Một trong những yếu tố làm tăng khả năng lây lan mầm bệnh là khoảng cách từ chuồng nuôi đến chợ bán thịt sống, phân tích chỉ ra sau đây:
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của yếu tố gần chợ bán thịt sống tới phát sinh
DTLCP
Yếu tố nguy cơ Có bệnh Không bệnh Tổng cộng
Khoảng cách từ chuồng nuôi đến chợ bán thịt sống ≤ 1000m 48 16 64 >1000m 22 19 41 Tổng cộng 70 35 105 OR [95% CI] 2.59 [1.16; 4.63] P - value 0.0025 P – value = 0.0025 < 0.05
Giá trị tỉ suất chênh (OR) của yếu tố khoảng cách của chuồng nuôi đến chợ bán thịt sống là 2.59 đã được kiểm định thống kê sự sai khác với P-value = 0.025 có ý nghĩa thống kê. Những hộ chăn nuôi lợn ở gần chợ bán thịt sống có nguy cơ nhiễm virus cao gấp 2.59 lần so với hộ chăn nuôi lợn xa chợ.
Chợ là nơi tập chung nhiều thành phần người, buôn bán, trao đổi nhiều mặt hàng hóa khác nhau. Theo phong tục tập quán của người Việt Nam thường ăn thịt tươi và thịt lợn là mặt hàng thiết yếu, được bán với số lượng lớn so với thịt bò và gia cầm. Tại các gian chợ vùng quê, các thợ thịt thu mua từ các lò mổ đến bán ở dạng tươi sống không qua sơ chế, bảo quản hoặc giết mổ trực tiếp tại gia đình, không được kiểm định về chất lượng, nguồn gốc. Người chăn nuôi sử dụng thịt lợn từ chợ đã vô tình làm lây lan mầm bệnh cho gia đình mình. Do vậy mà virus
DTLCP có khả năng lưu hành ở khu vực chợ sẽ cao, làm khả năng các hộ chăn nuôi gần chợ bị bệnh tăng lên.
Cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ, thu giữ, tiêu hủy toàn bộ sản phẩm thịt không đạt chuẩn, có chứa mầm bệnh. Tuyên truyền người dân tự ý thức, hạn chế sử dụng thịt không rõ nguồn gốc để tránh rủi ro dịch bệnh.