Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 104 - 108)

Tại tỉnh Hoà Bình, ngày 04-6-2012, UBND tỉnh Hoà Bình ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND Về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Trong đó nhấn mạnh giải

pháp phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi; đề xuất chính sách ưu đãi việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ là người DTTS ở các ngành, các địa phương; xây dựng quy chế quản lý sinh viên cử tuyển sau khi tốt nghiệp trở về phục vụ tại địa phương [193, tr.3].

Trên cơ sở định hướng chung của tỉnh, UBND tỉnh Hòa Bình qua từng năm đều ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch tuyển dụng công chức, viên chức. Trong đó, đồng bào DTTS là một trong những đối tượng được ưu tiên, với mức điểm cộng là 10 điểm tại vòng thi thứ 2.

Tại Điện Biên, ngày 22-7-2012, HĐND tỉnh ban bành Nghị quyết số

295/2012/NQ-HĐND “Nghị quyết Ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ, công

chức, viên chức đi học và chính sách thu hút những người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh Điện Biên”. Quyết định này mặc dù không đưa ra ưu tiên

riêng với đội ngũ cán bộ DTTS, tuy nhiên những chế độ cũng có ý nghĩa khuyến khích đồng bào DTTS có thể trở về địa phương công tác. Cụ thể, với cam kết phục vụ công tác ít nhất 10 năm, thì được hưởng chế độ thu hút của tỉnh như sau: Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, dược sĩ chuyên khoa cấp I và tương đương: Mức thu hút bằng 40 lần mức lương tối thiểu/người. Bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II và tương đương: Mức thu hút bằng 50 lần mức lương tối thiểu/người. Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ nội trú trở lên: Mức thu hút bằng 60 lần mức lương tối thiểu/người [95, tr.2].

Tại tỉnh Lai Châu, ngày 28-8-2013, UBND tỉnh Lai Châu ban hành

Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND Về việc ban hành quy chế tuyển dụng công

chức xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Lai Châu. Theo đó, việc tuyển dụng công

Trong khâu tuyển dụng, với những chính sách ưu tiên nên số lượng công chức, viên chức DTTS được tuyển dụng vào các cơ quan trong hệ thống chính trị ở Lai Châu luôn duy trì mức tăng ổn định từ 543 người (năm 2009) lên 678 người (năm 2010), 631 người (năm 2011) và 769 người (năm 2012). Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng công chức, viên chức được tuyển dụng còn thấp. Trong tổng số 2.621 công chức, viên chức DTTS được tuyển dụng từ năm 2009-2012 thì số có trình độ trung cấp lên tới 2.011 người (chiếm 76,7%). Trong khi đó, số có trình độ cao đẳng và đại học là 606 người (chiếm 23,1%. Số có trình độ nghề được tuyển dụng trong 4 năm chỉ là 4 người (trong đó có hai năm 2011 và 2012 không tuyển dụng được ai), chiếm 0,2% [200, tr.6].

Do trình độ của đội ngũ công chức, viên chức được tuyển dụng còn hạn chế, nên phần lớn sau khi tuyển dụng được bố trí việc làm trong ngạch cán sự và tương đương với tổng số 2.011 người trong giai đoạn 2009-2012, chiếm 76,7%. Số lượng được bố trí vào ngạch chuyên viên và tương đương đang có xu hướng tăng, nhưng tỷ lệ vẫn còn thấp với 606 người trong giai đoạn 2009- 2012, chiếm 23,1%.

Tại tỉnh Lào Cai, ngày 07-7-2014, HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết

số 23/2014/NQ-HĐND Về chính sách ưu tiên tuyển dụng DTTS vào các cơ

quan Đảng, cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2014-2015. Trên cơ sở định hướng này, ngày 11-8-2014,

UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định Về ưu tiên tuyển dụng DTTS vào các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014-2016. Theo đó:

Đối tượng được hưởng chính sách (được quy định tại Điều 1):

Dân tộc thiểu số được UBND tỉnh cử đi đào tạo theo chế độ cử tuyển, đã tốt nghiệp đại học;

Dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường, thị trấn của tỉnh Lào Cai từ 05 năm trở lên (tính đến thời điểm bắt đầu đi học đại học), đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy tại các trường công lập.

Về nguyên tắc thực hiện (được quy định tại Điều 2):

1. Ưu tiên tuyển dụng DTTS để nâng cao tỷ lệ DTTS trong các cơ quan, đơn vị, nhưng vẫn phải đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

2. Đảm bảo tính phù hợp giữa đặc thù của địa phương với chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước.

3. Khi thực hiện chính sách ưu tiên tuyển dụng DTTS phải đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, đúng đối tượng.

4. Các cơ quan, đơn vị chỉ thực hiện tuyển dụng theo các quy định hiện hành khác sau khi đã thực hiện chính sách này [204, tr.2].

Về các chính sách ưu tiên tuyển dụng DTTS làm công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện và công chức cấp xã (được quy định tại Điều 3). Theo đó,

vị trí xét tuyển của các thí sinh đều phải phù hợp với trình độ và chuyên ngành đào tạo. Có 3 trường hợp ưu tiên xét tuyển được Quy định: (1) DTTS được UBND tỉnh cử đi học đại học theo chế độ cử tuyển vào cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân sau khi tốt nghiệp đăng ký dự tuyển vào các vị trí công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện và công chức cấp xã; (2) DTTS của tỉnh Lào Cai tốt nghiệp đại học loại khá trở lên hệ chính quy tại các trường đại học công lập đăng ký dự tuyển vào các vị trí công chức cấp tỉnh, cấp huyện; (3) DTTS của tỉnh Lào Cai tốt nghiệp đại học hệ chính quy tại các trường công lập đăng ký dự tuyển viên chức cấp tỉnh, cấp huyện hoặc dự tuyển vào các chức danh công chức cấp xã.

Ngoài ưu tiên xét tuyển với 3 đối tượng trên, Quyết định cũng có những ưu tiên khác với các đối tượng DTTS: (i) ưu tiên cộng 20 điểm vào tổng điểm

xét tuyển hoặc thi tuyển (đối với DTTS của tỉnh Lào Cai khi dự tuyển công

chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện và công chức cấp xã); (ii) được miễn thi

môn ngoại ngữ (đối với DTTS của tỉnh Lào Cai tốt nghiệp đại học hệ chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quy tại các trường công lập dự thi tuyển vào công chức cấp huyện).

Tại tỉnh Yên Bái, công tác tuyển dụng cán bộ DTTS của Tỉnh uỷ Yên Bái được thực hiện kết hợp giữa chỉ tiêu biên chế và yêu cầu công việc, vị trí việc làm, chú trọng đến năng lực, phẩm chất, đạo đức. Ngày 27-01-2014, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 149/QĐ-UBND Quyết định ban hành kế

hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Yên Bái năm 2014. Một trong

những mục tiêu của Đề án hướng tới là “Tiếp tục triển khai việc xác định vị trí việc làm, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm, đảm đương và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao”. Liên quan tới công tác tuyển dụng cán bộ nói chung, trong đó có cán bộ DTTS, Đề án nêu lên một số nội dung sau:

Đổi mới tuyển chọn lãnh đạo cấp sở, cấp phòng theo hướng chú trọng nguyên tắc thực tài, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đổi mới phương thức và nội dung lấy phiếu tín nhiệm.

Thực hiện Quy định chế độ tiến cử và chính sách thu hút, phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ.

Ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương thức thi tuyển và thi nâng ngạch công chức để đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng, chất lượng, thực tài [208, tr.2].

Tiếp đó, trong Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND Về việc ban hành quy

định chính sách thu hút, đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý; hỗ trợ đào tạo cán bộ, học sinh, sinh viên người DTTS tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2014- 2016, UBND tỉnh Yên Bái đã nêu lên những chính sách thu hút cán bộ có

trình độ đại học, sau đại học đối với người DTTS. Theo đó, người DTTS có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Yên Bái được xét tuyển đặc cách vào các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Yên Bái; được hưởng chính sách thu hút đối với thạc sĩ, tiến sĩ.

Với định hướng này, UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ vào các quy định của Luật Công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành các bộ, ngành và của tỉnh thực hiện theo đúng quy định qua đó, triển khai kịp thời, chính xác, khách quan, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ, chính sách Nhà nước, công tác thi tuyển, xét tuyển, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh theo đúng các quy định của Nhà nước; phù hợp với đặc điểm của các ngành địa phương, từ đó góp

phần nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện. Để ưu tiên hơn cho cán bộ DTTS, tỉnh đã có quy định trong tuyển dụng công chức, viên chức. Cụ thể, đối với khi thi tuyển hoặc xét tuyển công chức được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 104 - 108)