CHỦ TRƯƠNG CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 50 - 57)

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ

Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ nói chung, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS nói riêng, trong giai đoạn 2006-2010 các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã có những chủ trương cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ DTTS, đáp ứng những yêu cầu mới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

Tại Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XIV (12-2005) nêu rõ: bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức nhà nước, cán bộ cơ sở; phấn đấu đến năm 2010, mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 4 cán bộ chuyên trách có trình độ đại học về các lĩnh vực chuyên môn, các cán bộ chuyên trách còn lại phải có trình độ trung học… 100% cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ từ trung học trở lên [6, tr.70-71]; thực hiện tốt công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và luân chuyển cán bộ. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở [6, tr.79-80].

Quán triệt quan điểm Đại hội Đảng bộ tỉnh, ngày 26-3-2007, Tỉnh ủy Hòa Bình ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU Về công tác tổ chức, cán bộ đến

năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh: Tăng cường đào

tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở cả về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và tiếng dân tộc... đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với quy hoạch và sử dụng cán bộ. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, các trường phổ thông dân tộc nội trú để tạo nguồn cán bộ DTTS. Từng bước xã hội hoá việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, gắn trách nhiệm của cơ quan cử cán bộ đi học và cán bộ được đi học. Phấn đấu đến năm 2010: 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ học vấn THPT, được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ, trong đó 90% cán bộ có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên và 70% cán bộ có trình độ trung cấp chuyên môn nghiệp vụ trở lên. Phấn đấu mỗi xã có ít nhất 4 cán bộ, công chức có trình độ đại học [164, tr.6].

Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, một trong những nội dung quan trọng được Tỉnh uỷ Hoà Bình nhấn mạnh là quán triệt và thực hiện tốt hai Nghị quyết của Bộ Chính trị khoá IX là Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25-01-2002 Về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý và Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30-11-2004 Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh

đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để

các Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo cụ thể hoá Nghị quyết thành kế hoạch, chương trình công tác, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong thực hiện: Ngày 05-4-2006, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Kế hoạch số 04-KH/TU Về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ

Chính trị. Ngày 26-3-2007, Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU Về

công tác tổ chức cán bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Ngày

22-8-2007, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Công văn số 177-CV/TU Về việc xác nhận quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh. Ngày 12-11-2009, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Công văn

số 483-CV/TU Về việc xác nhận kết quả rà soát bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với các đơn vị.

Chủ trương chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS không chỉ được đề cập trực tiếp trong những văn kiện chung về xây dựng đội ngũ cán bộ mà còn được đề cập gián tiếp trong nhiều văn kiện khác của Tỉnh uỷ Hoà Bình. Tiêu biểu như: Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 12-8-2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) về Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, về công tác dân tộc, công tác tôn giáo;

Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 31-10-2008 của Tỉnh uỷ Về thực

hiện Nghị quyết số 27 NQ/TW, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;...

Tại Đảng bộ tỉnh Sơn La, trên cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm của

Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, kế thừa những kết quả về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS trong giai đoạn trước, trong những năm 2005-2010, Đảng bộ tỉnh Sơn La tiếp tục đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo đẩy mạnh

xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Sơn La về xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS được thể hiện lồng ghép trong chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh nói chung, trong đó có những ưu tiên. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XII, nhiệm kỳ 2005-2010 xác định:

Đổi mới đồng bộ các khâu tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ. Thực hiện kế hoạch, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảm bảo hợp lý về cơ cấu, quan tâm đào tạo và sử dụng cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS, cán bộ khoa học - công nghệ, cán bộ ở cơ sở [8, tr.46].

Trên cơ sở chủ trương này, Đảng bộ cũng đặt ra mục tiêu nâng cao tỷ lệ cán bộ DTTS trong cơ cấu Ban Chấp hành Đảng bộ và Ban Thường vụ Đảng bộ tỉnh khóa XII.

Tại Đảng bộ tỉnh Điện Biên, với đặc thù có hơn 80% dân số là người

DTTS, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ DTTS là bộ phận cấu thành quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XI, nhiệm kỳ 2005- 2010, nhấn mạnh quan điểm: “không ngừng đổi mới tư duy, xây dựng phong cách lãnh đạo của các cấp ủy đảng, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ tỉnh đến cơ sở về phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ lý luận chính trị” [10, tr.76]. Với định hướng đó, trong các nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ DTTS nói riêng, Tỉnh ủy Điện Biên chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng. Mục tiêu nhằm từng bước nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ DTTS, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trước thực trạng đội ngũ cán bộ ở cấp cơ sở còn nhiều bất cập, đối tượng cán bộ DTTS tại các thôn, bản, xã, thị trấn là đối tượng được tỉnh ưu tiên tổ chức tham gia nhiều lớp bồi dưỡng, đào tạo.

Tại Đảng bộ tỉnh Lai Châu, xuất phát từ thực trạng chất lượng đội ngũ

cán bộ DTTS của tỉnh, đồng thời quán triệt chủ trương của Đảng về công tác cán bộ, Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XI (nhiệm kỳ 2005-2010) tiếp

tục đẩy mạnh thực hiện công tác cán bộ nói chung, trong đó có chú ý đội ngũ cán bộ DTTS trong giai đoạn mới, với quan điểm chỉ đạo: “Coi trọng công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức. Thực hiện đào tạo cán bộ gắn với sử dụng, luân chuyển; quan tâm đào tạo bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người DTTS” [12, tr.45].

Một trong những trọng tâm công tác mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra là chương trình đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, trong đó luôn đặc biệt chú ý đối tượng người DTTS ở cấp xã, phường. Cụ thể hóa định hướng này, ngày 01-11-2006, Tỉnh ủy Lai Châu ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU Về việc đẩy mạnh công tác đào tạo -

bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2006-2010. Nghị quyết nêu lên toàn diện những

nội dung về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó luôn lưu ý đối tượng cán bộ DTTS. Mục tiêu được xác định:

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức theo tiêu chuẩn của ngạch công chức, viên chức theo quy định của Nhà nước nhằm từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ quản lý, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công việc được giao [170, tr.8].

Về nội dung đào tạo, bồi dưỡng, Nghị quyết xác định:

Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quy định của các ngạch, bậc công chức, viên chức.

Đào tạo, bồi dưỡng văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn và cán bộ dự nguồn [167, tr.10].

Tại Đảng bộ tỉnh Lào Cai, trong công tác cán bộ, Đại hội Đảng bộ tỉnh

Lào Cai lần thứ XIII (tháng 12-2005) khẳng định cần tiếp tục đổi mới công tác cán bộ. Văn kiện Đại hội xác định:

Đặc biệt coi trọng công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành

mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ lý luận chính trị; có khả năng tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, có uy tín với nhân dân. Nâng cao tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý là DTTS, cán bộ nữ, cán bộ trẻ trong hệ thống chính trị các cấp. Làm rõ trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm cá nhân, nhất là chế độ trách nhiệm của người đứng đầu khi cấp dưới và trên địa bàn thuộc phạm vị quản lý xảy ra vụ việc sai phạm nghiêm trọng [14, tr.26].

Trên cơ sở đó, Đảng bộ tỉnh nêu phương hướng trong xây dựng đội ngũ cán bộ trong toàn tỉnh, trong đó có đội ngũ cán bộ DTTS:

Tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ; trong công tác quy hoạch phải theo hướng “động” và “mở’, khắc phục cơ bản tình trạng bị động, đẩy mạnh dân chủ hóa, công khai hóa trong công tác cán bộ. Thực hiện tốt cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, lấy phiếu tín nhiệm, quản lý, giám sát cán bộ sau bầu cử, bổ nhiệm. Tiếp tục đổi mới, triển khai đồng bộ, có hệ thống các khâu: Đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng, xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ. Thường xuyên thực hiện công tác luân chuyển, tăng cường cán bộ đi huyện, xã. Nhận xét, đánh giá cán bộ hằng năm phải căn cứ vào hiệu quả công tác, khả năng đoàn kết, quy tụ, phát huy sức mạnh của tập thể, tạo ra sự tiến bộ và kết quả cụ thể trong ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị mình phụ trách. Thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ và tiêu chuẩn hóa các chức danh lãnh đạo, quản lý trên cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời, coi trọng đúng mức năng lực thực tế [14, tr.30-31]. Đại hội cũng nhấn mạnh cần “Quan tâm phát hiện và bồi dưỡng những học sinh, sinh viên học giỏi là DTTS” [14, tr.28].

Tại Đảng bộ tỉnh Yên Bái, trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đảng về

xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS; kế thừa những kết quả về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS từ các năm trước, tại Đại hội đại biểu lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2005-2010), Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS lồng ghép trong những chủ trương

chung về xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh, đồng thời có một số quy định riêng. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI xác định: Đổi mới đồng bộ các khâu tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ. Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảm bảo hợp lý về cơ cấu, quan tâm đào tạo và sử dụng cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ DTTS, cán bộ khoa học - công nghệ, cán bộ ở cơ sở [16, tr.74].

Từ kinh nghiệm trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS giai đoạn 2001-2005 là “không ngừng đổi mới tư duy, xây dựng phong cách lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ tỉnh đến cơ sở về phẩm chất chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ lý luận chính trị” [11, tr.56], Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI đã đề ra nhiệm vụ trong công tác cán bộ nhiệm kỳ 2005-2010 là: “Thực hiện đúng chính sách đối với cán bộ; khuyến khích, thu hút nhân tài, cán bộ giỏi về công tác tại địa phương, quan tâm đến công tác cán bộ DTTS” [16, tr.89].

Quán triệt định hướng chung được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2005-2010) nêu ra, ngày 12-9-2006, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU Về chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số. Nghị quyết nêu lên một số chính sách cơ bản trong

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS, bao gồm: cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ nguồn quy hoạch là DTTS ở tất cả các cấp, các ngành, huyện, thị xã, thành phố và cán bộ xã; Các chuyên gia đầu ngành, cán bộ quản lý đang công tác tại các cơ quan đơn vị trong tỉnh. Theo đó, cán bộ DTTS khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngoài việc được hưởng hỗ trợ chính sách theo quy định của Nhà nước còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp ưu đãi trong thời gian đi học, cụ thể: Bồi dưỡng ngắn hạn hưởng mức: 150.000đ/tháng. Đào tạo đại học cử tuyển: 300.000đ/tháng. Chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, Thạc sỹ, Tiến sỹ: 450.000đ/tháng [21; tr.5].

Như vậy, trong giai đoạn 2006-2010, bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, các chính sách của Nhà nước, đồng thời xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu thực tiễn của địa phương, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã nêu lên chủ trương, chính sách về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Dù có một số nét riêng, nhưng về cơ bản, chủ trương, chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh Tây Bắc thống nhất ở một số điểm:

Một là, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đều nhấn mạnh vai trò, vị trí

của đội ngũ cán bộ DTTS và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Hai là, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã nêu lên một số phương

hướng trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Cụ thể:

Chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ hiện có với thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng mới đội ngũ cán bộ DTTS về số lượng và nâng cao chất

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)