Cơ sở giết mổ là nơi mua bán động vật từ nhiều vùng khác nhau, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát tán mầm bệnh ra các trại xung quanh. Theo kết quả điều tra cho thấy:
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của yếu tố gần cơ sở giết mổ tới phát sinh DTLCP
Yếu tố nguy cơ Có bệnh Không bệnh Tổng cộng
Khoảng cách từ chuồng nuôi đến cơ sở giết mổ
≤ 1km 37 12 49 >1km 33 23 56 Tổng cộng 70 35 105 OR [95% CI] 2.15[1.45; 8.61] P - value 0.024 P – value = 0.024 < 0.05
Giá trị tỉ suất chênh (OR) của yếu tố khoảng cách của chuồng nuôi đến cơ sở giết mổ là 2.15 đã được kiểm định thống kê sự sai khác với P-value = 0.024 <0.05. Đối với những hộ chăn nuôi lợn ở gần cơ sở giết mổ có nguy cơ mắc DTLCP cao gấp 2.15 lần so với hộ nằm xa cơ sở giết mổ lợn.
Tại các cơ sở giết mổ lợn, hằng ngày lợn được vận chuyển đến giết mổ có nguồn gốc xuất xứ khác nhau, có thể trong tỉnh hoặc ngoại tỉnh, từ vùng có dịch đến vùng chưa có dịch. Do lợn là vật chủ mang bệnh sẽ bài thải virus theo chất thải trên đường vận chuyển. Bên cạnh đó, chất thải tại khu vực giết mổ lợn không được thu gom tiêu độc khử trùng đúng kỹ thuật, đổ trực tiếp ra ngoài môi trường làm các loại virus, vi khuẩn khác nhau phát tán ra. Tại các vùng nông thôn đang
tồn tại cơ sở giết mổ nhỏ lẻ rất lớn, thiếu lực lượng thú y giám sát để kiểm tra, kiểm soát sức khỏe động vật, tình trạng vệ sinh thú y, số lượng, nguồn gốc lợn đưa vào giết mổ. Những hộ gia đình gần các địa điểm giết mổ động vật sẽ bị lây nhiễm các mầm bệnh từ đó nếu không phòng và vệ sinh chuồng trại cẩn thận, đúng cách. Do đó, cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, đặc biệt là vận chuyển, buôn bán lợn để nuôi thương phẩm và lợn đến cơ sở giết mổ, nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan.