Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số những năm 2006-

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 46 - 50)

dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số những năm 2006-2010

Hội nghị lần thứ Chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (tháng 1-2009) khi tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương Ba khóa VIII

nước đã quán triệt sâu sắc 6 quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ, đồng thời

xác định: “Mục tiêu cần đạt được là xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới” [64, tr.271-273].

Trên cơ sở định hướng chung của Đảng, từ 2005 đến năm 2010, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định phê duyệt hàng loạt chính sách, được cụ thể hoá bằng các đề án về đào tạo cán bộ, công chức phục vụ xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Liên quan trực tiếp tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở khu vực Tây Bắc có Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 08-02-2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010. Mục tiêu cụ thể

của Đề án nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý hành chính nhà nước, lý luận chính trị cho cán bộ, công chức xã DTTS theo tiêu chuẩn chức danh đảm nhiệm, phấn đấu đến năm 2010: Về văn hoá: 100% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử có trình độ tốt nghiệp THCS trở lên, trong đó 60% tốt nghiệp THPT; Về chuyên môn

nghiệp vụ: 100% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử và công chức

chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh quy định, trong đó 50% có trình độ trung cấp trở lên. Về lý luận chính

trị: 100% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử và công chức chuyên

môn được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ sơ cấp trở lên, trong đó 40% có trình độ trung cấp. Về quản lý hành chính nhà nước: 100% cán bộ chủ chốt

được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước. Về tin học văn phòng: 100% cán bộ, công chức được bồi dưỡng kiến thức về tin học văn

phòng [158, tr.65].

Ngày 28-2-2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 28/2007/QĐ-TTg Về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã phường,

thị trấn các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc giai đoạn 2007-2010. Theo đó,

hóa, kiến thức lý luận chính trị, chuyên môn, quản lý nhà nước, pháp luật, nghiệp vụ công tác đảng, MTTQ, đoàn thể, tin học văn phòng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của các tỉnh miền núi phía Bắc có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ kiến thức đúng theo chức trách đảm nhiệm và năng lực thực hiện công vụ.

Trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, một trong những vấn đề quan trọng đó là công tác tạo nguồn, mà nội dung chính là chính sách giáo dục, đào tạo học sinh DTTS. Ở giai đoạn 2005-2010, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, tiêu biểu là các Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31-10-2005 và Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14-4-2006 về chính sách và tổ chức dạy nghề đối với học sinh DTTS nội trú, điều chỉnh học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là DTTS học tại các trường đào tạo công lập. Đối tượng học sinh, sinh viên là người DTTS thuộc diện nghèo được vay để học tập theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 29-7-2007 với nguồn vốn của chương trình đến năm 2013 khoảng 35.000 tỷ đồng. Đây là một con số đáng kể để hỗ trợ việc học tập của các sinh viên nghèo, sinh viên DTTS.

Trong chính sách giáo dục, đào tạo học sinh dân tộc, Chính phủ ban hành Nghị định số 134/2006-NĐ-CP ngày 14-11-2006 Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Điều 5 của Nghị định đã xác định đối tượng cử

tuyển với quy định ưu tiên đối với các đối tượng là người DTTS.

Tây Bắc là khu vực đặc thù, có nhiều ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng. Đảng và Nhà nước có nhiều định hướng, chính sách riêng trong phát triển vùng. Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, ngày 13-7-2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 106/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án về Một số giải pháp tăng cường công tác

đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cơ sở vùng Tây Bắc giai đoạn 2007-2010. Mục tiêu chung nhằm góp phần thực hiện có

hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn trên địa bàn Tây Bắc. Theo đó, phấn đấu đến năm 2010 có: 80% cán bộ chuyên trách và công chức các xã vùng cao, biên giới và đặc biệt khó khăn

đạt tiêu chuẩn về trình độ theo quy định; 95% cán bộ chuyên trách và công chức xã vùng thấp đạt tiêu chuẩn về trình độ theo quy định [161, tr.28436- 28437].

Để hiện thực mục tiêu này, Đề án tập trung vào nhiệm vụ “Đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã kể cả cán bộ không chuyên trách; việc đào tạo này bao gồm cán bộ đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân để góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở”. Trong đó nêu lên sáu giải pháp thực hiện: (i) Xây dựng, củng cố, kiện toàn chính quyền trong hệ thống chính trị cơ sở; (ii) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở; (iii) Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với đối tượng học; (iv) Đảm bảo kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và cơ sở vật chất cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở; (v) Tạo nguồn cán bộ để bổ sung, thay thế; (vi) Tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện làm việc [161, tr.28437].

Như vậy, kế thừa những quan điểm của các giai đoạn trước, trong giai đoạn 2006-2010, Đảng và Nhà nước tiếp tục coi trọng và quan tâm tới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, luôn đặt công tác này trong chỉnh thể công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đồng thời được xác định là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược tại những địa bàn miền núi. Đối với các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc tổ chức Đảng tại địa bàn có đa DTTS cùng sinh sống, việc nhất quán trong nhận thức của Trung ương Đảng về vị trí, vai trò của cán bộ DTTS và công tác cán bộ DTTS đòi hỏi các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc, các cấp uỷ, chính quyền khu vực Tây Bắc phải luôn đề cao, chú trọng tới đối tượng này và công tác này. Bám sát những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về cán bộ DTTS và công tác cán bộ DTTS, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc, cụ thể hoá bằng những quyết định, chủ trương, chương trình, kế hoạch, đề án,... Đồng thời xuất phát từ đặc thù ở địa phương mình, mỗi Đảng bộ tỉnh ở Tây Bắc phải có những vận dụng sáng tạo phù hợp, với mục tiêu xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ DTTS đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)