Yếu tố nguồn gốc lợn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ chủ yếu bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 66 - 67)

Tại các hộ/trại chăn nuôi không tự sản xuất được con giống. Vậy nên, các hộ/trại chăn nuôi phải mua con giống ở các cơ sở chăn nuôi khác nhau, do đó đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng cần đánh giá.

Dựa vào thực tế chúng tôi phần chia thành 2 nguồn chính: lợn có nguồn gốc từ các trang trại lớn và lợn có nguồn gốc từ nhà dân. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.14:

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của yếu tố nguồn gốc lợn tới phát sinh DTLCP

Yếu tố nguy cơ Có bệnh Không bệnh Tổng cộng

Yếu tố xuất xứ nguồn gốc lợn Từ trang trại lớn 50 14 64 Của nhà 20 21 41 Tổng cộng 70 35 105 OR [95% CI] 3.75 [0.45; 7.18] P - value 0.049 P – value = 0.049 < 0.05

Giá trị tỉ suất chênh (OR) của yếu tố xuất xứ, nguồn gốc lợn là 3.75 đã được kiểm định thống kê sự sai khác P- value = 0.049 < 0.05, có ý nghĩa thống kê. Những hộ chăn nuôi bắt giống lợn từ các trang trại khác có nguy cơ mắc DTLCP cao hơn 3.75 lần so với lợn của nhà tự sản xuất.

Thực tế cho thấy, tại các trang trại chăn nuôi lớn có cơ sở vật chất đầy đủ, áp dụng chặt chẽ các quy trình phòng dịch cũng như quá trình giám sát dịch bệnh thường xuyên nên nguy cơ mầm bệnh bên ngoài xâm nhập vào rất thấp, ngược lại tại các hộ chăn nuôi lợn nái tại các nông hộ không có đủ điều kiện cơ sở vật chất, việc áp dụng quy trình phòng bệnh thường lỏng lẻo hoặc không áp dụng, không thực hiện giám sát mầm bệnh nên nguy cơ lợn mang mầm bệnh là cao. Vì thế việc bắt lợn con để nuôi thương phẩm thường có nguy cơ xảy ra cao hơn so với việc bắt tại trang trại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ chủ yếu bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 66 - 67)