CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
2.3. CÁC KIỂU KẾT HỢP TÍN HIỆU – TÍN HIỆU
2.3.2. Kết hợp trong một kết cấu sóng đơi
Trong luận án Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ – khơng
gian trong ca dao, tác giả Trƣơng Thị Nhàn cho rằng: “Các tín hiệu đi đơi với
nhau, sóng đơi với nhau thành các cặp tạm gọi là cặp tín hiệu sóng đơi, giữa các TH thƣờng có sự tƣơng đồng về ý nghĩa cũng nhƣ sự tƣơng đồng về vị trí và chức năng cú pháp” [31, tr 101]. Nhƣ vậy, ở kiểu kết hợp này các TH có mối quan hệ đẳng lập với nhau. Tuy nhiên, các TH phải vừa có sự tƣơng đồng vừa có sự khác biệt nhất định về mặt ngữ nghĩa.
Dựa trên tiêu chí đó, chúng tơi phân biệt các cặp TH thiên nhiên sóng đơi trong ca từ Trịnh Cơng Sơn theo các dạng kết hợp sau:
a. Kiểu sóng đơi thứ nhất
Là sự kết hợp giữa các TH thuộc cùng một nhóm hoặc tiểu nhóm danh từ nhƣng lại biểu hiện những sự vật cụ thể khác nhau, bao gồm:
+ D3 – D3: Nắng – Mƣa: 5
Ví dụ: “Nắng có hồng bằng đơi mơi em, mƣa có buồn bằng đơi mắt em” (Như cánh vạc bay).
+ D4b – D4b: Núi – Đất: 1
“Núi đứng quanh năm đất muôn đời nằm” (Giọt lệ thiên thu).
b. Kiểu sóng đơi thứ hai
Là sự kết hợp giữa các TH có cùng một nét nghĩa khái quát chỉ một bộ phận nào đó của thiên nhiên (cùng một nhóm danh từ) nhƣng lại khác nhau ở các nét nghĩa cụ thể hơn ( qua các tiểu nhóm), bao gồm:
+ D2a – D2b: Chim – Cá: 1
+ D4a – D4b: Trời – Đất: 1
“Trời cao đất rộng một mình tơi đi” (Lặng lẽ nơi này). + D4b – D4a:
Đất – Mặt trời: 1
“Mặt đất im mặt trời cúi nhìn, em hãy ngủ đi” (Em hãy ngủ đi). + D4c – D4a:
Sông – Trăng: 1 Sông – Mây: 1
Ví dụ: “Con sơng là qn trọ và trăng tên lãng du” (Biết đâu nguồn cội). + D4c – D4b:
Sơng – Đá: 3 Sóng – Núi: 1
Sơng – Đồi: 1 Suối – Núi: 1
Ví dụ: “Sơng cạn đá mịn” (Lặng lẽ nơi này). “Đừng buồn suối ơi, đừng buồn núi ơi” (Thưở bống là người).
c. Kiểu sóng đơi thứ ba
Là sự kết hợp giữa các TH có nét nghĩa khát quát khác nhau (thuộc các nhóm danh từ khác nhau) nhƣng lại có mối liên hệ mật thiết trong đời sống nhƣ: tồn tại trong cùng một không gian, là môi trƣờng sống của nhau....., gồm có:
+ D1 – D2: Hoa – Chim: 1
“Tạ ơn hoa sáng thơm cho mẹ, tạ ơn chim chiều hót cho cha” (Có nghe
đời nghiêng)
+ D2 – D4: Cành tre – Sơng: 1
+ D3 – D2: Gió – Lá : 1
“Đơi khi thấy trong gió bay lời em nói, đơi khi thấy trên lá cây ngày em đã xa tôi” (Rồi như đá ngây ngô).
+ D3 – D4: Gió – Mây: 1
“Bốn mùa nhƣ gió bốn mùa nhƣ mây” (Bốn mùa thay lá). + D4 – D1:
Đất – Hoa: 1 Suối – Lá: 1
Ví dụ: “Suối đón từng bàn chân em qua, lá hát từ bàn tay thơm tho” (Như cánh vạc bay).
+ D4 – D3:
Mây – Nắng: 2 Mây – Mƣa: 1
Ví dụ: “Mây che trên đầu và nắng trên vai” (Một cõi đi về).
Tổng cộng ở cả ba kiểu kết hợp sóng đơi có 19 cặp TH, xuất hiện 26 lần, trung bình: 1,4 lần / cặp sóng đơi).
d. Kiểu sóng đơi thứ tư
Là sự kết hợp giữa các tín hiệu thiên nhiên hằng thể tạo thành các từ ghép đẳng lập nhằm biểu hiện một ý nghĩa khái quát nào đó, gồm có:
+ Cát bụi: 5 (Ví dụ: “Ơi cát bụi tuyệt vời” – Cát bụi)
+Trời đất: 4 (Ví dụ: “Trời đất bao la cịn chìm đắm trong ta” – Chìm dưới cơn mưa. “Để cho trời đất báo tin lành vẫn bình n” – Chuyện đóa quỳnh hương).
+ Đất trời: 3 ( Ví dụ: “Xin cho bốn mùa đất trời lặng gió” – Hoa vàng mấy độ)
+ Đồi núi: 2 (Ví dụ: “Nhìn ra quanh đây đồi núi reo ca – Người về bỗng nhớ).
+ Mƣa bão: 2 (Ví dụ: “Ta ơm tình nặng trĩu nghe quanh đời mƣa bão” –
Yêu dấu tan theo).
+ Cỏ lá: 2 (Ví dụ: “Những đƣờng cỏ lá từng giọt sƣơng thu yêu em thật thà” – Hoa vàng mấy độ).
+ Gió mƣa: 1 (“Bàn tay chăn gió mƣa sang” – Biển nhớ).
+ Mƣa gió: 1 (“Tiếng ca bắt nguồn từ đất khơ từ mƣa gió – Dấu chân địa
đàng).
+ Gió mây: 1 (“Ngồi kia gió mây về ngàn” – Nắng thủy tinh).
+ Nắng mƣa: 1 “Có con đƣờng nằm nghe nắng mƣa – Em còn nhớ hay em đã quên).
+ Cỏ cây: 1 (“Lời cỏ cây hát trên da ngƣời” – Hãy khóc đi em).
Tổng cộng có 12 cặp TH, xuất hiện 25 lần. Kiểu kết hợp này thể hiện tƣ duy tổng hợp và biện chứng của Trịnh Cơng Sơn trong cách nhìn về thế giới thiên nhiên.
2.4. TIỂU KẾT
Trong ca từ Trịnh Công Sơn, hệ thống danh từ chỉ thiên nhiên đƣợc chia làm 4 nhóm với 65 danh từ với 944 lần xuất hiện (trung bình: 14,5 lần/từ). Đây là một tỉ lệ khá cao phản ánh bức tranh thiên nhiên rộng lớn, tồn diện và tình u của tác giả dành cho thiên nhiên. Số danh từ ở mỗi nhóm cũng khơng đồng đều nhau: chiếm số lƣợng lớn nhất là các danh từ ở nhóm D4 (Vật thể tự nhiên) với 22 danh từ (chiếm 33,8% tổng số danh từ) và ít nhất là các danh từ ở nhóm D3 (Hiện tƣợng tự nhiên) với 7 danh từ (chiếm 10,8% tổng số danh từ). Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do yếu tố khách quan vì các hiện tƣợng tự nhiên gần gũi với con ngƣời trong đời sống ít hơn nhiều so với các vật thể tự nhiên tồn tại xung quanh chúng ta. Các TH thiên nhiên đƣợc miêu tả nhiều nhất gồm: mưa (82 lần), nắng (64 lần), lá (49 lần), sông (33
Các THTM thiên nhiên đƣợc miêu tả - cụ thể hóa bằng 6 hình thức miêu tả: Nhóm từ ngữ chỉ sự vận động của thiên nhiên; nhóm từ ngữ chỉ sự vận động của con ngƣời (nhƣng đƣợc dùng cho thiên nhiên); nhóm từ ngữ chỉ trạng thái, tính chất của thiên nhiên; nhóm từ ngữ chỉ trạng thái, tính chất của con ngƣời (nhƣng đƣợc dùng cho thiên nhiên); nhóm từ ngữ chỉ khơng gian và nhóm từ ngữ chỉ định. Trong đó chiếm số lƣợng lớn nhất về số lần miêu tả các TH là nhóm từ ngữ chỉ trạng thái, tính chất của thiên nhiên (chiếm 38,3% tổng số lần đƣợc miêu tả và nhóm từ ngữ chỉ sự vận động của thiên nhiên (chiếm 28,0% số lần đƣợc miêu tả).
Trong các kiểu kết hợp tín hiệu – tín hiệu thì sự kết hợp giữa các TH thiên nhiên với chủ thể con ngƣời là phổ biến nhất, còn các kiểu kết hợp khác tƣơng đối đồng đều nhau và có số lƣợng khiêm tốn hơn. Nguyên nhân của sự khác biệt đó có thể xuất phát từ mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa thiên nhiên và chủ thể con ngƣời trong nhạc Trịnh Công Sơn.
Những đặc điểm nổi bật này vừa xuất phát từ hiện thực khách quan vừa xuất phát từ dụng ý nghệ thuật của Trịnh Công Sơn, mỗi điểm nổi bật đó đều truyền đạt những ý nghĩa thẩm mĩ độc đáo mà chúng tôi sẽ làm rõ ở chƣơng III.
CHƯƠNG 3
GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ THIÊN NHIÊN TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN
Ở chƣơng 2, chúng tôi đã khảo sát các hình thức ngôn ngữ biểu đạt THTM thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn. Trong chƣơng 3, chúng tơi sẽ tìm hiểu giá trị biểu đạt của các THTM thiên nhiên trong ca từ Trịnh Cơng Sơn ở hai bình diện: Giá trị biểu đạt chung của các THTM thiên nhiên và giá trị biểu đạt của các TH thiên nhiên tiêu biểu trong ca từ Trịnh Công Sơn.