Chỉ đạo đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 96 - 104)

dân tộc thiểu số

Quán triệt quan điểm của Đảng về thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người DTTS, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương. Điểm chung của Đảng bộ các tỉnh này là tiếp tục rà soát, phân cấp và phân loại đối tượng để đưa đi đào tạo, bồi dưỡng một cách hợp lý. Nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ từng bước được chuẩn hoá, đổi mới để phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng nhu cầu thực tế; đảm bảo không trùng lặp, các môn học đã được cấp chứng chỉ ở trường này thì không bắt buộc học viên học lại ở trường khác; khắc phục sự chồng chéo trùng lắp trong nội dung đào tạo. Trong nội dung chương trình ngoài kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành, do đặc thù địa bàn nên nhiều Đảng bộ tỉnh chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiến thức về quốc phòng, an ninh. Đảng bộ các tỉnh đều thực hiện phương thức đào tạo lấy chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu, giải quyết tốt quan hệ giữa đào tạo tập trung với đào tạo tại chức. Đối với cán bộ trẻ, có triển vọng và trong diện quy hoạch, tạo điều kiện cho cán bộ đi học các lớp tập trung. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa đào tạo và bồi dưỡng để cán bộ thường xuyên cập nhật kiến thức mới. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đều cố gắng đầu tư từ nguồn ngân sách, kết hợp với những thu hút từ xã hội để tăng cường cơ sở vật chất cho cơ sở đào tạo, có chế độ phụ cấp hợp lý đối với học viên là cán bộ đi học, từng bước đầu tư hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học ở Trường Chính trị tỉnh và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, Thành phố. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tiếp tục được xác định giữ vai trò quan trọng, không chỉ trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng mà còn có ý nghĩa trong đánh giá, làm cơ sở để bố trí và sử dụng ở giai đoạn sau.

Tại tỉnh Hoà Bình, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS nhận được sự quan tâm, lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương. Hệ thống văn bản quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên

chức đã được hoàn thiện và ban hành. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đề ra. Số lớp đào tạo, bồi dưỡng được mở mỗi năm một tăng thêm với sự tham gia của nhiều lượt học viên. Chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng đã cơ bản đáp ứng và bám sát được yêu cầu vị trí công việc của cán bộ, công chức cấp xã. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng từng bước được nâng cao. Hằng năm, căn cứ hướng dẫn của Bộ Nội vụ về việc tổ chức bồi dưỡng cán bộ, trên cơ sở đăng ký nhu cầu bồi dưỡng của UBND các huyện, thành phố, Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch, đề xuất kinh phí thực hiện, trình UBND tỉnh phê duyệt. Phối hợp với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài tỉnh, các Sở, ngành có liên quan đến từng chức danh cán bộ để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.

Với cách làm chủ động, tích cực, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hoà Bình trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS có những kết quả tích cực.

Về đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước, giai đoạn 2010-2016 chủ yếu đào

tạo về lý luận chính trị, mở các lớp bồi dưỡng theo vị trí việc làm và đào tạo sau đại học. Tổng số cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã là người DTTS được đào tạo, bồi dưỡng là 81.607 lượt người, trong đó: Trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên 3.419 lượt người, đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học 1.152 người, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức cấp phòng là 159 người, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch công chức 1.596 lượt người, bồi dưỡng theo vị trí việc làm và kỹ năng nghiệp vụ 24.775 lượt người, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ 14.133 lượt người, bồi dưỡng tập huấn khác 37.624 lượt người. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức người DTTS được đào tạo trình độ thạc sĩ, chuyên khoa I trong 5 năm là 157 người, đi đào tạo trình độ tiến sĩ, chuyên khoa II là 08 người, Tỉnh đã hỗ trợ quá trình học tập thực tế cho 165 cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS [139, tr.5-6].

Về đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài: Đã có những bước đổi mới theo

hướng chủ động, tích cực trong xây dựng được kế hoạch, đề ra các mục tiêu, yêu cầu cụ thể, lựa chọn đối tượng và tổ chức thực hiện bảo đảm đúng trình tự, thủ tục quy định. Qua 5 năm, Tỉnh đã cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài 207 cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện, trong đó người

DTTS là 60 người, chiếm tỷ lệ 29%. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài tập trung vào đào tạo ngoại ngữ, kiến thức hội nhập quốc tế, quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực, chính sách công và dịch vụ công. Đặc biệt, hai năm 2013-2014, Tỉnh phối hợp với Trường Đại học Tổng hợp Nam Luzon, Philippines tổ chức khóa đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho cán bộ, công chức của tỉnh (trong đó có 18/57 cán bộ, công chức là người DTTS, chiếm tỷ lệ 31,57%).

Đối với cán bộ, công chức cấp xã người DTTS, từ năm 2011 đến năm 2016, Tỉnh đã tổ chức bồi dưỡng 4.826 lượt người từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, đã tổ chức đào tạo trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước và bồi dưỡng tập huấn khác cho 11.314 lượt người từ nguồn kinh phí UBND tỉnh giao [139, tr.1-6].

Là tỉnh miền núi, biên giới, tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em, trình độ

phát triển của các dân tộc chưa đồng đều, đội ngũ cán bộ có sự phát triển về số lượng và chất lượng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế. Do đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều chủ trương, biện pháp, lựa chọn hình thức phù hợp để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, trong đó có đội ngũ cán bộ người DTTS. Theo đó, tỉnh chủ trương để các trường: Chính trị tỉnh, Trung cấp kinh tế - kỹ thuật, Cao đẳng Sư phạm tỉnh liên kết với một số trường đại học, mở các lớp đào tạo đại học chuyên ngành gắn với đào tạo trung cấp lý luận chính trị để đào tạo cán bộ đương chức và cán bộ dự nguồn theo địa chỉ sử dụng. Cán bộ DTTS là 1 trong 5 đối tượng được ưu tiên. Ðồng thời với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đương chức, tỉnh luôn chú trọng chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ dự nguồn, bám sát quy hoạch, nhu cầu sử dụng cán bộ, chú trọng đào tạo cán bộ. Đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở, bên cạnh đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tỉnh cũng chú ý các chương trình tập huấn nghiệp vụ công tác đảng, công tác quản lý nhà nước nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác đảng, chính quyền và tăng cường củng cố mối quan hệ gắn bó giữa các cấp trong hệ thống chính trị, giữa cán bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Tại Đảng bộ tỉnh Lai Châu, bám sát các văn bản của Nhà nước, UBND

Về quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2020. Ngoài

ra, các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển nhân lực được tỉnh chỉ đạo lồng ghép vào điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được xác định là một trong 4 chương trình trọng điểm trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XII và là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015.

Nhấn mạnh ý nghĩa của các chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ DTTS trong tình hình nhiều cán bộ DTTS có điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, bên cạnh những chính sách chung của Nhà nước, tỉnh Lai Châu đã có những hỗ trợ riêng trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt với đối tượng cán bộ DTTS. Tổng số vốn được bố trí trong giai đoạn 2011- 2015 là 473.605 triệu đồng, trong đó kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân lực là 135.160 triệu đồng; kinh phí đầu tư các cơ sở đào tạo là 326.597 triệu đồng; kinh phí khác liên quan đến công tác nâng cao chất lượng nhân sự là 11.848 triệu đồng (gồm kinh phí phát triển chương trình dạy nghề, giáo trình dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, mua sắm thiết bị dạy nghề,...) [202, tr.9].

Nhờ sự phối hợp tích cực, hiệu quả với nhiều cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Trung ương và các địa phương lân cận, sự chủ động, tích cực của các đơn vị trong tỉnh, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở Lai Châu có sự chuyến biến mạnh mẽ. Hiệu quả từ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng có ý nghĩa quan trọng, trực tiếp trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh. Trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức năm 2015 đều tăng so với năm 2011.

Tại Đảng bộ tỉnh Lào Cai, cụ thể hoá những chủ trương của Tỉnh uỷ,

HĐND tỉnh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như: Văn bản số 4269/UBND-NC ngày 04/11/2013 về việc tập trung thực hiện một số nội dung để đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định; Kế hoạch số 152/KH-UBND ngày 18/9/2014 về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đạt chuẩn, giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lào Cai;... Đồng

thời, chỉ đạo Sở Nội vụ với vai trò tham mưu phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố thường xuyên rà soát thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hằng năm để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, trình UBND tỉnh phê duyệt hằng năm, sau đó giao cho các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện.

Cũng trong giai đoạn 2010-2016, tỉnh Lào Cai tập trung các nguồn lực đào tạo cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn về văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị nhằm đạt tiêu chí 18 về xây dựng nông thôn mới. Hằng năm, việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng căn cứ vào nhu cầu, đề xuất của UBND các huyện, thành phố. Sở Nội vụ là đầu mối tổng hợp, thẩm định kế hoạch, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch, giao chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đạt chuẩn (trình độ sơ cấp, trung cấp) và kinh phí thực hiện cho UBND các huyện, thành phố để tổ chức mở lớp ngay tại các địa phương. Tỉnh còn triển khai thực hiện các Chương trình, tài liệu bồi dưỡng do Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng, ban hành, giao cho Sở Nội vụ tổ chức các lớp Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo từng chức danh cán bộ, công chức cấp xã.

Những định hướng, quy định từ các đề án, văn bản trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lào Cai có tác động trực tiếp tới hiệu quả của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của tỉnh. Ngoài ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ DTTS của tỉnh Lào Cai còn được sự định hướng và tạo điều kiện từ những đề án riêng. Tiêu biểu là Đề án Quy hoạch đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ

chuyên môn và kỹ thuật tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011-2015 với trọng tâm là

Đề án thành phần Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015.

Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2016 đạt được như sau: Đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho

1.861/2.188 lượt người. Trong đó: đào tạo cán bộ, công chức DTTS cấp xã là 853 người (sơ cấp 202 người; trung cấp 391 người; cao đẳng 60 người; đại học 200 người); viên chức DTTS cấp huyện, tỉnh: 616 người (chủ yếu viên chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, Y tế). Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho

9.360 lượt người. Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch cho 213 cán bộ, công chức DTTS. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo quản lý 173 người. Đào tạo về lý luận chính trị đạt tiêu chuẩn chức danh cho 920 người. Trong đó sơ cấp 470 người; trung cấp 340 người; cao cấp 110 người. Đào tạo tin học 916 người [172, tr.12].

Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong nhiệm kỳ 2010-2015 cũng luôn quan tâm

đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cả về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ gắn với quy hoạch cán bộ. Nhiều chính sách đã được Tỉnh ban hành, điển hình là Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND Về việc ban hành quy định chính sách thu hút, đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý; hỗ trợ đào tạo cán bộ, học sinh, sinh viên người DTTS tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2014-2016. Trong đó có những điều

chỉnh so với chính sách áp dụng từ năm 2008 (theo Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Yên Bái Về chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái). Theo đó, cán bộ là DTTS của tỉnh được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, đào tạo chuyên môn về y tế hoặc các loại hình đào tạo khác được hỗ trợ thêm một lần bằng 5% mức hỗ trợ đào tạo tương ứng so với những mức hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng cán bộ, công chức,

viên chức khác (từ nguồn kinh phí của địa phương). Cụ thể:

Trong lĩnh vực y tế: Tiến sĩ, chuyên khoa II: 140 triệu đồng/người. Thạc

sĩ, chuyên khoa I: 85 triệu đồng/người. Chuyên khoa định hướng (sơ bộ); kỹ thuật y học chuyên sâu, chuyển giao gói kỹ thuật, đào tạo lại thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên được hỗ trợ 100% học phí (hoặc chi phí đào tạo) theo mức thu của cơ sở đào tạo và được hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại bằng 1,5 triệu đồng/người/tháng học trong thời gian đào tạo thực tế theo quy định. Bác sỹ theo hợp đồng hệ chính quy liên kết theo địa chỉ sử dụng được hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo theo hợp đồng với cơ sở đào tạo (không gồm học phí) trong thời gian đào tạo thực tế theo quy định.

Ngoài ra, nếu về công tác từ 05 năm trở lên tại các cơ quan y tế nhà nước thuộc huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải hoặc công tác trong các chuyên

khoa Lao, Phong, Tâm thần, Ung bướu, Pháp y, Truyền nhiễm tuyến tỉnh, tuyến huyện, các đối tượng sẽ được hỗ trợ thêm 70 triệu đồng/người.

Các lĩnh vực khác: Mức hỗ trợ một lần đối với tiến sĩ: 100 triệu

đồng/người; thạc sĩ: 70 triệu đồng/người.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 96 - 104)