Câu xét theo mục đích giao tiếp

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ ký hoàng phủ ngọc tường từ góc nhìn phân tích diễn ngôn (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2.1.Câu xét theo mục đích giao tiếp

2.2. CÚ PHÁP TRONG KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

2.2.1.Câu xét theo mục đích giao tiếp

Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên, câu xét theo mục đích giao tiếp được phân thành bốn loại: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh – cầu khiến, câu cảm thán.

Qua khảo sát, chúng tôi tạm thời đưa ra kết quả thể hiện sự có mặt của câu xét theo mục đích giao tiếp trong 10 tác phẩm ký HPNT như sau:

Bng 2.2: Đặc đim câu theo mc đích giao tiếp trong mt s tác phm ký Hoàng Ph Ngc Tường

Mô hình câu Số lần xuất hiện Tỉ lệ %

Câu trần thuật 1428 91,5 %

Câu nghi vấn 68 4,36 %

Câu cầu khiến 43 2,77%

Câu cảm thán 21 1,35 %

Kết quả khảo sát cho thấy:

- Trong ký HPNT, câu trần thuật xuất hiện với tần số lớn (gồm 1428/1560 câu, chiếm 91,5%). Câu trần thuật được dùng với nhiều mục đích khác nhau: kể lại sự việc, miêu tả về sự vật, hiện tượng, thể hiện những nhận định, đánh giá về các sự vật, hiện tượng; diễn đạt mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng hay những suy tưởng, triết lí của nhà văn, ... Ví dụ:

+ Câu trần thuật kể lại sự việc: “Hi đó, năm 1972, tôi đi chiến trường

Qung Tr. Lúc này đang thi kì phn kích Thành C, pháo hm đội 7 và

phn lc M c nhè con đường này mà giã, như mun chế biến đường 9

thành món hamburger ca Mùa Hè Đỏ La.” (Ngn núi o nh)

+ Câu trần thuật miêu tả về sự vật, hiện tượng, con người: “Đó là mt

khu thành hình ch thp, ngonh mt ra sông Hương phía Nam dài – rng

khong hai cây s vuông, có bn ca chính, vi mt h thng nhng con kênh

vây bc bn phía sát chân thành, toàn b làng Thành Trung nm nguyên vn

trong khung thành y.” (Ai đã đặt tên cho dòng sông)

+ Câu trần thuật kết hợp kể và tả: “Lp hc Cn Hến bt đầu nhn

nhp vào giờấy. Căn nhà dùng làm phòng hc vn là mt cái am lên đồng xây

d dang và b hoang t lâu, dng dưới mt cái cây bồ đề có tán lá sum suê

đổ xung gn mt sông, trng vách bn phía, mái tôn lp tm cứ đầm ràn

rt trong gió.” (Rt nhiu ánh la)

+ Câu trần thuật thể hiện những nhận định, đánh giá: “Như mt bit l

ca lch s, Nguyn Trãi luôn luôn chn đúng hướng, chính là nhờở sc nhy

ca cái nhìn, “ai ai đều có hai con mt”; cht gang thép ca đôi bàn chân

đường đi sá lánh chông gai” và sc mnh ca mt lương tri linh mn

ging như kim ch nam luôn luôn định hướng v phía lý tưởng Nhân dân, điu

mà Phan Phu Tiên đã ngi ca ông là “biết trước thi đại mình” (sinh nhi

+ Câu trần thuật thể hiện cảm xúc của tác giả: “Tôi cm thy cái nhìn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ca thng bé như mt li trách móc lng lẽ đối vi tôi, và ý nghĩ ấy làm cho

tôi se lòng”. (Rt nhiu ánh la)

Sự xuất hiện với tần số dày đặc, thể hiện nhiều nội dung khác nhau của câu trần thuật trong ký HPNT tạo nên những giá trị riêng của việc sử dụng câu theo mục đích giao tiếp. Câu trần thuật được dùng để xác nhận về sự tồn tại của sự vật hay các đặc trưng, hoạt động, trạng thái của sự vật vừa phản ánh đúng đặc trưng ghi chép linh hoạt về mọi vấn đề trong đời sống xã hội của thể ký. Một mặt, để chuyển tải những nội dung thông tin “mắt thấy tai nghe” đến với người đọc, tác giả sử dụng câu trần thuật để kể, miêu tả, và thể hiện quan điểm cũng nói lên thái độ khách quan của mình trước những vấn đề.

- Không giống như cầu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán xuất hiện với tần số rất thấp trong ký HPNT. Trong số 1560 câu đã khảo sát, câu nghi vấn chỉ chiếm số lượng 68 câu với tỉ lệ 4,36%, câu cầu khiến chiếm số lượng 43 câu với tỉ lệ 2,77%, câu cảm thán chiếm số lượng 21 câu với tỉ lệ 1,35%. Dù xuất hiện không nhiều, song sự có mặt của các kiểu câu trong những trường hợp cụ thể đã phát huy được những giá trị, ý nghĩa của nó.

Hình thức xuất hiện của câu nghi vấn thường là cách tác giả dùng câu hỏi thể hiện sự băn khoăn về vấn đề, gây sự tò mò cho người đọc. Ví dụ như:

Vua Chăm Chế Mân đã đổi hai châu Ô – Lý để cưới cho được người đẹp

Thiên Kim ca Đại Vit mang v cung Chiêm. Thế nhưng ti sao cái đám

cưới m mang b cõi y li b tr ngi t phía nhà Trn, dùng dng kéo mãi

5 năm (1301-1306)?” (Rượu Hng Đào chưa nhm đã say). Cách dùng câu

hỏi gây sự tò mò thể hiện sự khéo léo trong cách lập luận của tác giả. Câu hỏi được đặt lên đầu đoạn văn là một hình thức dẫn dắt người đọc đến với những nội dung kế tiếp một cách hấp dẫn và thuyết phục.

Câu nghi vấn còn xuất hiện dưới hình thức tác giả đặt câu hỏi tự vấn. Ví dụ như: “Hóa ra tôi ch nói chuyn v tui thiếu nhi thôi sao?” (Nhng cun

sách tôi đã đọc hi còn bé). Hay dùng câu nghi vấn để diễn đạt cảm xúc trữ

tình, như: “(…) Tht l, ngn núi này hn là có thích thú gì riêng, mi khi

chng kiến cuc hi ng ca hai gã phù phiếm trên đời là tôi và mây. Mây, ,

mây ca ba mươi năm, mi li v tìm ta?” (Ngn núi o nh). Dưới hình thức

những câu hỏi tư từ, những suy nghĩ và cảm xúc của tác giả như có cách thể hiện mới. Tác giả không trực tiếp khẳng định những suy nghĩ, cảm xúc của mình mà thông qua những câu hỏi, người đọc có thể tự cảm nhận và liên tưởng. Như vậy, những câu nghi vấn xuất hiện trong trường hợp này còn có ý nghĩa tạo nên hiệu ứng giao tiếp: người đọc có thể đồng cảm với những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả.

Ngoài ra, chiếm một nửa tỉ lệ câu nghi vấn trong ký HPNT, đó là câu nghi vấn xuất hiện trong lời nhân vật. Ví dụ như: “- Anh lôi từ đâu ra cái

chuyn hn ám đó?”(Ngn núi o nh)”; Hay: “- Ông Thi à? Đâu?” (Rt

nhin ánh la), …

Giống với bộ phận câu nghi vấn này là một số lượng các câu cầu khiến và câu cảm thán. Chiếm phần lớn tỉ lệ câu cầu khiến và câu cảm thán có mặt trong ký HPNT là các câu thuộc về lời nhân vật.Ví dụ:

Câu cầu khiến: “Triết hc ca anh bun quá! Hay là anh cùng vi em

nghiên cu v hoa đi cho vui, nghe anh.” (Ngn núi o nh); Hay:

“H…nghèo mà không biết lo. Bt ngủ đi ch. Ng mãi ri li ngu như bò.

Xung nhà chơi ra mt đi. Nhanh lên!” (Rt nhiu ánh la)

Câu cảm thán: “Ngn khoai bu tt d, bên ch mua không ra. Chà, ai

đời…ti nghip chú Thi” (Rt nhiu ánh la); Hay: “ (…). Thế li còn ni vòng tay ln na, tri !” (Ngn núi o nh)

Những câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán xuất hiện trong lời nhân có giá trị về nghệ thuật văn chương (chúng tôi không bàn đến ở đây).

Ngoài ra, trong ký HPNT, còn có những câu cầu khiến được tác giả sử dụng với mục đích bày tỏ quan điểm, thể hiện sự khiêm nhường như: “Xin li,

hình như là tôi đã nói hơi nhiu v nhng gì tt đẹp trong tính cách Huế

(Tính cách Huế). Và một số câu cảm thán được tác giả dùng để thể hiện thái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

độ, cảm xúc. Ví dụ như: “(…). Bài hc có tranh minh ha hn hoi. Ôi, nhng

chiếc v hến!” (Nhng cun sách tôi đã đọc hi còn bé).

Qua khảo sát và phân tích cho thấy, xét theo mục đích giao tiếp, câu trong ký HPNT xuất hiện khá đa dạng mặc dù có sự chênh lệch lớn giữa tỉ lệ câu trần thuật với câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. Sự xuất hiện với tỉ lệ lớn câu trần thuật dưới nhiều hình thức dùng để kể, tả, thể hiện quan điểm,… với vai trò xác nhận sự tồn tại, hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng nói lên đúng đặc trưng của thể ký - phản ánh người thật việc thật một cách chân thực, khách quan. Sự có mặt của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán cho thấy sự linh hoạt và khéo léo trong sử dụng câu để đạt được mục đích giao tiếp của HPNT. Khảo sát, phân tích các kiểu câu xét theo mục đích giao tiếp còn cho thấy phần nào “chiến lược” trong sử dụng ngôn ngữ của HPNT để đạt được mục đích giao tiếp. Trong những ngữ cảnh cụ thể, câu trần thuật đôi khi dùng để kể, đôi khi dùng để tả, đôi khi dùng kết hợp kể với miêu tả,… câu nghi vấn có khi dùng để diễn đạt những băn khoăn, trăn trở, câu cầu khiến, cảm thán có khi được dùng để bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc… cho thấy HPNT đã linh hoạt và khéo léo chọn lựa hình thức câu để có thể chuyển tải thông tin đến người đọc một cách hợp lí, đảm bảo độ tin cậy. Việc sử dụng câu theo mục đích giao tiếp trong ký HPNT cũng tuân thủ theo các nguyên tắc của câu trong ngữ pháp tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ ký hoàng phủ ngọc tường từ góc nhìn phân tích diễn ngôn (Trang 66 - 70)