Thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 69 - 91)

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã quán triệt và vận dụng trong điều kiện đặc thù của địa phương. Nhận thức đảm bảo chế độ chính sách cho đối với cán bộ được cử đi học là điều rất quan trọng để cán bộ có thể yên tâm học tập, công tác, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc dù điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng vẫn cố gắng đảm bảo chính sách đối với cán bộ được cử đi học kịp thời, hướng tới sự công bằng, bình đẳng, bảo đảm về lợi ích vật chất, tinh thần cho các đối tượng được cử đi đào tạo.

Tại Đảng bộ tỉnh Hoà Bình, ngoài các chính sách chung của Nhà nước

áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cả nước, HĐND tỉnh còn ban hành Nghị quyết số 35/2005/NQ-HĐND ngày 22-7-2005 Về việc ban hành quy định một số chính sách khuyến khích cán bộ, công chức học tập và thu hút, tiếp nhận, sử dụng người có trình độ về công tác tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006-2016. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ban hành Quyết định số

55/2005/QĐ-UBND ngày 15-12-2005 Quy định về một số chính sách đối với

việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng, tiếp nhận, sử dụng sinh viên và những người có trình độ về công tác tại tỉnh. Theo đó, đối

với cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS được hỗ trợ trong quá trình học tập thực tế: Đối với nam 350.000đ/người/tháng; nữ 400.000đ/người/tháng ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,1-0,2 và nam 400.000đ/người/tháng; nữ 450.000đ/người/tháng ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,3 trở lên.

Tại Đảng bộ tỉnh Sơn La, bên cạnh những định mức chung của Nhà

nước, đội ngũ cán bộ DTTS còn được bổ sung những mức hỗ trợ của tỉnh. Những ưu đãi trong tuyển dụng, thu hút; những hỗ trợ kinh phí trong các hoạt

động đào tạo, bồi dưỡng, các hoạt động công tác phí;... được chi trả ở định mức cao hơn so với đội ngũ cán bộ nói chung.

Tại Đảng bộ tỉnh Điện Biên, vận dụng những chính sách ưu tiên của

Đảng và Nhà nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên đã quan tâm chỉ đạo trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. UBND tỉnh đã ban hành các quy định hỗ trợ đối với cán bộ thiểu số đi đào tạo nâng cao trình độ, hỗ trợ cán bộ xã, cán bộ dự nguồn, con em là người DTTS đi học các lớp tại chức chuyên môn tại tỉnh. Nhiều cơ quan, đơn vị đã sử dụng tiết kiệm chi thường xuyên để hỗ trợ cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ DTTS đi học và đi nghiên cứu thực tế. Tỉnh Điện Biên cũng đã quan tâm tới việc mở hệ thống các trường Phổ thông dân tộc nội trú tại các huyện và tại Trung tâm tỉnh, đảm bảo chính sách ưu tiên tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ngay từ nhà trường; quan tâm tới chỉ tiêu cử tuyển vào các trường chuyên nghiệp cho học sinh đã tốt nghiệp phổ thông.

Về chế độ, chính sách đối với cán bộ DTTS đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, lý luận chính trị ở Trung ương và tại tỉnh: Đối với các lớp hệ đào tạo tại chức tại tỉnh: Cán bộ được hỗ trợ các chi phí tàu xe đi lại (đối với

học viên ở xa), tiền mua tài liệu bao cấp chỗ ở, tiền đi thực tế theo mức quy định chi tiêu nội bộ, mỗi cơ quan, đơn vị. Đối với các lớp đào tạo hệ tập trung tại Trung ương: cán bộ được hưởng trợ cấp theo hướng dẫn số

38HD/BTCTW ngày 30-3-2005 của Ban Tổ chức Trung ương. Cùng với đó các học viên còn được hỗ trợ các chi phí tiền tàu xe đi lại, tiền mua tài liệu, tiền đi thực tế theo mức quy định chi tiêu nội bộ của mỗi cơ quan, đơn vị. Ngoài ra, tỉnh cũng có chính sách thu hút cán bộ có trình độ học vấn, cán bộ người địa phương, cán bộ người DTTS về địa phương công tác.

Tại Đảng bộ tỉnh Lai Châu, cụ thể hoá chủ trương của Đảng bộ tỉnh,

ngày 09-12-2008, UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 29/2008/QĐ- UBND Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của quy định ban hành kèm

theo Quyết định số 42/2004/QĐ-UB ngày 30-7-2004 của UBND tỉnh Lai Châu. Sự điều chỉnh về mức hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đều tăng do với thời

điểm trước 2008 nhằm phù hợp với điều kiện thực tiễn và khuyến khích đội ngũ cán bộ DTTS. Đối với đội ngũ cán bộ DTTS, bên cạnh định mức hỗ trợ giống như các đối tượng cán bộ nói chung, do tính đặc thù nên đội ngũ cán bộ

đạo thực hiện tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, góp phần vào sự phát triển bền vững của mỗi tỉnh nói riêng, của vùng Tây Bắc nói chung.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 69 - 91)