CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. TÍN HIỆU THẨM MĨ
1.1.3. Phƣơng tiện ngôn ngữ của tín hiệu thẩm mĩ
Các yếu tố của hiện thực muốn trở thành THTM trong tác phẩm văn học phải nhờ có ngôn ngữ biểu đạt. Cấu trúc đặc biệt của hệ thống TH ngôn ngữ
cho phép mỗi hình thức ngôn từ có thể phản ánh, biểu đạt đƣợc một sự vật, hiện tƣợng nào đó thuộc hiện thực khách quan cũng nhƣ từng hiện tƣợng thuộc thế giới tinh thần của con ngƣời. Nhờ vậy, chủ thể tiếp nhận có thể lĩnh hội đƣợc từ văn học những hiện thực trực tiếp thông qua ngôn từ và chính nhờ thế mà ngôn từ trở thành chất liệu, thành phƣơng tiện để xây dựng nên tác phẩm văn chƣơng.
Rõ ràng là ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong tác phẩm văn học vừa là chính nó, lại cũng vừa là cái biểu hiện cho THTM, mang những nội dung thuộc THTM (tức ý nghĩa thẩm mĩ). Cùng một dấu hiệu hình thức (thể chất) nhƣng mang hai giá trị khác nhau: giá trị TH ngôn ngữ (thuộc hệ thống ngôn ngữ) và giá trị THTM ( thuộc hệ thống của tác phẩm văn học). Hai giá trị này có sự tác động và chi phối lẫn nhau, tạo thành đặc tính riêng của ngôn ngữ văn học so với thứ ngôn ngữ thông thƣờng (ngôn ngữ tự nhiên). Khi nói đến ngôn ngữ văn học là nói đến ngôn ngữ trong những phẩm chất thẩm mĩ của nó, nói đến sự vƣợt chuẩn mực của nó so với ngôn ngữ thông thƣờng. Có thể đồng tình với quan niệm cho rằng ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ - THTM, mang những đặc tính của THTM, những nội dung của THTM. Chính các từ ngữ xƣa nay đƣợc gọi là các “nhãn tự”, các “thần cú”, hay các từ ngữ đƣợc sử dụng nhƣ những yếu tố mang tính ƣớc lệ, tƣợng trƣng, các điển cố văn học, các yếu tố ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong lối chơi chữ của văn học… chính là những yếu tố ngôn ngữ - THTM nhƣ vậy.
Ngôn ngữ văn chƣơng là ngôn ngữ đƣợc nhà văn, nhà thơ tiếp biến từ ngôn ngữ tự nhiên. Nghiên cứu ngôn ngữ văn chƣơng chính là việc “giải mã” tác phẩm văn học, là quá trình ngƣời đọc làm công việc ngƣợc lại so với nhà văn, nhà thơ. Trong Ngôn ngữ văn chương, Hoàng Kim Ngọc – Hoàng Trọng Phiến chỉ ra rằng: “Ngôn ngữ văn chƣơng là thứ ngôn ngữ đặc thù đƣợc xây dựng chồng lên trên ngôn ngữ tự nhiên, cũng tức là trên cơ sở của ngôn ngữ
tự nhiên” [29, tr 57]. Nghiên cứu tính thẩm mĩ của ngôn ngữ văn chƣơng thực chất là giải mã tác phẩm văn học xuất phát từ các hình thức biểu hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật để tìm hiểu các tầng nghĩa của tác phẩm: nghĩa mĩ học, triết học, đạo lí nhân sinh, văn hóa – xã hội...
Trong vai trò là cái thuộc về THTM, các yếu tố ngôn ngữ cũng chính là các biến thể của THTM, là sự cụ thể hoá về mặt hình thức của THTM trong tác phẩm văn học. Có thể xét mối quan hệ hằng thể - biến thể của THTM trong tác phẩm văn học theo tƣơng quan giữa một bên là các THTM hằng thể, mang tính chất trừu tƣợng, bất biến, chung cho nhiều ngành nghệ thuật, nhiều lần xuất hiện khác nhau, với một bên là các đơn vị ngôn ngữ - cái biểu hiện của THTM hằng thể đó. Mỗi THTM hằng thể có thể ứng với một hay một số biến thể ngôn ngữ nhất định.
Mặt khác, nhƣ đã nói trên đây, quan hệ hằng thể - biến thể của THTM còn đƣợc biểu hiện thành quan hệ giữa các TH chỉnh thể và TH bộ phận, quan hệ giữa các TH trừu tƣợng với các TH cụ thể, mang những đặc điểm về trạng thái, tính chất, quan hệ cụ thể khác nhau. Trong văn học, mối quan hệ này đƣợc bộc lộ qua mối quan hệ giữa một bên là một yếu tố ngôn ngữ biểu đạt hằng thể của THTM (mưa, nắng...) với một bên là những yếu tố ngôn ngữ
mang nội dung ngữ nghĩa cụ thể hơn là các cụm từ miêu tả - cụ thể hoá (mưa
lạnh, nắng ngời…), các kết cấu diễn đạt mối quan hệ giữa TH hằng thể với
các TH khác cùng xuất hiện. Chính sự biến đổi về hình thức ngôn ngữ biểu đạt của THTM trong kết cấu văn bản tác phẩm văn học thƣờng xảy ra cùng với sự biến đổi về nội dung thẩm mĩ đƣợc biểu đạt, mang lại cái mới, cái cụ thể, sinh động cho THTM trong mỗi lần xuất hiện của nó.