Phân tích số liệu bằng phần mềm Excel và Stata

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ chủ yếu bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 49 - 51)

Công thức tính cụ thể:

- Theo lứa tuổi, mục đích sử dụng: tính tỉ lệ mắc của các đối tượng trong quần thể - Xác định tỉ lệ lưu hành bệnh (Prevalance) P (%) = (Số mắc bệnh/tổng đàn) x 100 - Xác định tỉ lệ chết (Mortality) D (%) = (Số chết/tổng đàn) x 100 - Xác định tỉ lệ tử vong (Fatality) F(%) = (Số chết/Số mắc bệnh)x100

Xác định tỉ lệ mắc dịch tả lợn châu Phi theo quy mô chăn nuôi

Phân tích tỷ lệ lưu hành bệnh đối với từng quy mô chăn nuôi theo từng loại lợn. Các phân tích này được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm phân tích thống kê Stata.

-Tỷ suất chênh (Odds ratio, OR)

So sánh độ chênh của bệnh sẽ xảy ra trong số có phơi nhiễm và độ chênh của bệnh sẽ xảy ra trong số không phơi nhiễm.

Sử dụng bảng ngẫu nhiên 2x2:

Yếu tố nguy cơ Có bệnh Không có bệnh Tổng số

Phơi nhiễm a b a+b

Không phơi nhiễm c d c+d

Tổng số a+c b+d a+b+c+d

- Tính tỷ suất chênh lệch OR (odds ratio) = ad/bc

Nếu: OR = 1: cho thấy không có ảnh hưởng của yếu tố nguy cơ lên hộ/ trại chăn nuôi dương tính với DTLCP

OR > 1: cho thấy hộ chăn nuôi khi phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ có khả năng dương tính với DTLCP

OR < 1: cho thấy nguy cơ hộ chăn nuôi dương tính với DTLCP giảm (khi đối tượng nghiên cứu được bảo vệ).

3.5.4.1. Kiểm định các kết quả về tần số bệnh (P-value)

Phân tích đa tầng nhiều biến (Multilevel analysis) được áp dụng để định lượng các yếu tố nguy cơ theo phân tầng khác nhau (Dohoo, 2003; Long, 2003& cs., 2001), cụ thể theo các bước sau:

+ Bước 1: phân tích sàng lọc (phân tích nhị biến) để xác định mối liên hệ giữa “đầu ra” là hộ chăn nuôi dương tính hoặc âm tính với virus DTLCP và từng yếu tố nguy cơ. Phương pháp kiểm tra của Wald (Agresti, 2007) được sử dụng để xác định mối liên hệ giữa các biến nguy cơ với đầu ra. Tất cả các biến nguy cơ có mối liên hệ về mặt thống kê và sinh học với đầu ra và có giá trị p < 0,2 thì tiếp tục được giữa lại để cho vào phân tích đa biến (Bước 2). Còn những biến nguy cơ có mối liên hệ với giá trị p> 0,2 thì được loại bỏ, theo nguyên tắc, loại bỏ các biến có giá trị p cao nhất cho đến khi chỉ còn các biến có p < 0,2.

+ Bước 2: phân tích đa biến (multivariable analysis): Tất cả các biến có p < 0,2 được xác định tại Bước 1 được đưa vào mô hình đa biến. Sau đó chạy mô hình phân tích. Chỉ những biến nguy cơ nào có mối liên hệ về mặt thống kê và sinh học với đầu ra và có giá trị p < 0,05 thì kết quả có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất đó.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC TÍNH TRUYỀN LÂY CỦA BỆNH DTCLP TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ THÁNG 2/2019 ĐẾN

THÁNG 2/2020

Tháng 2/2019, ổ dịch DTLCP đầu tiên được ghi nhận tại tỉnh Hưng Yên - Việt Nam, sau đó dịch nhanh chóng lây lan ra các huyện và các tỉnh thành lân cận. Đến tháng 9/2019, DTLCP đã xuất hiện ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước với tổng số lợn chết và tiêu hủy lên đến trên 6 triệu con.

Từ tháng 2/2020, DTLCP bắt đầu tái xuất hiện ở các trại nuôi tái đàn, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Tuy nhiên, các thông tin về quy luật dịch tễ của bệnh này vẫn chưa được làm rõ, gây khó khăn trong việc phòng chống bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ chủ yếu bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 49 - 51)