Yếu tố thương lái vào thăm trại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ chủ yếu bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 65)

Tại các hộ/ trại chăn nuôi, đến kỳ xuất bán lợn, thương lái sẽ đến tận trại thu mua. Các thương lái thường xuyên tiếp xúc với lợn sống, phương tiện vận chuyển từ nhiều nguồn khác nhau, do đó đây là một yếu tố rủi ro cần đánh giá.

Chúng tôi tiến hành điều tra thống kê số trại có thương lái vào trong thời gian 1 tháng trước lúc điều tra khi trại chăn nuôi bị DTLCP và so sánh sự tương quan với những trại không có thương lái vào trại. Kết quả thu được:

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của yếu tố thương lái tới phát sinh DTLCP

Yếu tố nguy cơ Có bệnh Không bệnh Tổng cộng

Yếu tố thương lái Có 33 6 39 Không 37 29 66 Tổng cộng 70 35 105 OR [95% CI] 4.31[1.01; 16.52] P - value 0.0324 P – value = 0.0324

Giá trị tỉ suất chênh (OR) của yếu tố thương lái là 4.31 đã được kiểm định thống kê sự sai khác P – value = 0.0324< 0.05 có ý nghĩa thống kê. Những hộ chăn nuôi có thương lái vào thăm trại có nguy cơ mắc DTLCP cao hơn 4.31 lần so với trại không có thương lái vào thăm.

Virus DTLCP có khả năng lây lan qua sự tiếp xúc với thương lái, dụng cụ, phương tiện vận chuyển,… Thương lái là người mua bán lợn từ nhiều trại khác nhau, tiếp xúc với những thương lái khác, xe chuyên chở lợn và có nhiều lợn không rõ nguồn gốc. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thường cho thương lái vào xem lợn trực tiếp, không khử trùng xe vận chuyển, đường đi trước khi vào khu bán lợn. Vì vậy thương lái là yếu tố hàng đầu mang nguy cơ làm lan truyền bệnh DTLCP cho các hộ gia đình và trang trại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ chủ yếu bệnh dịch tả lợn châu phi tại một số tỉnh phía bắc việt nam (Trang 65)