CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.1. CẤU TRÚC DIỄN NGÔN TRONG KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC
3.1.3. Phần phát triển nội dung
Một cách khái quát, có thể thấy rằng: Đặc trưng ghi chép linh hoạt về những vấn đề, hiện tượng đời sống chi phối đến cấu trúc nội dung ký và ngược lại cấu trúc nội dung ký phản ánh đặc trưng ghi chép linh hoạt của thể loại. Ký có cấu trúc nội dung đa dạng, không theo một khuôn mẫu nhất định nào. Về dung lượng mỗi diễn ngôn ký có độ dài ngắn khác nhau. Mặc dù là sản phẩm của sự ghi chép linh hoạt song không có nghĩa nội dung các tác phẩm ký lan man, không chặt chẽ. Nhìn tổng quan, mỗi tác phẩm ký HPNT đều có một chủ đề thống nhất, bao gồm nhiều chủ đề con, mỗi chủ đề con đều hướng đến chủ đề chính. Về hình thức mỗi chủ đề con được triển khai trong một đoạn văn cụ thể, giữa các đoạn văn (chủ đề con) có sự liên kết chặt chẽ.
Tính chất của thể loại không đòi hỏi mỗi tác phẩm ký phải giới hạn về dung lượng. Độ dài ngắn của mỗi mỗi diễn ngôn ký tùy thuộc vào chủ đề phản ánh. Trong số 80 tác phẩm ký HPNT được khảo sát, tác phẩm có dung lượng dài nhất là Bản di chúc của cỏ lau (94 trang), tác phẩm có dung lượng ngắn nhất là Mùa thu lá bay (2 trang). Mỗi tác phẩm ký có thể có nhiều chủ
đề con song tất cả các chủ đề con đều hướng tới thống nhất, làm nổi bật chủ đề chính của toàn tác phẩm. Qua khảo sát ký HPNT cho thấy, mỗi chủ đề con của tác phẩm thường được tác giả trình bày thành một đoạn văn, hoặc có thể nhiều đoạn diễn đạt một chủ đề, giữa các đoạn văn được liên kết bởi các phương tiện liên kết chủ đề, liên kết logic. Cấu trúc nội dung tổng thể của tác phẩm bao gộp cấu trúc của các đoạn văn, có dạng sơ đồ hóa dưới dạng:
A = A1 (x1 + y1 + z1) + A2 ( x2+ y2 + z2) + A3 (x3 + y3 + z3) +….+… An (xn + yn + zn).
Trong đó, A là cấu trúc tổng thể của mỗi diễn ngôn ký; A1 , A2, A3,… An là các đoạn văn diễn đạt chủ đề con, x1, y1 , z1; x2, y2, z2; x3 , y3, z3; xn , yn , zn lần lượt là các yếu tố tham gia phát triển nội dung trong từng đoạn văn (đoạn văn thể hiện chủ đề con).
Về cơ bản, các yếu tố tham gia phát triển nội dung văn bản ký HPNT bao gồm:
- Thông tin nền: Thông tin nền thường xuất hiện ở đầu đoạn văn. Là kiểu thông tin giới thiệu, khái quát vấn đề, sự việc. Thông tin nền thường là:
+ Thông tin nền chỉ hoàn cảnh:
Ví dụ: ““Vào khoảng đầu tháng Bảy đến giữa mùa Thu năm 1972, trong
chiến dịch phản kích của địch nhằm tái chiếm vùng đồng bằng phía nam sông
Thạch Hãn, có khoảng sáu vạn dân Triệu Hải đã phải rời làng mạc đi ra phía
bắc. [Họ đi suốt ngày đêm đói khát, kiệt sức qua những tọa độ nóng bỏng
của cuộc chiến tranh đã được “Mỹ hóa trở lại” theo chiến lược mới của Ních
– xơn, dưới những trận bom B.52 triền miên hàng tháng trời đánh chặn họ ở
ngã ba sông Gia Độ. Từ nhiều hướng khác nhau, họ thường đổ về thôn Hà
Thượng ở huyện Gio Linh. Đó là trạm nghỉ chân cuối cùng trong cuộc hành
trình đầy gian lao của họ. Ở đó họ tổ chức lại để đi tiếp tới những khu vực
+ Thông tin lịch sử:
Ví dụ: “Năm 1416, năm mà Lê Cảnh Tuân chết trong ngục nhà Minh, thì
Nguyễn Trãi có mặt ở hội thề Lũng Nhai.” (Nguyễn Trãi trước những ngã ba
thời đại)
- Thông tin bằng chứng/ chi tiết hóa: Là những thông tin có ý nghĩa làm rõ, minh chứng cụ thể cho thông tin nền được nêu, thường xuất hiện sau thông tin nền. Trong ví dụ ở “thông tin nền chỉ hoàn cảnh” như trên, phần trong dấu […] là thông tin bằng chứng, chi tiết hóa.
- Yếu tố “bình”: là chính kiến, quan điểm, nhận định, đánh giá của tác giả về vấn đề.
Ví dụ: “Năm 1416, năm mà Lê Cảnh Tuân chết trong ngục nhà Minh, thì
Nguyễn Trãi có mặt ở hội thề Lũng Nhai. [Sự có mặt của ông không phải là
một tình cờ lịch sử, mà là một lựa chọn quyết tâm của Nguyễn Trãi: ông đã
phải cân nhắc để quyết định sẽ đứng dưới ngọn cờ nào trong cuộc chiến
tranh giành độc lập.]” (Nguyễn Trãi trước những ngã ba thời đại”). Yếu tố
bình trong dấu […].
- Yếu tố cảm xúc: là sự thể hiện thái độ, bộc lộ cảm xúc của tác giả trước vấn đề, sự việc, bao gồm cả những đoạn trữ tình ngoại đề.
Ví dụ: “Thằng bé ngồi bên cạnh chú Mới chợt ngoảnh ra, ngậm đầu bút
chì trong miệng, ngó tôi chăm chăm một lúc. Rồi hình như nó đã quên tôi
ngay lúc ấy, cúi xuống trang vở trong tư thế của một con mối chỉ bận tâm vào
công việc của nó. [Tôi cảm thấy cái nhìn của thằng bé như một lời trách móc
lặng lẽđối với tôi, và ý nghĩấy làm cho tôi se lòng]” (Rất nhiều ánh lửa)
Về tổng quan, mỗi đoạn văn trong ký HPNT đều có mặt các yếu tố kể trên, các yếu tố được tổ chức ít khi theo một trật tự cụ thể nhất định mà thường kết hợp với nhau, có thể bao hàm nhau. Điều này phản ánh đúng đặc trưng ghi chép linh hoạt của ký.
Ngược lại, sự tổ chức các yếu tố quan yếu trong đoạn văn ký HPNT cũng bị chi phối bởi đặc trưng của tiểu loại. Mỗi tác phẩm ký HPNT được đánh giá là một phức thể của nhiều tiểu loại ký (bút ký, tùy bút, hồi ký, ký sự, truyện ký, ét - xe). Nhưng có lẽ bút ký và tùy bút là hai tiểu loại mang phong cách chủ đạo ở hầu hết các tác phẩm của ông. Cả hai tiểu loại thuộc loại ký trữ tình, cho nên chất cảm xúc trữ tình chiếm một vị trí quan trọng. Loại ký này chủ yếu thể hiện những cảm xúc và suy nghĩ chủ quan của nhà văn trước những sự kiện của đời sống khách quan, hoặc xen kẽ kết hợp giữa việc biểu hiện, bình luận, suy tưởng với miêu tả, kể chuyện. Vì thế, các yếu tố phát triển nội dung đoạn văn của ký HPNT thường là các yếu tố kể, tả, bình được kết hợp với nhau. Thông tin nền, thông tin bằng chứng/ chi tiết hóa chủ yếu được thể hiện qua hình thức kể và tả, yếu tố bình chủ yếu được thể hiện qua hình thức nghị luận, yếu tố cảm xúc chủ yếu qua hình thức biểu cảm.
Bút ký là “thể trung gian giữa ký sự và tùy bút” thuộc “nhóm thể tài ký nhằm ghi lại sự việc, con người, cảnh vật…mà nhà văn mắt thấy, tai nghe, thường là trong một chuyến đi, một lần tìm hiểu nào đó” (Theo Từ điển văn học (Bộ mới). Trong bút ký, tuy có những nhận xét, suy nghĩ, liên tưởng của tác giả nhưng ít phóng túng triền miên như thể tùy bút mà tập trung thể hiện một tư tưởng chủ đạo nhất định. Sức hấp dẫn của bút ký tùy thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu, khả năng biểu đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập nhằm “phát hiện những khía cạnh nổi bật, những ý tưởng mới mẻ và sâu sắc (tr.429)”. Bằng cái tôi trữ tình vừa quan sát vừa cảm nghĩ, thông qua việc tái hiện những vấn đề phong phú, phức tạp trong đời sống xã hội và những nhân vật chọn lọc, tiêu biểu được minh chứng bằng những tư liệu chính xác, cụ thể và những những mẩu chuyện kể có thật, nhà văn bày tỏ chính kiến của mình về những vấn đề đã trình bày. Trong bút ký, yếu tố bình – cảm xúc trữ tình không xuất hiện nhiều như tùy bút, và các yếu tố kể, miêu
tả chiếm vị trí quan trọng. Đất Mũi, Miếng trầu đỏ, Đứa con phù sa là những tác phẩm mang đậm phong cách của bút ký.
Bên cạnh bút ký, trong số 80 tác phẩm ký HPNT còn có những tùy bút với những nét đặc sắc riêng bằng những trang viết giàu liên tưởng và giàu kiến thức. Được xem là “một thể loại văn xuôi phái sinh từ thể loại ký, gần với bút ký, nhưng cách viết tự do và phóng túng nhiều hơn” [8. tr.1888]. Tùy bút đòi hỏi người viết phải có bản lĩnh riêng với những cách cảm nghĩ sâu sắc, độc đáo về cuộc đời, cách phát hiện, đề cập và lí giải vấn đề luôn phải có sự sáng tạo, mới mẻ. Đây là một “thể giàu chất trữ tình nhất trong các loại ký” bởi “bản ngã của nhà văn được thể hiện trong tùy bút gần như trong thơ trữ tình” [8. tr.1888]. Trong tùy bút, HPNT thường kết hợp xen kẽ việc miêu tả đối tượng khách quan với việc bộc lộ cảm xúc chủ quan. Yếu tố bình trong tùy bút xuất hiện nhiều hơn so với bút ký. Ví dụ: “Tôi về Thành Trung vào
đầu xuân. Làng Châu Hóa đang rộ mùa rau trái, khí đất hùng hậu, hương đất
nồng nàn tưởng như nhìn mà thấy được. Trong đêm khuya chưa bao giờ tôi
được nghe một mùi đất thơm đến như vật, xao xuyến như da thịt, sâu thẳm
như thời gian. Chính lúc ấy, tôi liên tưởng đến sông Hương với cái tên gợi
cảm của nó: sông Hương như hiện thân thành một cô gái thần tiên truyện cổ
nào thùy mịđứng bên tôi, nghe tôi hỏi giọng bồi hồi:
- Ai đã đặt tên cho dòng sông?
“Ai đã đặt tên…?” Có nhiều cách trả lời cho câu hỏi ấy, trong đó tôi
thích một huyền thoại kể rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương,
con người ở hai bờ đã nấu nước trăm loài hoa, đổ xuống lòng sông, để làn
nước thơm tho mãi”. (Ai đã đặt tên cho dòng sông?).
Hình thức trình bày làm cho những nhận xét, bình giá, bàn luận và liên tưởng của tác giả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tùy bút của HPNT đặc sắc ở những suy nghĩ thâm trầm sâu sắc rút ra từ những sự việc tưởng như riêng tư,
bình thường. Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoa trái quan tôi, Sử thi buồn,
Mùa xuân thay áo trên cây… là những tùy bút đặc sắc của HPNT. Ở những
tác phẩm này, HPNT viết với cảm hứng trữ tình nồng hậu đan xen với yếu tố chính luận và triết lí bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh và tràn đầy chất thơ. Trong tác phẩm Hoa trái quanh tôi, với mục đích giải bày mối quan hệ gắn bó, khăng khít giữa con người và cây cỏ trong đời sống tinh thần người Huế, HPNT đã dẫn giải bằng những yếu tố mang tính triết lý về mối tương quan giữa con người và cây cỏ trong truyền thống triết lý phương Đông nói chung cũng như trong tâm thức người Huế nói riêng, từ đó ông đi đến một triết lý thể hiện bản sắc văn hóa xứ sở “người Huế lập vườn, trước hết là nơi cư ngụ
của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong sẽ là chút di sản tinh thần để đời
cho con cháu”.
Tuy nhiên sự phân loại giữa bút ký và tùy bút trong ký HPNT cũng chỉ mang tính chất tương đối. Có nhiều tác phẩm tuy mang phong cách của bút ký nhưng ở một số đoạn lại hiện diện phong cách của tùy bút, như Đánh giặc
trên hàng rào điện tử, Chế ngự cát, Đất nước…, ngược lại, có những tác
phẩm là tùy bút nhưng lại đan xen với bút ký như Ngọn núi ảo ảnh, Côn Sơn,
Đêm chong đèn ngồi nhớ lại, Rừng hồi…
Ngoài hai tiểu loại chính là bút ký và tùy bút trong tập 2 và tập 3 của
Tuyển tập HPNT còn có nhiều tác phẩm nghiêng về thể loại ký sự như: Chế
ngự cát, Đánh giặc trên hàng rào điện từ, Vành đai trong lửa… Với ký sự,
tác giả vẫn bám theo những sự kiện người thật, việc thật nhưng những yếu tố liên tưởng, nghị luận không nhiều hơn sự kiện. Trong các ký sự, yếu tố kể giữ vị trí chủ đạo trong phát triển nội dung của tác phẩm, yếu tố bình thường hạn chế. Nhiều bài nghiêng về thể truyện ký như Bản di chúc của cỏ lau, Như con
sông từ nguồn ra biển… Tác giả dựa trên cơ sở người thật việc thật để tái hiện
hội, lịch sử, đồng thời bày tỏ những suy nghĩ chủ quan của mình về con người đó. Nhiều bài nghiêng về thể hồi ký như Đứa con phù sa, Đêm chong đèn
ngồi nhớ lại… Khi viết về những con người, sự kiện của hôm nay mà ông
luôn có sự hồi tưởng, suy nghĩ về những con người, sự kiện đã xảy ra trong lịch sử, tạo nên sự liên hệ gắn bó giữa quá khứ và hiện tại.
Ký HPNT còn có những tác phẩm nghiêng về thể tản văn (ét xe). Đây là một “thể loại ký đặc biệt nhưng chưa được ý thức đầy đủ” (Hoàng Ngọc Hiến) [18, tr.16]. Trong tản văn, những gì được biểu hiện đều mang đậm dấu ấn cảm nhận, cảm nghĩ của nhà văn. Lối tư duy phóng khoáng, luôn tạo được những điều bất ngờ, thú vị dù không chuyên về một lĩnh vực nào của tác giả đã tạo nên sự độc đáo cho tiểu loại này. Côn Sơn, Lý chuồn chuồn, Chuyện
nhà Nguyễn, Những cuốn sách tôi đã đọc hồi còn bé… là những tác phẩm tiêu
biểu cho tiểu loại này. Trong các tác phẩm này, yếu tố “bình”, yếu tố cảm xúc chiếm vị trí chủ đạo. Có khi, ta còn thấy bóng dáng của tản văn lẫn trong những trang ký hơi dài của nhà văn như Đời rừng, Ngọn núi ảo ảnh, Hoa trái quanh tôi…
Sự tổ chức các yếu tố quan yếu trong mỗi đoạn văn của ký HPNT phản ánh đúng đặc điểm hình thức ghi chép linh hoạt của ký. Về tổ chức các yếu tố nội dung, ký không theo một hình thức cụ thể nào song không vì thế mà đoạn văn, cấu trúc diễn ngôn ký mất đi tính chặt chẽ. Các yếu tố quan yếu trong văn bản ký HPNT luôn được tác giả tổ chức hướng đến làm sáng tỏ chủ đề. Điều này cũng biểu hiện tư duy nghệ thuật logic, sắc sảo của ngòi bút HPNT.