Mạch lạc trong tổ chức nội dung

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ ký hoàng phủ ngọc tường từ góc nhìn phân tích diễn ngôn (Trang 105 - 121)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.2.2.Mạch lạc trong tổ chức nội dung

3.2. MẠCH LẠC TRONG KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

3.2.2.Mạch lạc trong tổ chức nội dung

Mạch lạc còn được tạo bởi các yếu tố quan yếu trong phát triển nội dung. Trong mỗi tác phẩm ký HPNT, cách tổ chức các yếu tố nội dung có trình tự, theo kết cấu nhất định đã tạo nên mạch lạc cho diễn ngôn. Qua khảo sát cho thấy, cách tổ chức các yếu tố nội dung thường gặp trong ký HPNT đó là tổ chức theo theo trình tự thời gian, không gian và đặt trong mối quan hệ tương đồng, tương phản.

Trong một số tác phẩm mạch lạc được tạo nên qua hình thức trình bày các thông tin, sự việc theo trục thời gian. Sự việc được kể lại theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tai, hôm qua đến nay tạo cho nội dung tác phẩm có sự liên kết.

Ví dụ như trong “Đời rng”, để phát triển nội dung, và lí giải nhan đề “Đời rng” (“Đời” danh từ chỉ khoảng thời gian sống của một sinh vật [59, tr.454], “Đời rng” có ý nghĩa biểu trưng, nói lên sự từng trải qua thời gian, với những thăng trầm của các loài thực vật), tác giả trình bày về sự thay đổi của khu rừng tùng cổ xưa xinh đẹp trong thung lũng A Sao ở cả ba thời điểm: khi nó còn mang “mt vẻ đẹp huyn thoi vn tn ti trong thung lũng ca Thn Chết hin đại”; khi nó bị hủy diệt thành “vương quc hư vô ca c

hoang” bởi chất độc màu da cam của đế quốc Mỹ và “khi nó được hi sinh

sau nhng năm chiến tranh”. Việc trần thuật theo trình tự thời gian như trên

Hay trong “Ngọn núi ảo ảnh”, để tái hiện lại số phận thăng trầm của dãy Bạch Mã, tác giả đã miêu tả khu rừng ở nhiều mốc thời gian theo trình tự đan xen nhau: thời kì Bạch Mã còn là “mt thành ph ngh mát hp dn người t

xứ” vào những năm bình yên của đầu thập niên 60; thời kì Bạch Mã “b tàn

phá bi bom đạn và cht độc màu da cam ca đế quc Mỹ”; thời kỳ Bạch Mã

bị tận diệt bởi con người trong “nhng năm dài s kit sc trong nn đói”; thời kỳ bình yên nhất của Bạch Mã gần hai chục năm sau chiến tranh. Bên cạnh đó, tác giả còn tổ chức đan xen vào những nội dung kể về những kỉ niệm gắn với “ngọn núi ảo ảnh” này: kỉ niệm về những “đêm thơ bút đào” thuở nhỏ đã hình thành trong ông những ý niệm về Tiên, về cõi Đào Nguyên; kỉ niệm về một khoảnh khắc hiếm hoi trong chiến tranh mà ông tình cờ được đãi những tách “cà phê Rôm”; và kỉ niệm về một cuộc tình lãng mạn, dịu dàng với “Lục cô nương” trong những ngày lang thang ở Bạch Mã tìm kiếm chút yên tĩnh trong chiến tranh. Cùng với đó tác giả cũng đưa vào những nội dung về những sự kiện lịch sử gắn liền với những nhân vật lịch sử lừng lẫy một thời như Dã Mã Võ Thành Minh, Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu. Tất cả những sự kiện được miêu tả đan xen với hồi ức, liên tưởng, hoài niệm đã làm cho mạch văn trở nên linh hoạt, uyển chuyển. Những thông tin sự kiện được nhà văn dùng làm điểm tựa để bộc lộ cảm xúc, hoài niệm của mình. Bởi vậy, tuy không đi theo trình tự thời gian nhưng mạch văn của tác phẩm rất logic và thống nhất, có ý nghĩa làm nổi bật vấn đề nhà văn muốn bày tỏ. Đó là sự khắc nghiệt của quy luật biển dâu đối với thời đại, với đời dân, với phận người và với cả những vật vô tri vô giác trong thiên nhiên. “Cho nên trong phút chốc, nó đã biến Bạch Mã từ một thành phố huy hoàng như “ảo ảnh trong sa mạc” chỉ còn là “một bóng núi lau mờ”. Mặc dù có những chi tiết trong tác phẩm viết nơi này lại nhớ đến nơi kia, viết hôm nay lại nhớ đến hôm qua và xuyên thấu đến mai sau, viết cái điều mong mạnh lại liên tưởng đến sự trường cửu,

cái hữu hạn với cái vĩnh hằng. Dù luôn có sự liên tưởng tạt ngang nhưng không làm đứt mạch câu chuyện và đem vào tác phẩm nhiều câu chuyện bên lề, lắm khi tưởng chừng như không can hệ đến chủ đề của tác phẩm nhưng người đọc vẫn nhận ra: mạch văn của tác phẩm vẫn đi đúng quỹ đạo của vấn đề đặt ra.

Bên cạnh việc tổ chức tổ chức yếu tố nội dung theo trục thời gian, HPNT cũng sử dụng hình thức kết cấu dựa trên những liên tưởng theo trục không gian để tạo mạch lạc cho diễn ngôn. Khi viết về vấn đề, sự kiện ở nơi này, ông lại có sự liên tưởng đến những vấn đề, sự kiện ở nơi khác. Việc đồng hiện nhiều khoảng không gian trong khi trần thuật khiến cho vấn đề, sự kiện được miêu tả trở nên sâu sắc, cụ thể trong mối liên hệ nhiều chiều. Chẳng hạn, khi miêu tả vẻ đẹp của rừng tùng cổ A Sao vào những năm tháng bình yên nhất trong chiến tranh, tác giả đã mở rộng không gian miêu tả, so sánh rừng tùng A Sao với rừng nguyên sinh Cúc Phương để nhấn mạch sự vượt trội của rừng tùng về sự phong phú và đa dạng những loài động thực vật quý hiếm. Ví như những cây dương xỉ rất có giá trị cao về mặt lịch sử thực vật, nếu ở rừng Cúc Phương “ch còn li ba cây này” thì ở rừng A Sao, chúng “mc thành tng

đám rng dc khe đá”. nhiều đến mức “ăn my cũng không hết” (Đời rng).

Hay khi miêu tả vẻ đẹp của sông Hương, ông đã so sánh nó với những dòng sông “nm ngay trong lòng thành ph ca mình”, như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét…, và ông còn so sánh lưu tốc của nước sông Hương với lưu tốc của nước sông Nê-va đã “chy nhanh quá, không kp cho lũ hi âu nói mt điu gì vi người bn ca chúng đang ngn ngơ trông theo”, vì thế mà ông cảm thấy quý cái “điu chy lng l của sông Hương khi ngang qua thành phố, đó như là một “điu slow tình cm dành riêng cho

Mạch lạc trong tổ chức nội dung diễn ngôn ký HPNT còn thể hiện ở cách nhà văn đặt vấn đề, sự kiện trong mối quan hệ tương phản. Cụ thể, trong tác phẩm của mình, HPNT luôn tạo ra những đối cực giữa cuộc đời với khát vọng hiện sinh. Vốn là một nhà văn chịu ảnh hưởng lớn của tư tưởng triết học hiện sinh, bởi vậy, những ảo diệu liên tưởng giữa sự sống và cái chết, cái hữu hạn và cái vĩnh hằng, cái mong manh thoáng chốc và sự trườn cửu bất diệt v.v… hầu như thường trực trong tâm của ông. Có khi, sự tương phản này thể hiện ngay ở tiêu đề của tác phẩm (Mùa xuân thay áo trên cây, Ngn núi o

nh, S thi bun, Bn di chúc ca c lau, Như con sông t ngun ra bin,

Còn mãi đến bây gi) Tất cả chúng đều gợi cảm giác phù du của hiện hữu.

Trong suy nghĩ của HPNT, đời người sao quá ngắn ngủi. Từ những con người bình thường giản dị nhất đến những người tài ba nổi tiếng nhất đều không thoát khỏi sự hữu hạn của kiếp người trong vòng luân chuyển vô tận của thời gian cũng như trong sự trường tồn của thiên nhiên. Trong “Còn mãi đến bây giờ”, khi về thăm quê hương người nữ anh hùng Bùi Thị Xuân, được tận mắt chiêm ngưỡng căn nhà nhỏ mộc mạc, đơn sơ, khiêm tốn mà dấu vết của thể kỷ mười tám khiến HPNT càng nhớ đến bà. Căn nhà vẫn còn “đầy hơi hướng thời đại thế kia” mà bà thì đã vắng bóng từ rất lâu, những gì ông biết được về người nữ đô đốc đó chỉ là qua những huyền thoại truyền thuyết về chiến công tài năng, và tình yêu của bà trong hồi tưởng của người dân làng Phú Xuân. Ở đây tác giả đã dựng lên sự đối lập giữa cái hữu hạn của kiếp người với sự trường cửu của sự vật để nói lên tư tưởng của tác phẩm. Bằng cách đặt sự vật, con người trong thế tương phản như vậy, HPNT muốn nhấn mạnh một điều rằng cho dù là những người anh hùng có tài năng xuất chúng đến thế nào thì họ cũng không thoát khỏi quy luật khắc nghiệt của tạo hóa, và tuy đã ra đi nhưng hình ảnh của họ luôn sống mãi trong tâm tưởng của nhân dân từ đời này sang đời khác.

Còn trong “Bn di chúc ca c lau” viết về cuộc đời cách mạng của những con người đi “khai phá sơn thch” tạo dựng chiến khu ở vùng rừng núi Khe Trái, HPNT dường như có cái gì đó ngậm ngùi, xót xa cay đắng. Bởi giờ đây, tất cả cuộc sống “đầy nhũng hùng tráng và bi thương” vốn đã từng tồn tại trên mảnh đất này đã bị “xóa sch du tích trong s câm nín ca lau lách” và cả những con người đã từng “phi chiến đấu mt mình, sng mt mình và

chiến mt mình, bng tt c nhân phm trước T quc”, chỉ còn là “mt du

chm không ai bun để ý trên chuyến xe cuc đời mà ch ngi đã dành cho

nhng người khác”. Tuy con người và cuộc sống của họ bị đối xử khắc nghiệt

như vậy nhưng thiên nhiên vẫn tìm cách “để nh mt điu gì đó, nếu đấy là

điu có ý nghĩa mà con người đã quên đi”. Bởi vậy mà giữa tranh và lau thưa,

những bông hoa ngũ sắc nơi đây vẫn “n toàn mt màu đỏ”, “đỏ như là máu” và màu hoa đó chính là “trí nh mi to ra ca đất, để ghi li nhng gì nay

đã không còn, và ngày sau không còn ai biết na”. Qua việc thể hiện sự đối

lập giữa cái mong mang, hữu hạn của số phận và cuộc sống con người với cái trường cửu vô tận của thiên nhiên, nhà văn bày tỏ thái độ trách móc sự vô tâm, vô tình của người đời đối với những con người không tiếc máu xương của mình để mang lại cuộc sống ấm no, bình yên của họ trong hiện tại.

Trong một số tác phẩm ký HPNT mạch lạc được tạo nên bởi cách đặt vấn đề, sự kiện trong mối quan hệ tương đồng nhằm tạo sự cộng hưởng, hỗ trợ. Chẳng hạn, chỉ một chuyện Phùng Quán lạy dưa, HPNT đã làm một thống kê “Trong văn chương, tôi biết có ba người sng trên đời không biết

cúi đầu bao gi, thế nhưng li ly nhng vt vô tri. Th nht là Cao Bá Quát,

ly hoa mai (Nht sinh đê th bái mai hoa). Người th hai, Phan Bi Châu

ly đá (Bái thch vi huynh). Và bây giờđến lượt Phùng Quán ly dưa hu”

(Phùng Quán ly dưa). Việc so sánh hành động của Phùng Quán với hành

phục tài năng, nhân cách là một cách khéo léo để nhà văn nhấn mạnh và ca ngợi cái “ct cách sut đời không thay đổi” của bạn mình. Bởi Phùng Quán cũng như “cây ci trong thơ ca ông”, đã biết “vươn lên khi s phn nghit

ngã đểđơm hoa kết trái, làm nên nhng phm cht cao c bt ng, ging như

nhng điu kì diu ca cuc sng” (Phùng Quán lạy dưa). Hay từ cái chết của

công nương Diana, HPNT liên tưởng đến số phận nàng Kiều và tìm thấy được những nét tương đồng trong số phận của hai giai nương ở hai phương trời khác nhau, ở hai thời đại khác nhau. Cả hai đều là những “tuyt sc giai nhân

vi ba cuc tình mê đắm” và căn duyên gây ra nỗi bất hạnh trong cuộc đời họ

là “nhng yếu t cuc đời” dù hiện ra dưới khuôn mặt của thằng bán tơ hay là bọn săn tin lá cải. Qua số phận những con người tài hoa bất hạnh đó, ông muốn cảnh báo nhân loại: “Thế gii này tht quá nguy him”, bi vy “hãy

níu ly trái tim mình để mà sng vi mi người” (Công nương Diana).

Cách tổ chức các yếu tố nội dung đặt trong trình tự thời gian, không gian, trong mối quan hệ tương đồng, tương phản đã tạo nên mạch lạc cho diễn ngôn ký HPNT. Cách tổ chức nội dung ấy cũng làm nên một nét đặc sắc riêng, thể hiện rõ cá tính tự do, sáng tạo, vừa trữ tình vừa trí tuệ của nhà văn. Tuy đó chỉ là một số phương thức cơ bản trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm nhằm làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, nhưng qua đó người đọc có thể thấy được tài năng của HPNT trong sáng tạo nghệ thuật.

Tiểu kết chương 3:

Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lí luận về cấu trúc diễn ngôn, chương 3 đã

đi sâu tìm hiểu vềđặc điểm cấu trúc diễn ngôn ký HPNT. Về cơ bản, cấu trúc tất cả các tác phẩm ký HPNT, ngoài nhan đề, gồm có 3 phần: phần mở đầu, phần phát triển nội dung và phần kết thúc. Quan hệ giữa nhan đề và nội dung tác phẩm ký là mối quan hệ giữa việc thông báo chủ đề và diễn giải chủ đề.

Qua phân tích cho thấy quan hệ giữa nhan đề và nội dung các tác phẩm ký HPNT khá chặt chẽ. Sự tổ chức các yếu tố nội dung trong tác phẩm không vượt ra ngoài phạm vi chủ đề mà nhan đề thông báo. Hình thức nhan đề các tác phẩm ký dù là trực tiếp hay gián tiếp đều có tính khái quát về chủ đề tác phẩm.

Mạch lạc trong diễn ngôn ký HPNT được tạo nên bởi việc tác giả luôn chú trọng tổ chức các yếu tố nội dung trong tác phẩm và sự có mặt của các phép liên kết trong từng đoạn văn. Đối với thể ký là một hình thức ghi chép linh hoạt, việc tổ chức nội dung của tác phẩm là một vấn đề vô cùng khó khăn

để làm sao đảm bảo chủ đề được thể hiện một cách tập trung. Nội dung các tác phẩm ký HPNT luôn chặt chẽ, hướng tới thể hiện chủ đề một cách thống

nhất, điều đó cho thấy tư duy logic, rành rẽ của tác giả trong sáng tạo nghệ thuật.

KẾT LUẬN

Từ góc nhìn của lí thuyết PTDN soi chiếu vào ký HPNT bước đầu đã giúp chúng tôi tìm hiểu ra được một số đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong ký HPNT. Dựa trên cơ sở lí thuyết về PTDN và cơ sở lí luận về ký được đề cập trong chương 1, chương 2 và chương 3, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu, khảo sát các đặc điểm về việc sử dụng từ ngữ, cú pháp và cấu trúc diễn ngôn. Qua những tìm hiểu, phân tích, có để nêu lên một số kết luận sau:

1. Căn cứ vào diễn ngôn mà đối tượng nghiên cứu là văn bản ký HPNT, cho thấy: Diễn ngôn ký là kiểu giao tiếp một chiều, trong đó người viết (tác giả) tạo ra một đoạn diễn ngôn dựa trên biểu hiện cá nhân tác giả về một sự tình nào đó, người đọc (chúng ta) khi tiếp cận với diễn ngôn, tức là cố gắng tìm hiểu về sự tình mà người viết thông báo được hiện thực hóa qua ngôn ngữ. Kiểu giao tiếp một chiều này rõ ràng là sự trừu tượng hóa ra khỏi các tương tác phức tạp của các biểu hiện trên mà thực tế diễn ra. Ứng dụng lí thuyết PTDN, chúng tôi dựa vào đối tượng là văn bản để phân tích hình thức ngôn ngữ được sử dụng và lí giải giá trị của những hình thức ấy. Qua khảo sát cho thấy các hình thức ngôn ngữ: từ ngữ và cấu trúc cú pháp được sử dụng trong ký HPNT rất đa dạng và linh hoạt. Sự có mặt của các lớp từ ngữ, cấu trúc cú pháp trong ký HPNT một mặt phản ánh đúng đực trưng phản ánh hiện thực qua hình thức ghi chép linh hoạt của ký, mặt khác nói lên những nét riêng trong phong cách của Hoàng Phủ. Về cấu trúc diễn ngôn, sự tổ chức cấu trúc diễn ngôn ký Hoàng Phủ vừa điển hình cho cấu trúc chung của thể ký vừa là biểu hiện của tư duy, sáng tạo của nhà văn.

2. Nghiên cứu “Đặc điểm ngôn ngữ ký HPNT từ góc nhìn PTDN”, một mặt đã làm sáng tỏ được phần nào về phương thức ứng dụng lí thuyết PTDN vào nghiên cứu văn học, báo chí. Ở đây là cách tiếp cận nghiên cứu diễn ngôn

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ ký hoàng phủ ngọc tường từ góc nhìn phân tích diễn ngôn (Trang 105 - 121)