Không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, tạo bước chuyển tích cực về đời sống vật chất, văn hóa, trình độ dân trí của độ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 156 - 164)

chuyển tích cực về đời sống vật chất, văn hóa, trình độ dân trí của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số

Điều kiện kinh tế - xã hội luôn đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết định hình thành, tồn tại và biến đổi tinh thần, ý thức con người. Sự thay đổi của hoàn cảnh sống tất yếu sẽ dẫn đến biến đổi đời sống tinh thần của xã hội, trong đó, tác động trực tiếp tới từng cá nhân. Việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DTTS cũng là một trong những kết quả cần đạt được trong việc không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, khi kinh tế - xã hội phát triển sẽ là động lực vật chất, tinh thần thúc đẩy hiệu quả của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS.

Nhận thức được điều này, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc trong những năm 2006-2016 đã có nhiều chính sách, chiến lược thu hút đầu tư, phát triển một số ngành tiềm năng, lợi thế. Kinh tế nông, lâm nghiệp được tái cơ cấu theo hướng hàng hóa, nâng cao hiệu quả, gắn với xây dựng nông thôn mới. Từ những nền kinh tế phát triển thiên về tính “đóng kín”, các tỉnh đã chú ý nhiều tới vấn đề tăng cường hợp tác, liên kết, gắn chặt việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa với công nghiệp chế biến và xây dựng thị trường ổn định tiêu thụ sản phẩm. Nhiều loại hình du lịch lịch sử, văn hóa, tâm linh, sinh thái được chú ý khai thác, gắn kết bảo tồn với phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong xã hội từng bước được nâng lên. Trong điều kiện đó, mức sống của đội ngũ cán bộ DTTS cũng có những thay đổi, chuyển biến so với các giai đoạn trước. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, tuy nhiên sự vươn lên trong đời sống kinh tế, xã hội là yếu tố quan trọng tác động tới ý thức, trách nhiệm và đạo đức, bản lĩnh chính trị của người cán bộ DTTS trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ cũng như ý thức tự đào tạo, bồi dưỡng, tự vươn lên trong nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Vượt lên những tự ti, khó khăn trong tiếp cận tri thức ở những thời kỳ trước, trong giai đoạn 206- 2016, đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh miền núi Tây Bắc đã tham gia ngày càng nhiều hơn các chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Không chỉ các lớp mở tại huyện, tại tỉnh, đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn cán bộ DTTS tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại các trường đại học, cao đẳng trong

khu vực, nhiều trường đại học, cao đẳng, các học viện tại Hà Nội. Điều này đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đội ngũ cán bộ DTTS không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng.

Thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS ở các tỉnh miền Bắc giai đoạn 2006-2016 cho thấy, yếu tố kinh tế - xã hội tác động không nhỏ tới quá trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị và tri thức chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ này. Do điều kiện kinh tế - xã hội gia đình khó khăn, trong khi chế độ, chính sách hỗ trợ công tác còn nhiều hạn chế, chưa tạo động lực kích thích nên đã có trường hợp cán bộ DTTS làm đơn xin nghỉ công tác. Cũng do điều kiện kinh tế - xã hội mà có những trường hợp cán bộ người DTTS làm đơn xin hoãn, xin không tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần thiết phải không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo bước chuyển tích cực về đời sống vật chất, văn hóa, trình độ dân trí của đội ngũ cán bộ người DTTS trong quá trình lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc. Trong bối cảnh mới với những yêu cầu mới, để vận dụng kinh nghiệm này thì cần thiết thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền,

MTTQ, các đoàn thể, cơ quan, đơn vị về sự cần thiết phải thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo bước chuyển tích cực về đời sống vật chất, văn hóa, trình độ dân trí của đội ngũ cán bộ người DTTS trong quá trình thực hiện các nội dung của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Yếu tố kinh tế - xã hội được giải quyết, đời sống cán bộ DTTS có những cải thiện sẽ là cơ sở vững chắc để họ yên tâm, tập trung công tác và cống hiến hết mình cho các nhiệm vụ chính trị. Khi đó, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Thứ hai, để không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo bước

chuyển tích cực về đời sống vật chất, văn hóa, trình độ dân trí của đội ngũ cán bộ người DTTS thì đòi hỏi các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc phải tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, tích tích cực, sáng tạo trong thực tiễn lãnh đạo. Việc quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và những chính sách của Nhà

nước về phát triển vùng miền núi, vùng đồng bào DTTS phải được thực hiện sớm và hiệu quả. Đồng thời không bị động với đòi hỏi, yêu cầu của thực tiễn, các Đảng bộ tỉnh Tây Bắc cần tìm kiếm những giải pháp, thiết kế các mô hình mới, hiệu quả trong lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trọng tâm của công tác này chính là tiếp tục thực hiện có hiệu quá Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhằm sớm khắc phục tình trạng đói nghèo, khó khăn ở nhiều xã, thôn, bản, đồng thời tạo cơ chế để một số xã, thôn, bản phát triển.

Thứ ba, nhấn mạnh yêu cầu không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế -

xã hội, tạo bước chuyển tích cực về đời sống vật chất, văn hóa, trình độ dân trí của đội ngũ cán bộ người DTTS, nhưng các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc cũng cần thiết khơi dậy, phát huy được tính tích cực, ý thức tự vươn lên trong đội ngũ cán bộ người DTTS. Trong điều kiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống không thể một sớm một chiều hiện thực được thì chính ý thức nỗ lực vượt lên những khó khăn về kinh tế, địa lý, giao thông,..., tinh thần, trách nhiệm trong rèn luyện, bồi dưỡng của mỗi cán bộ người DTTS sẽ là yếu tố quan trọng tác động tới kết quả của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc. Điều này cũng đặt ra yêu cầu đối với các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội ở Tây Bắc phải có những cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên với những cá nhân cán bộ DTTS có ý thức tự giác vươn lên.

Tiểu kết chương 4

Sau 10 năm lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS (2006-2016), các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã đạt được một số kết quả quan trọng. Nhận thức về vị trí, vai trò của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ngày càng tăng lên trong các cấp uỷ Đảng ở khu vực Tây Bắc. Các khâu của công tác cán bộ cơ bản được thực hiện đồng bộ, góp phần quan trọng vào kết quả chung của công tác cán bộ DTTS tại các địa phương. Đội ngũ cán bộ DTTS từng bước trưởng thành về số lượng và chất lượng, đã phát huy khá tốt năng lực chuyên môn cũng như năng lực lãnh đạo, quản lý, đảm nhiệm ngày càng tốt các nhiệm vụ công tác.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Việc nhận thức và xác định chủ trương, chính sách về xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS ở một số nội dung còn những bất cập. Quá trình tổ chức chỉ đạo, thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh khu vực Tây Bắc còn có tình trạng chồng chéo, thiếu đồng bộ và triệt để. Kết quả thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở một số nội dung cụ thể của công tác chưa đáp ứng được yêu cầu.

Quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh ở khu vực Tây Bắc trong 10 năm 2006-2016 để lại một số kinh nghiệm: (i) Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; bám sát thực tiễn của địa phương đề ra chủ trương và giải pháp phù hợp trong xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; (ii) Thống nhất nhận thức và phát huy trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; (iii) Thực hiện toàn diện, đồng bộ các khâu trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng; (iv) Không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo bước chuyển tích cực về đời sống vật chất, văn hóa, trình độ dân trí của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.

Những kết quả và kinh nghiệm trong 10 năm xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS (2006-2016) là cơ sở để các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc tiếp tục nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, để đội ngũ này có sự phát triển, đóng góp nhiều hơn vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ ở địa phương.

KẾT LUẬN

Khu vực miền núi Tây Bắc là địa bàn có ý nghĩa chiến lược của đất nước ta. Đây là khu vực phên dậu của Tổ quốc, có nhiều tỉnh biên giới với hai nước láng giềng Cộng hoà Nhân Dân Trung Hoa và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Tây Bắc cũng là khu vực tập trung nhiều cộng đồng dân cư đã cùng chung sống ổn định, hòa bình qua suốt chiều dài lịch sử lâu đời. Với những thành tựu từ quá trình đổi mới toàn diện đất nước, đời sống kinh tế - xã hội của các cộng đồng cư dân ở Tây Bắc đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Điều này có ảnh hưởng quan trọng tới sự đổi mới và nâng cao trình độ dân trí của người dân. Mặc dù vậy, so sánh với mặt bằng chung của cả nước thì Tây Bắc vẫn là một khu vực còn nhiều khó khăn về kinh tế, những tồn tại trong xã hội, đặc biệt những vấn đề liên quan trực tiếp tới cộng đồng các DTTS mặc dù đã có nhiều khắc phục, tuy nhiên vẫn chưa thực sự triệt để. Đây là những yếu tố tác động trực tiếp tới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc trong nhiều giai đoạn lịch sử trước đây và cả trong thời kỳ đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH hiện nay.

Những năm 2006-2016 là quá trình 10 năm các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc cùng với cả nước thực hiện mạnh mẽ đường lối CNH, HĐH. Quá trình này được thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh,.. Để theo kịp và nâng cao chất lượng chỉ đạo quá trình này, một trong những yêu cầu quan trọng là nâng cao chất trình độ của đội ngũ cán bộ nói chung, của đội ngũ cán bộ người DTTS nói riêng. Bởi đặc thù các địa phương Tây Bắc là nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống, nơi vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ DTTS được thể hiện rất quan trọng.

Trên cơ sở quán triệt đầy đủ các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời với sự chủ động, sáng tạo trong vận dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã

cụ thể hoá thành những chủ trương, chính sách, đề án, văn bản ở địa phương mình. Quá trình thực tiễn hoá đường lối, chủ trương phản ánh tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội từ trong nhận thức và hành động. Các khâu của công tác cán bộ DTTS được thực hiện khá đồng bộ và hiệu quả. Nhờ làm tốt và sớm công tác quy hoạch nên các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng có tính sát hợp với thực tiễn địa phương và phù hợp với đối tượng người học, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cũng có những đổi mới theo hướng gắn lý luận với thực tiễn, hạn chế sự hàn lâm, kinh viện, chưa phù hợp với đặc thù đối tượng cán bộ người DTTS của các địa phương. Trong điều kiện nguồn lực còn khó khăn nhưng các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đều cố gắng dành những ưu tiên với con em các DTTS. Điều này thể hiện cụ thể toàn diện trong tất cả các khâu của công tác cán bộ.

Trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, bên cạnh vai trò trực tiếp của cả hệ thống chính trị, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã linh hoạt, sáng tạo trong phát huy hiệu quả sự tham gia của lực lượng toàn xã hội. Trong bối cảnh nguồn lực các địa phương còn hạn hẹp, lại phải san sẻ với nhiều nhiệm vụ cấp bách thì những nguồn lực và sự đóng góp cả trực tiếp và gián tiếp của nhân dân, của xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, kết quả có được của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS còn là nhờ ý thức tự vươn lên của chính bản thân các cộng đồng dân cư DTTS. Vượt lên cái đói nghèo chưa thể giải quyết trong thời gian ngắn, vượt qua những hủ tục lạc hậu, trong các gia đình, dòng họ DTTS đã có tinh thần động viên con em mình tham gia học tập để nhận thức và từng bước nâng cao trình độ hiểu biết, trở thành những người cán bộ tương lai, góp phần trực tiếp, quan trọng trong xây dựng quê hương.

Với cách làm chủ động, sáng tạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội ở các tỉnh Tây Bắc; sự tham gia hiệu quả, tích cực của

các lực lượng xã hội; ý thức tự vươn lên của các nhóm dân cư DTTS và cá nhân mỗi cán bộ DTTS, nhìn chung công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh miền núi Tây Bắc trong 10 năm cùng cả nước thực hiện CNH, HĐH (2006-2016) có những chuyển biến mạnh mẽ. Sự vươn lên của đội ngũ cán bộ DTTS không chỉ thể hiện ở sự gia tăng về số lượng mà còn thể hiện ở chất lượng của đội ngũ này có sự chuyển dịch so với các thời kỳ trước. Số cán bộ có trình độ đại học và sau đại học ngày càng tăng. Đặc biệt, đã có nhiều cán bộ DTTS nỗ lực học tập, vươn lên đạt học vị tiến sĩ. Số lượng cán bộ DTTS làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước ngày càng tăng, trong đó, nhiều đồng chí đảm trách những vị trí lãnh đạo cao ở cấp tỉnh. Vai trò đóng góp của đội ngũ cán bộ DTTS có ý nghĩa quan trọng vào sự vươn lên và phát triển của các địa phương Tây Bắc trong thời kỳ đầu thực hiện CNH, HĐH.

Bên cạnh những kết quả tích cực thì do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc vẫn còn một số hạn chế. Việc nhận thức và xác định chủ trương, chính sách về xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS ở một số nội dung còn những bất cập. Quá trình tổ chức chỉ đạo, thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh khu vực Tây Bắc còn có tình trạng chồng chéo,

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 156 - 164)