Đẩy mạnh công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 91 - 96)

Công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc tiếp tục được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 30-11-2004 của Bộ Chính trị Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo đó,

công tác quy hoạch cán bộ DTTS luôn được đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của các cấp uỷ Đảng, đồng thời có sự phân cấp hợp lý về thẩm quyền quy hoạch cán bộ phù hợp với phân cấp quản lý sử dụng cán bộ. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quy hoạch cán bộ; Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ, bảo đảm vai trò lãnh đạo tập trung của cấp uỷ đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu, đồng thời mở rộng dân chủ trong việc phát hiện nguồn, phát hiện tài năng. Thường xuyên rà soát để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch hằng năm, theo sát sự phát triển của cán bộ, đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, không có triển vọng phát triển, những người không còn đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đồng thời bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, luân chuyển cán bộ trên cơ sở quy hoạch đã được duyệt.

Tại tỉnh Hoà Bình, ngày 03-3-2015, UBND tỉnh Hoà Bình ban hành

Hướng dẫn số 18/HD-UBND Quy định tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là

người dân tộc. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào tình thình

thực tế; cơ cấu, vị trí việc làm và biên chế được giao hằng năm để tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS đảm bảo tỷ lệ hợp lý, cụ thể như sau:

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh bố trí tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS tối thiểu 50% tổng số biên chế.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện bố trí tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS tối thiểu 60% tổng số biên chế (riêng thành phố Hoà Bình và huyện Lạc Thuỷ có thể thấp hơn 60%, nhưng không dưới 40%).

Các xã, phường, thị trấn có tỷ lệ người DTTS chiếm từ 70% tổng số dân trở lên phải bố trí tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTTS tối thiểu là 70% tổng số biên chế (các xã, phường, thị trấn còn lại căn cứ vào tỷ lệ người DTTS trên tổng số dân).

Đối với tỉnh Lào Cai, thực hiện Chương trình công tác toàn khóa, Tỉnh

ủy Lào Cai khóa XIV (2010-2015) ban hành Đề án Quy hoạch đào tạo cán bộ

DTTS, cán bộ chuyên môn và kỹ thuật tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011-2015 với

trọng tâm là Đề án thành phần Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ DTTS tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015. Việc ban hành sớm Đề

án quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của Tỉnh uỷ Lào Cai không chỉ phản ánh sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, mà còn thể hiện sự chủ động với công tác này, là thuận lợi quan trọng cho các hoạt động tiếp theo. Mục tiêu của công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ DTTS được xác định cụ thể:

Phát triển đội ngũ cán bộ DTTS thông qua công tác đào tạo, tuyển dụng, thu hút cán bộ. Phấn đấu đến năm 2016, đạt tỷ lệ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở cấp tỉnh là 16%, cấp huyện là 27%, cấp xã là 65%; tạo sự chuyển biến về cơ cấu giữa các dân tộc; Trên 95% cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh huyện được đào tạo đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, 85% cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị theo ngạch, chức danh;

90% cán bộ chuyên trách, 95% công chức chuyên môn cấp xã là DTTS được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định.

Đào tạo nguồn cán bộ DTTS đảm bảo đủ các tiêu chuẩn cán bộ để bố trí vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt ở các cấp [176, tr.9]. Đề án cũng xác định những nhiệm vụ của công tác đào tạo lại, bồi dưỡng đạt chuẩn theo ngạch công chức, viên chức DTTS hiện có. Cụ thể:

Đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ: 2.188 lượt người. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo vị trí việc làm: 12.702 lượt người. Bồi

dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch: 241 người. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo quản lý: 324 người. Đào tạo về lý luận chính trị: 688 người. Đào tạo ngoại ngữ: 44 người. Đào tạo tin học: 1.095 người. Đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ con em DTTS (theo ngành nghề, dân tộc, địa bàn). Cử tuyển đào tạo đại học ở trung ương 163 người, cử tuyển trung cấp ở trong tỉnh 840 người. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ DTTS để bố trí vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo quản lý 324 người [172, tr.14].

Thực hiện Đề án, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trực tiếp là Sở Nội vụ Lào Cai tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ DTTS, bao gồm quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và quy hoạch cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ; chú trọng đưa vào quy hoạch những cán bộ có năng lực quản lý, lãnh đạo; bảo đảm cân đối giữa các thành phần dân tộc, lĩnh vực nghề nghiệp và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; thể chế hóa các chính sách ưu tiên đối với đội ngũ cán bộ là DTTS trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, đồng thời gắn bồi dưỡng với bổ nhiệm, sử dụng và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ DTTS.

Trên cơ sở làm tốt công tác quy hoạch, Đảng bộ tỉnh Lào Cai chỉ đạo từng bước phát triển đội ngũ cán bộ DTTS về cả số lượng, chất lượng, qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Tính riêng trong hai năm 2011-2012, trong công tác đào tạo nguồn cán bộ DTTS, Lào Cai đã đào tạo được trên 1.000 người (vượt 15% so với mục tiêu của Đề án Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ DTTS tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015.

Điểm nhấn trong công tác tạo nguồn cán bộ DTTS của Đảng bộ tỉnh Lào Cai là “chú trọng phát huy vai trò của hệ thống các trường dân tộc nội trú,

nội trú dân nuôi và trường bán trú”. Giải pháp này hoàn toàn phù hợp với

điều kiện tự nhiên phức tạp của tỉnh, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí chưa cao,... Hệ thống các trường dân tộc nội trú và trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh, huyện được đầu tư phát triển mạnh cả về cơ sở vật chất cũng như chất lượng đào tạo; qua đó đã góp phần tích cực trong bồi

dưỡng, nâng cao dân trí nói chung, nâng cao trình độ hiểu biết của đồng bào DTTS và cán bộ DTTS nói riêng. Cụ thể, trong những năm 2011-2013, có hơn 450 người được đào tạo tại Trường Dân tộc nội trú tỉnh và trung ương; gần 4.500 người được đào tạo tại trường dân tộc nội trú cấp huyện và trên 10.500 người đào tạo ở các trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh, huyện [45, tr.53].

Tại tỉnh Yên Bái, là một trong những địa phương làm tốt công tác quy

hoạch, tạo nguồn cán bộ DTTS trong giai đoạn 2010-2015, trên cơ sở các hướng dẫn của Trung ương, cấp ủy cấp trên, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Yên Bái đã cụ thể hoá thành những chương trình hành động và đề án. Ngày 27-01-2014, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 149/QĐ-UBND Quyết định ban

hành kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Yên Bái năm 2014. Một

trong những mục tiêu của Đề án hướng tới là “Tiếp tục triển khai việc xác định vị trí việc làm, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm, đảm đương và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao”. Việc xác định vị trí việc làm với từng đối tượng cán bộ, công chức là cơ sở để tỉnh làm tốt hơn công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ nói chung, công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ DTTS nói riêng.

Trên cơ sở những định hướng chung, các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ từ tỉnh đến cơ sở đã rà soát, tổng hợp, tham mưu đề xuất với ban thường vụ cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị danh sách nhân sự cán bộ đưa vào quy hoạch theo đúng quy định. Công tác quy hoạch cán bộ DTTS được đặt trong tổng thể công tác quy hoạch cán bộ nói chung, trong đó chú trọng cơ cấu về độ tuổi, nâng dần tỷ lệ tuổi trẻ, cán bộ nữ. Nhờ đó, trong giai đoạn 2010-2016, công tác quy hoạch cán bộ DTTS của Đảng bộ tỉnh Yên Bái đạt một số kết quả: So với nhiệm kỳ 2005-2010, số lượng cán bộ người DTTS được quy hoạch trong nhiệm kỳ 2010-2015 và những năm tiếp theo của tỉnh Yên Bái cơ bản đều tăng:

Cấp tỉnh: (i) Ban Chấp hành Tỉnh ủy: Tổng số: 82 đồng chí, trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cán bộ DTTS là 25 đồng chí. (ii) Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Tổng số: 26 đồng chí, trong đó: cán bộ DTTS: 7 đồng chí, tăng 40%.

Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan thuộc ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh (tổng hợp số liệu 34/63 đầu mối): (i) Cán bộ quy hoạch thuộc

diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý: Tổng số: 193 đồng chí, trong đó: cán bộ DTTS: 26 đồng chí; (ii) Cán bộ quy hoạch thuộc diện sở, ban, ngành, đoàn thể quản lý: Tổng số: 1.247 đồng chí, trong đó: cán bộ DTTS: 127 đồng chí, tăng 10,43%.

Cấp huyện (số liệu 10/13 đảng bộ trực thuộc tỉnh; trừ Đảng bộ khối Doanh nghiệp mới thành lập, Đảng bộ Công an, Quân sự mang tính chất đặc thù): (i) Ban Chấp hành: Tổng số: 505 đồng chí, trong đó: cán bộ DTTS: 173

đồng chí, tăng 4,85%; (ii) Ban Thường vụ: Tổng số: 175 đồng chí, trong đó: cán bộ DTTS: 52 đồng chí, tăng 23,8%.

Cấp xã: (i) Ban Chấp hành: Tổng số: 3.144 đồng chí (ii) Ban Thường

vụ: Tổng số: 996 đồng chí, trong đó: cán bộ DTTS: 482 đồng chí [174, tr.7]. Tiếp đó, Tỉnh ủy định hướng quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 và các năm tiếp theo, cán bộ người DTTS chiếm trên 30%; quy hoạch ban chấp hành đảng bộ huyện, thị, thành ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 và các năm tiếp theo cán bộ người DTTS chiếm trên 28%. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 và các năm tiếp theo, người DTTS chiếm trên 16% [67].

Với những quan tâm, ưu tiên của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cơ cấu, số lượng và chất lượng cán bộ người DTTS đang công tác tại các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập của nhà nước tại Yên Bái ngày càng tăng. Hết năm 2015, toàn tỉnh có 6.845 cán bộ người DTTS, chiếm 27,4% tổng số cán bộ tỉnh (trong đó, cán bộ, công chức là 2.316 người, chiếm 39,7%; viên chức là 4.529 người, chiếm 23,7%); 70 cán bộ DTTS là lãnh đạo cấp sở, ngành, chiếm 43,2%; 13 lãnh đạo cấp huyện, chiếm gần 28%. Cán bộ DTTS chiếm 50% tổng số cán bộ Ban Dân tộc tỉnh và phòng dân tộc của 7 huyện trong tỉnh [67].

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 91 - 96)