CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
2.1. THỐNG KÊ VÀ PHÂN LOẠI
Nhƣ chúng tơi đã trình bày ở chƣơng 1, có sự phân biệt giữa tín hiệu đơn và tín hiệu kép, tín hiệu hằng thể và tín hiệu biến thể. Để tìm hiểu ý nghĩa thẩm mĩ của các tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn, đầu tiên chúng tơi sẽ xem xét các tín hiệu thiên nhiên là tín hiệu hằng thể và là tín hiệu đơn đƣợc biểu đạt bằng các danh từ. Chúng tôi sẽ tiến hành thống kê và phân loại đối với các danh từ biểu thị thiên nhiên, chỉ ra các danh từ, số lần xuất hiện và tỉ lệ xuất hiện trung bình của chúng.
2.1.1. Tiêu chí thống kê và phân loại
a. Tiêu chí thống kê
Để thống kê các danh từ biểu thị các TH thiên nhiên hằng thể trong ca từ Trịnh Công Sơn, chúng tơi dựa vào khái niệm “thiên nhiên” đƣợc trình bày trong Từ điển Tiếng Việt của cố GS. Hoàng Phê: “Thiên nhiên là tổng thể nói chung những gì tồn tại xung quanh con ngƣời mà khơng phải do con ngƣời tạo ra” [35, tr 1168].
b. Tiêu chí phân loại
Chúng tơi tiến hành phân loại các danh từ biểu thị các TH thiên nhiên hằng thể trong ca từ Trịnh Công Sơn theo trƣờng từ vựng ngữ nghĩa. Theo đó,
chúng tơi dựa vào các đặc tính vơ cơ hay hữu cơ, các đặc trƣng xuất hiện và tồn tại, không gian tồn tại ... để phân chia chúng thành 4 nhóm danh từ lớn và các tiểu nhóm nhỏ hơn trong đó.
2.1.2. Kết quả thống kê và phân loại
Trong phạm vi khảo sát của đề tài, chúng tôi đã thống kê đƣợc kết quả nhƣ sau:
Tổng số danh từ biểu thị thiên nhiên: 65 từ Tổng số lần xuất hiện các danh từ: 944 lần Tỉ lệ trung bình số lần xuất hiện/từ: 14,5 lần/từ.
a. Nhóm D1: Thế giới thực vật
Bao gồm các danh từ chỉ những bộ phận đặc trƣng của các loài thực vật và những danh từ chỉ các loài thực vật cụ thể đƣợc nhắc đến, gồm:
(1). D1a: Cây, cỏ (nói chung) và các bộ phận của cây: cây, cỏ, hoa, lá. (2). D1b: Các loại cây: bèo, phƣợng, tre, liễu, cơm nguội, bàng, dừa, nấm hoang.
(3). D1c: Các loài hoa: hoa hồng, hoa muối, hoa lan, hoa mai, quỳnh hƣơng, hoa sữa, sen, hoa vông, hoa tƣờng vi.
Tổng cộng có 21 từ, xuất hiện trên tổng số 169 lần (trung bình: 8,0 lần/từ).
b. Nhóm D2: Thế giới động vật
Bao gồm các danh từ chỉ các lớp chung của thế giới động vật và những danh từ chỉ các loài động vật cụ thể đƣợc nhắc đến, gồm:
(1). D2a: Các lồi động vật nói chung: thú, chim, cá, sâu.
(2). D2b: Các loài động vật cụ thể: bống, ngựa, bƣớm, vạc, hạc, én, gà, sâm cầm, chim âu, chim quyên, chim khuyên.
c. Nhóm D3: Hiện tượng tự nhiên
Bao gồm các danh từ chỉ các hiện tƣợng tự nhiên xảy ra đƣợc nhắc đến, gồm: nắng, mƣa, gió, bão, lũ, sấm, sƣơng.
Tổng cộng có 7 từ, xuất hiện trên tổng số 314 lần (trung bình: 44,9 lần/từ).
d. Nhóm D4: Vật thể tự nhiên:
Bao gồm những vật có những thuộc tính vật lí nhất định tồn tại trong thế giới thiên nhiên đƣợc nhắc đến, đƣợc chúng tôi phân chia theo ba không gian tồn tại của chúng (bầu trời, mặt đất, dƣới nƣớc), gồm:
(1). D4a: mặt trời, trăng, sao, mây, trời
(2). D4b: đất, đá, sỏi, cát, bụi, đồi, núi, bờ, cồn. (3). D4c: sông, suối, khe, vực, thác, biển, sóng, nƣớc
Tổng cộng có 22 từ, xuất hiện trên tổng số 377 lần (trung bình: 17,1 lần/từ).
Chúng ta có thể khái qt sự phân bố giữa các nhóm danh từ về số lƣợng danh từ, số lần xuất hiện và tỉ lệ số lần xuất hiện/từ trong mỗi nhóm qua bảng sau:
Bảng 2.1: Tần số xuất hiện của các nhóm TH thiên nhiên
Nhóm danh từ
Số danh từ Số lần xuất hiện Tỉ lệ trung bình số lần xuất hiện từ Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % D1 (Thế giới thực vật) 21 32,3 169 17,9 8,0 D2 (Thế giới động vật) 15 23,0 84 8,9 5,6 D3 (Hiện tƣợng tự nhiên) 7 10,8 314 33,3 44,9 D4 (Vật thể tự nhiên) 22 33,8 377 39,9 17,1 Tổng 65 100 944 100 14,5
Từ kết quả thống kê và phân loại trên, chúng tôi rút ra nhận xét nhƣ sau: có sự phân bố khơng đồng đều giữa các nhóm danh từ về số lƣợng từ, số lần xuất hiện, tỉ lệ trung bình số lần xuất hiện/từ. Các nhóm danh từ có số lƣợng các danh từ nhiều nhất là nhóm D1 (Thế giới thực vật) và nhóm D4 (Vật thể tự nhiên) lần lƣợt là 21 và 22 danh từ (chiếm tỉ lệ 32,3% và 33,8% tổng số danh từ). Các danh từ ở nhóm D3 có số lƣợng ít nhất với 7 danh từ (chiếm 10,8% tổng số danh từ). Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do yếu tố khách quan vì các hiện tƣợng tự nhiên gần gũi với con ngƣời trong đời sống ít hơn nhiều so với thế giới thực vật phong phú và các vật thể tự nhiên tồn tại xung quanh chúng ta.
Tuy nhiên, sự khác biệt về số lƣợng danh từ không tƣơng ứng với sự khác biệt về số lần xuất hiện. Nhóm danh từ D4 với 22 danh từ có 377 lần xuất hiện (chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số lần xuất hiện – 39,9%) thì nhóm danh từ D3 chỉ với 7 danh từ nhƣng có đến 314 lần xuất hiện (chiếm tỉ lệ 33,3% tổng số lần xuất hiện) với 201 lần miêu tả (nhiều nhất trong các nhóm TH). Sở dĩ nhóm D3 xuất hiện và đƣợc miêu tả nhiều nhƣ vậy vì nó có những TH thiên nhiên rất gần gũi với con ngƣời, dễ khơi gợi cảm xúc trong tâm hồn ngƣời nghệ sĩ và đƣợc Trịnh Công Sơn đặc biệt yêu mến nhƣ mưa, nắng...