CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.2. MẠCH LẠC TRONG KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
3.2.1. Mạch lạc được tạo bởi liên kết hình thức
Đối tượng nghiên cứu của mục này là mạch lạc được thể hiện qua liên kết trong ký HPNT. Mạch lạc được tạo bởi kiên kết hình thức, cụ thể là qua các phép liên kết. Về cơ bản, không có sự khác biệt về chất giữa các phương tiện liên kết sử dụng trong các loại diễn ngôn. Các phương tiện liên kết là dùng chung cho mọi loại văn bản. Vì vậy, chúng tôi không đi vào miêu tả tính chất của chúng mà chỉ miêu tả tần suất, đưa ra các ví dụ cụ thể minh họa cho các phương tiện được sử dụng.
a) Các phương tiện duy trì chủ đề:
- Lặp từ vựng: Phép lặp từ vựng là một dạng thức của phương thức lặp mà ở đó chủ tố và lặp tố là những yếu tố từ vựng (từ thực, cụm từ). Lặp từ
vựng là dạng thức liên kết phổ biến nhất trong văn bản, trong ký HPNT lặp từ vựng cũng rất phổ biến.
Ví dụ: “Đạo tu thân của Nho giáo lấy lý tưởng Kẻ Sĩ làm mục tiêu phấn
đấu, giống như người thủ thành với chiếc cầu môn. Anh ta đứng từ xa, một
mình bắn, bóng xuyên cầu môn, không trượt mất quả nào. Anh ta chính là
Nguyễn Công Trứ; và chiếc cầu môn của anh ta chính là bài hát nói của Kẻ
Sĩ như tôi sẽ giải trình dưới đây. Kẻ Sĩ là lý tưởng của muôn đời. Và lý tưởng
của Kẻ Sĩ chính là công danh theo nghĩa rộng của nó. Đời nào cũng nói đến
Kẻ Sĩ, và như Nguyễn Công Trứ giải thích: tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt…”
(Nhân Euro 2000 lại nghĩ về một nhà thơ cổ)
Trong một đoạn văn ngắn, có nhiều yếu tố được lặp: lý tưởng (3 lần), Kẻ Sĩ (4 lần), anh ta (3 lần), chiếc cầu môn (3 lần), Nguyễn Công Trứ (2 lần), chính là (3 lần)
- Thế đồng nghĩa: Thế đồng nghĩa là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn (từ hoặc cụm từ) khác nhau có cùng một nghĩa (chỉ cùng một đối tượng). Thế đồng nghĩa làm cho văn bản phong phú thêm qua cách sử dụng từ ngữ khác nhau, song mang cùng một nội dung khái niệm.
Ví dụ: “Ướt mi, ca khúc đầu tay nổi tiếng ngay từ khi mới ra mắt công
chúng là một bài tình ca buồn, năm ấy Trịnh Công Sơn vừa mới bắt đầu thời
hai mươi tuổi.” (Mùa thu lá bay)
- Thế đại từ: Phép thế đại từ là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn mà đại từ (hoặc từ đại từ hóa) để thay thế cho một đoạn nào đó của chủ ngôn. Thế đại từ có chức năng liên kết, rút gọn và đa dạng hóa văn bản. Thế đại từ cũng xuất hiệ với tần suất khá lớn trong diễn ngôn ký HPNT.
Ví dụ: “Nơi đây yên nghỉ một thi tài tự quên mình, sống ở đời bằng một
trận cười và một tấc son không thay màu. Thảo Am Nguyễn Khoa Vy thuộc
thế hệ cuối cùng của Quốc Tử Giám chuyển sang Trường Quốc Học dưới thời
vua Thành Thái. Vì thếđối với tôi, tiên sinh là một hiện thân của ngôi trường
tôi kính, nơi đó tôi đã được giáo huấn bằng bao bài học sâu thẳm bên ngoài
sách vở” (Thảo Am Nguyễn Khoa Vy)
- Phép tỉnh lược: Phép tỉnh lược là phương thức liên kết thể hiện ở sự lược bỏ trong kết ngôn những yếu tố có mặt ở chủ ngôn, và sự vắng mặt này phá vỡ sự hoàn chỉnh nội dung của kết ngôn mà không ảnh hưởng gì đến cấu trúc nòng cốt của nó. Phương thức này được sử dụng khá ít trong ký HPNT.
Ví dụ: “Nhà khoa học nào cũng đều đáng kính, nhưng với tôi nhà khảo
cổ Trần Quốc Vượng sao mà …cực đến thế! Không làm việc trong thư viện,
trong phòng có máy lạnh, mà cứ lặn lội tận nơi khỉ ho cò gáy, dạ hành như
hiệp khách, uống rượu dế như nông dân, lại còn bị mấy ông cán bộ xã khó dễ
đủđiều vì nghi là …đi đào vàng” (Lang thang với Trần Quốc Vượng). Trong
ví dụ này, câu sau đã được tỉnh lược chủ ngữ. b) Các phương tiện phát triển chủ đề:
- Phép đối: Là phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn một ngữ đoạn (từ hoặc cụm từ) có ý nghĩa đối lập với một ngữ đoạn nào đó có ở chủ ngôn. Trong ký HPNT, phép đối được sử dụng rất ít.
Ví dụ: “Ngày xưa Nguyễn Du đã sống rất lâu ở vùng này và bây giờ,
trước sân nhà chị Tùng vẫn tỏa bóng một cây hồng cổ (…)” (Ai đã đặt tên
cho dòng sông)
- Phép liên tưởng: Là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn (từ hoặc nhóm từ) có liên quan về nghĩa với nhau thông qua một ít nét nghĩa chung và không chứa nét nghĩa đối lập.
Ví dụ: “Rốt cuộc, giống in như núi Ngự Bình sau này với Nguyễn
Thượng Hiền, Côn Sơn với Nguyễn Trãi chỉ là nơi ông “mượn đá để ngồi”
(Mượn đá để ngồi)
d)Các phương tiện liên kết logic:
- Phép tuyến tính: Là phương thức sử dụng trật tự tuyến tính của các phát ngôn vào việc liên kết những phát ngôn có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung. Phép tuyến tính là phương thức liên kết không có các yếu tố liên kết. Phép tuyến tính là một phương thức có tần số sử dụng cao nhất trong ký HPNT.
Xét ví dụ: “(1) Từ giữa thế kỷ 18 sang thời Tây Sơn cho đến lúc Nguyễn
Phúc Ánh lên ngôi vua, sân khấu lịch sử Việt Nam đã diễn ra trong bối cảnh
bão táp của chiến tranh dưới nhiều dạng khác nhau. (2) Chiến tranh giành
quyền lực giữa các vương triều, chiến tranh cát cứ, chiến trang khởi nghĩa và
chiến tranh chống ngoại xâm. (3) Trên sân khấu đó, những nhân vật lý tưởng
của thời bình, những minh quân lương tướng, tài tử giai nhân… đều rút lui
đứng nép bên cánh gà, nhường chỗ cho một nhân vật chính diện mới: người
nam nhi lập thân ngoài trận mạc, giành lấy sự nghiệp bằng “ba thước gươm,
một cỗ nhung yên”, như hình tượng chinh phu trong chinh phụ ngâm (…).”
(Lý tưởng anh hùng trong thơ Việt Nam thời Nguyễn Sơ). Trong đoạn văn này
nếu ta thay đổi trật tự giữa các câu thành (3)-(2)-(1) hoặc (3)-(1)-(2) thì nội dung đoạn văn sẽ trở nên rối rắm, trật tự tuyến tính của các câu văn bị phá vỡ.
- Phép liên kết sử dụng liên tố: Phép liên kết này được sử dụng khá phổ biến trong ký HPNT. Nó thể hiện quan hệ liên kết giữa các câu chặt chẽ hơn.
Ví dụ: Trong tác phẩm “Lý tưởng anh hùng trong thơ Việt Nam thời Nguyễn Sơ”, phép liên kết có liên tố được sử dụng trong nhiều đoạn văn:
“Trước hết, với Nguyễn Du, xin lưu ý nhanh về một đặc điểm lý lịch vốn
Rốt cuộc, Nguyễn Du đã sống với triều đại Gia Long như một cái bóng (…)
Tuy nhiên, Nguyễn Công Trứ không dừng lại ở ranh giới của tư tưởng
tôn quân để giải thích triết lý hành động của mình (…)
Có nghĩa là, tất cả các việc trong vũ trụ, tức là trong toàn cõi nhân sinh,
đều ở trong vòng chức phận của ta.”
Thống kê mức độ phân bố các phép liên kết ngẫu nhiên trên một số tác phẩm ký HPNT bao gồm Côn Sơn, Nhân Euro 2000 lại nghĩ về một nhà thơ
cổ, Mùa thu lá bay, Thảo Am Nguyễn Khoa Vy, Lang thang với Trần Quốc
Vượng, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Mượn đá để ngồi, Lý tưởng anh hùng
trong thơ Việt Nam thời Nguyễn Sơ, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.3. Tần suất sử dụng các phép liên kết trong ký HPNT STT Phương tiện Tỉ lệ % 1 Phép lặp từ vựng 27,15 2 Phép thế đại từ 21,06 3 Phép tuyến tính 21,42 4 Phép liên tưởng 10,78 5 Phép nối liên tố 7,63 6 Phép thế đồng nghĩa 6,86 7 Phép đối 3,38 8 Phép tỉnh lược 1,67
Kết quả phân tích thống kê cho thấy phép lặp từ vựng chiếm tỉ lệ cao nhất (25,15%), tiếp theo là phép tuyến tính (21,42%), phép thế đại từ (21,06%), phép liên tưởng (10,78%), phép nối liên tố (7,63%), phép thế đồng nghĩa (6,86%), phép đối (3,38%), phép tỉnh lược (1,67%).
Kết quả khảo sát trên cứ liệu cụ thể trên đây chỉ là một phần minh họa cho các phép liên kết được sử dụng trong ký HPNT. Xét tổng quát, tất cả các văn bản ký HPNT đều tồn tại các phép liên kết. Sự có mặt của các phép liên kết trong ký HPNT có ý nghĩa giúp phát triển mạch lạc và làm tăng độ chặt chẽ trong diễn đạt cho câu, văn bản.