này vẫn chưa được làm rõ, gây khó khăn trong việc phòng chống bệnh.

4.1.1. Tình hình chăn nuôi và phân bố DTLCP về không gian của các hộ/trang trại trong nghiên cứu hộ/trang trại trong nghiên cứu

Nghiên cứu được triển khai trên 105 hộ/trại chăn nuôi lợn ở 7 tỉnh đại diện cho 2 vùng sinh thái nông nghiệp phía Bắc là Đồng bằng sông Hồng, miền núi Trung du. Chúng tôi tiến hành lựa chọn 7 tỉnh dựa vào đặc điểm: là các tỉnh trọng điểm về chăn nuôi, có nhiều rủi ro lây nhiễm dịch bệnh như giáp ranh với các tỉnh sát biên giới, nằm trên tuyến đường huyết mạch về buôn bán lợn: Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Ninh giáp với Lạng Sơn, Quảng Ninh có cửa khẩu Móng Cái buôn bán lợn sang Trung Quốc. Những vùng nằm sát với các vùng kinh tế trọng điểm: Thái Nguyên, Hưng Yên có nhiều khu công nghiệp và giáp ranh với Hà Nội. Và chúng tôi lựa chọn 1 tỉnh nằm ở vùng Đồng Bằng là Thái Bình, gần biển, quy mô chăn nuôi rộng.

Tại mỗi tỉnh, lựa chọn phỏng vấn 15 hộ/trại chăn nuôi lợn trong đó có 10 trại dương tính với DTLCP và 5 trại chưa xảy ra dịch. Vị trí của các hộ/trại chăn nuôi lựa chọn cho nghiên cứu được định vị bằng hệ thống GIS và thể hiện ở bản đồ trong hình 4.1.

Màu xanh là các hộ/trại không bị DTLCP; màu đỏ là các hộ/trại dương tính với DTLCP

Hình 4.1. Vị trí của các hộ/trại chăn nuôi điều tra

Trong 105 hộ/ trại điều tra, có 98 trại chăn nuôi lợn nhập ngoại chiếm 93.33% và có 7 trại chăn nuôi lợn bản địa (lợn rừng, lợn mán) chiếm 6.37%. Tất cả các hộ/trại chăn nuôi này đều có nuôi lợn nái, lợn thịt, lợn con. Một số trại có nuôi lợn đực giống (7.62%) (Bảng 4.1).

Tổng số lợn trong nghiên cứu là 24.315 con, trong đó số nái 4223 con chiếm 17.37%, lợn thịt 12072 con (49.65%) và lợn con 8020 con (32.98%). Tổng đàn trung bình của các hộ/trang trại tham gia nghiên cứu là 232 con.

Theo Điều 21, Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 1 năm 2020, quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định:

Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên; Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi; Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi; Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.

Do dung lượng mẫu điều tra hạn chế, vậy nên chúng tôi gộp quy mô nông hộ (dưới 10 đơn vị vật nuôi) và quy mô trang trại nhỏ (từ 10 đến 30 đơn vị vật nuôi) thành chăn nuôi nông hộ từ 0-30 đơn vị vật nuôi. Quy mô trang trại nhỏ lẻ từ 30 đến 300 đơn vị vật nuôi và chăn nuôi theo quy mô trang trại lớn từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên.

Như vậy, trong nghiên cứu này các mẫu (hộ/trại chăn nuôi điều tra) đa dạng về quy mô chăn nuôi, đại diện được về mặt không gian. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.1. Đặc điểmcác hộ/trại chăn nuôi tham gia nghiên cứu DTLCP Tỉnh điều tra Có Số trại Số lợn/Tỷ lệ (%)

ASF Không có ASF Lợn nái n (%) Lợn thịt n (%) Lợn con N (%) Đực Bắc Giang 10 5 1300 25.48 1641 32.16 2161 42.36 1 Hải Dương 10 5 168 10.59 1155 72.82 263 16.58 0 Hà Nội 10 5 135 8.35 1261 78.03 220 13.61 0 Hưng Yên 10 5 2155 19.64 4550 41.47 4267 38.89 6 Quảng Ninh 10 5 68 6.24 643 59.04 378 34.71 0 Thái Bình 10 5 275 10.18 1844 68.27 582 21.55 1 Thái Nguyên 10 5 122 9.77 978 78.30 149 11.93 0 Tổng cộng 70 35 4223 17.37 12072 49.65 8020 32.98 8

Trong tổng số lợn điều tra, Hưng Yên chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 10972 con chiếm 45.12% tổng số, trong đó lợn nái 2155 con (19.64%), lợn thịt 4550 con (41.47%), lợn con 4267 con (38.89%).

Số lợn điều tra của tỉnh Bắc Giang với 3157 con chiếm 12.3% tổng số, trong đó lợn nái 1300 con (41.17%), lợn thịt 1641 con (51.79%), lợn con 2164 con (6.86%).

Quảng Ninh là tỉnh có số lượng lợn điều tra ít nhất trong 7 tỉnh. Tổng số con điều tra 1089 con chiếm 4.47% tổng số. Trong đó lợn nái chiếm 6.24% tổng số con điều tra ở tỉnh Quảng Ninh. Lợn thịt và lợn con lần lượt là: 59.04%; 34.72.

Hà Nội và Hải Dương có tổng số lợn điều tra tương đương nhau: 1616 con (6.64%) và 1586 con (6.52%). Hà Nội có 135 lợn nái (8.35%); 1261 lợn thịt (78.03%); 220 lợn con (16.62%). Tổng số lợn điều tra của tỉnh Hải Dương chiếm 6.52% tổng số. Trong đó, lợn nái chiếm 10.6%, lợn thịt chiếm 72.82% và lợn con chiếm 16.58%.

Thái Bình và Thái Nguyên có tổng số lợn điều tra: 2701 con; 1249 con. Chiếm tỷ lệ lần lượt là: 11.1% và 13.85% tổng đàn điều tra.

4.1.2. Tỉ lệ lợn mắc và chết do DTLCP tại một số tỉnh miền Bắc giai đoạn

2/2019 - 2/2020

Để đánh giá mức độ trầm trọng của bệnh, chúng tôi đã thống kê số lợn ốm và chết có biểu hiện lâm sàng của bệnh DTLCP tại các trang trại có kết quả xét

nghiệm dương tính với virus ASF. Thời gian thông kê là từ khi trại ghi nhận ca ốm và chết đầu tiên tới khi tiêu hủy toàn đàn. Kết quả xác định tỉ lệ mắc bệnh DTLCP được thể hiện ở bảng 4.2.

Theo bảng 4.2, trong tổng số 24.315 lợn điều tra (đã loại trừ 8 lợn đực giống do số lượng theo dõi ít và không đại diện ở tất cả các trại điều tra) có 2,617 lợn ốm và chết do DTLCP chiếm tỉ lệ 10,76%. Kết quả này cho thấy tỉ lệ mắc và chết do DTLCP của lợn nuôi tại các trang trại miền Bắc trong giai đoạn 2/2019 đến 2/2020 là thấp so với các bệnh truyền nhiễm khác như Dịch tả lợn cổ điển (40 - 70%), PRRS (15 - 60%), LMLM (80 - 100%). Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu về DTLCP trên thế giới (Liu & cs., 2020; Schulz & cs., 2019).

Xét theo cơ cấu đàn (loại lợn): bệnh lưu hành nhiều nhất ở lợn nái với tỉ lệ mắc và chết là 18.97%, tiếp theo là lợn thịt với tỉ lệ 12.2%. Lợn con là đối tượng có tỉ lệ mắc và chết thấp nhất, chỉ 4.28% lợn con trong tổng đàn điều tra mắc và chết vì bệnh. Kết quả kiểm định về sự sai khác này có giá trị P < 0,05, có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này có nghĩa lợn nái có nguy cơ mắc và chết do DTLCP cao hơn lợn thịt 1.5 lần và lợn con 5.24 lần. Đây là điểm đặc trưng của DTLCP tại Việt Nam. Nghiên cứu của Bùi Thị Tố Nga & cs. (2020) cũng chỉ ra hiện tượng lợn nái là đối tượng đầu tiên trong trại bị tấn công bởi ASF. Kết luận này cũng tương đồng với quan sát và ghi chép của chúng tôi tại thực địa, bệnh thường xuất hiện ở lợn nái sau đó lây sang cho đàn lợn thịt và đàn lợn con.

Bảng 4.2. Tỉ lệ lợn mắc và chết do DTLCP tại một số tỉnh miền Bắc giai đoạn 2/2019 - 2/2020 theo cơ cấu đàn

Loại lợn Lợn khỏe Lợn ốm và chết do DTLCP Tổng số OR [95% Conf. Interval] Lợn con n 7,677 343 8,020 1 % 95.72 4.28 100 Lợn thịt n 10,599 1,473 12,072 3.1 [2.75; 3.52] % 87.8 12.2 100 Lợn nái % n 3,422 81.03 18.97 801 4,223 100 5.24[ 4.57; 6.00] Tổng số n 21,698 2,617 24,315 % 89.24 10.76 100 Pearson chi2(2) = 673.2963; Pr = 0.000

Xét theo vị trí địa lý: tỷ lệ mắc và chết vì bệnh DTLCP tại Thái Nguyên là cao nhất 28.98%. Tiếp đến Hà Nội 22.46%. Thấp nhất ở Hưng Yên với 5.51%. Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình có tỷ lệ mắc bệnh lần lượt là: 16.28%; 11.1%; 15.34%; 13.99% (bảng 4.3). Tuy nhiên, kết quả này có giá trị kiểm định Pr = 0.31 > 0.05, không có ý nghĩa thống kê. Vậy nên, tỷ lệ lưu hành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ chủ yếu bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 47)