CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN
1.1.4. Khái niệm Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysic)
Mặc dù tên gọi PTDN đã được thống nhất để gọi tên một hướng nghiên cứu mới song cách hiểu “thế nào là PTDN” vẫn còn là vấn đề đối với chính các nhà nghiên cứu.
Định nghĩa sớm nhất và chung nhất về PTDN có thể kể đến Stubbs (1983) trong quyển “Phân tích diễn ngôn”. Theo ông, “Thuật ngữ PTDN rất
là mơ hồ. Tôi sẽ sử dụng nó trong sách này chủ yếu để chỉ sự phân tích ngôn
ngữ học đối với diễn ngôn nói hoặc viết có nối kết, xuất hiện tự nhiên. Nói đại
bên trên câu hoặc bên trên mệnh để (cú) và do đó cố gắng nghiên cứu những
đơn vị ngôn ngữ rộng lớn hơn, loại như những trao đổi trong hội thoại hay
những văn bản viết. Theo đó, PTDN cũng liên quan đến ngôn ngữ được sử
dụng trong các ngữ cảnh xã hội và phần nào liên quan đến sự tương tác hay
đối thoại giữa những người nói” (Dẫn theo [1, tr.160]).
Bàn về “PTDN”, Brown và Yule (1983) cho rằng: “PTDN nhất thiết phải
phân tích ngôn ngữ đang sử dụng. Như thế nó không thể bị giới hạn trong
việc chỉ miêu tả các hình thức ngôn ngữđộc lập với mục đích hay chức năng
mà các mục đích này được tạo ra các quan hệ giữa người với nhau. Trong khi
một số nhà ngôn ngữ học có thể chỉ tập trung vào việc xác định các tính chất
hình thức của một ngôn ngữ thì nhà PTDN lại khảo sát việc ngôn ngữ đó
được dùng để làm gì”. [26, tr.28].
Có thể thấy trong quan điểm của các tác giả kể trên, PTDN được hiểu là một khuynh hướng, một cách tiếp cận các tài liệu ngôn ngữ.
Khi nghiên cứu về PTDN, tác giả Diệp Quang Ban đưa ra định nghĩa khái quát: “Trong cách hiểu ngắn gọn nhất (không phải dễ hiểu nhất), PTDN là một cách tiếp cận phương pháp luận đối với việc phân tích ngôn ngữ bên trên bậc câu, gồm các tiêu chuẩn như tính kết nối, hiện tượng hồi chiếu
(anaphora), v,v… Hiểu một cách cụ thể hơn thì “PTDN là đường hướng tiếp
cận tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn/văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực mà nội dung hết sức phong phú đa dạng (gồm các hiện tượng thuộc thể loại và phong cách chức năng, phong cách cá nhân, cho đến các hiện tượng xã hội, văn hóa, dân tộc)” [1, tr.158]; Nếu như ngữ pháp văn bản chuyên nghiên cứu văn bản một cách biệt lập, hoàn toàn tách rời khỏi ngữ cảnh thì phân tích diễn ngôn nhằm làm nổi bật mối quan hệ chặt chẽ giữa kết cấu ngôn từ bên trong văn bản với
những yếu tố ngoài văn bản (hay còn gọi là ngôn vực). Các yếu tố này bao gồm trường (field) (hoàn cảnh bao quanh diễn ngôn), thức (mode) (vai trò của ngôn ngữ trong tình huống), không khí chung (tennor) (các vai xã hội trong giao tiếp).
Theo cách hiểu này, PTDN được đề cập đến như là một phương pháp nghiên cứu, không bàn đến tư cách một “lí thuyết” của nó.
Như vậy, với đối tượng là ngôn ngữ hoạt động trong hoàn cảnh xã hội – văn hóa, PTDN đòi hỏi phải có hệ thống phương pháp và thủ pháp thích hợp để có thể làm rõ được tính đa dạng, tính phong phú của việc sử dụng ngôn ngữ. PTDN vì thế là một tập hợp các đường hướng và phương pháp phân tích khác nhau. Mỗi đường hướng PTDN đều được xây dựng trên những cơ sở phương pháp luận khác nhau trong việc xử lí một số vấn đề hay một số hiện tượng cụ thể, hay xác lập những khung lí thuyết nào đó, do vậy sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến những tiền đề, khái niệm, và phương pháp PTDN được sử dụng. Vì thế, quá trình PTDN đòi hỏi phải linh hoạt về phương pháp, thủ pháp để có thể làm rõ tính đa dạng, phong phú của việc sử dụng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp xã hội trên những cứ liệu ngôn ngữ cụ thể.