Trong phương thức ăn nuôi nhỏ lẻ và một số hộ chăn nuôi gia trại, thức ăn được dùng cho lợn thường là thức ăn tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như bèo, ngô, cám mạch, tự sản xuất, vv… hoặc thức ăn thừa từ các quán ăn, nhà hàng và có thể cho ăn sống hoặc được nấu chín. Đối với hình thức chăn nuôi trang trại thường là thức ăn công nghiệp. Do vậy chúng tôi phân loại thức ăn ra làm 2 loại là thức ăn công nghiệp và thức ăn tận dụng. Kết quả như sau:
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn tới phát sinh DTLCP
Yếu tố nguy cơ Có bệnh Không bệnh Tổng cộng
Loại hình thức ăn Thức ăn tận dụng 23 6 29 Cám công nghiệp 47 29 76 Tổng cộng 70 35 105 OR [95% CI] 2.37[ 0.59; 8.84] P - value 0.00306 P – value = 0.00306 < 0.05
Giá trị tỉ suất chênh (OR) của yếu tố thức ăn là 2.37 đã được kiểm định thống kê sự sai khác với P-value = 0.00306 < 0.05 có ý nghĩa thống kê. Những hộ/trại chăn nuôi sử dụng thức ăn tận dụng có nguy cơ mắc DTLCP cao gấp 2.37 lần so với những hộ sử dụng thức ăn công nghiệp.
Thức ăn là một trong những nguồn lây lan bệnh DTLCP bên cạnh yếu tố con người, phương tiện vận chuyển. Theo tổ chức y tế thế giới (IOE) nguyên nhân từ thức ăn chiếm 34% là nguyên nhân gây ra dịch bệnh. Cùng với đặc điểm của virus DTLCP là có thể tồn tại trong thịt đông lạnh 1000 ngày, dăm bông, salami, da, mỡ khô, thịt rút xương 300 ngày, thịt hun khói 30 ngày, nội tạng 105 ngày. Do vậy việc tận dụng thức ăn thừa từ nhà hàng, khách sạn sẽ là nguy cơ cho sự lây lan và bùng phát bệnh DTLCP.