VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ TRỊNH CÔNG SƠN VÀ CA TỪ TRỊNH CÔNG

Một phần của tài liệu Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ trịnh công sơn (Trang 34 - 37)

CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.3. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ TRỊNH CÔNG SƠN VÀ CA TỪ TRỊNH CÔNG

CƠNG SƠN

1.3.1 Trịnh Cơng Sơn- ngƣời du ca qua mọi thời đại

Trịnh Công Sơn (28.2.1939 – 1.4.2001) là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam. Trịnh Công Sơn quê làng Minh Hƣơng, tổng Vĩnh Tri, huyện Hƣơng Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông sinh tại cao nguyên Lạc Giao (phƣờng Thống Nhất, Ban Mê Thuột, Đắk Lắk). Ông lớn lên tại Huế, tốt nghiệp Đại học Sƣ phạm tại Qui Nhơn. Sau đó ơng vào Bảo Lộc (Lâm Đồng) và làm nghề dạy học. Ông bắt đầu viết nhạc năm 1958. Tác phẩm đầu tiên của ông là “Ƣớt mi”, đƣợc xuất bản năm 1959, từ đó tên tuổi của ông đƣợc nhiều ngƣời biết đến.

Những năm sau 1975, ơng làm việc tại tạp chí Sóng nhạc của Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh. Từ thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác trở lại với những tác phẩm ca ngợi chế độ mới có giá trị nhƣ: Em ở nơng trường em ra biên giới, Huyền thoại mẹ... Ngồi âm nhạc, ơng cịn đƣợc

biết đến với tƣ cách là nhà thơ, họa sĩ dù không chuyên.

Trong các sáng tác của Trịnh Công Sơn, mỗi tác phẩm không những mang đậm một phong cách riêng mà còn gửi gắm một triết lý. Ơng từng chỉ nhận mình là một kẻ hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm, những nỗi niềm ƣu tƣ của cuộc đời. Tác phẩm của ơng phần lớn là tình ca vì tình yêu là đề tài lớn nhất trong các nhạc phẩm của ơng. Nhạc tình của ơng đa số là nhạc buồn thƣờng dùng để diễn tả tâm trạng buồn chán, cô đơn hay nỗi sầu ly biệt, sự nuối tiếc quá khứ trong tình yêu... Nhạc sĩ Thanh Tùng từng gọi Trịnh Công Sơn là “ngƣời Việt Nam viết tình ca hay nhất thế kỷ” (34, tr 307). Tên tuổi của Trịnh Cơng Sơn cịn gắn liền với một loại nhạc mang tính chất chống chiến tranh, ca ngợi hịa bình mà ngƣời ta thƣờng gọi là nhạc phản chiến (sau này gọi là Ca khúc da vàng). Những lời ca trong nhạc phản chiến của ông rất chân tình, xúc động mà khơng hề yếu đuối, bi lụy. Ngồi các bản

nhạc tình và nhạc phản chiến, ơng cịn để lại những tác phẩm viết về quê hƣơng và một số bài hát viết cho thiếu nhi thể hiện tình yêu trong sáng, nồng nàn với con ngƣời và cuộc đời. Nhạc của Trịnh Công Sơn đƣợc rất nhiều ca sĩ thể hiện, nhƣng thành công hơn cả là ca sĩ Khánh Ly.

Sự nghiệp sáng tác của Trịnh Công Sơn đƣợc ghi nhận bằng nhiều giải thƣởng lớn cả ở trong và ngoài nƣớc nhƣ: Giải thƣởng đĩa vàng ở Nhật Bản với bài hát “Ngủ đi con” năm 1972; giải thƣởng cho bài hát hay nhất trong phim “Tội lỗi cuối cùng”; giải nhất của cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh” với bài “Em ở nông trƣờng em ra biên giới”; giải nhất cuộc thi “Hai mƣơi năm sau” với bài “Hai mƣơi mùa nắng lạ”; năm 1997 ông đoạt giải thƣởng lớn của Hội nhạc sĩ cho một chuỗi bài hát: “Xin trả nợ ngƣời”, “Sóng về đâu”; “Em đi bỏ lại con đƣờng”, “Ta đã thấy gì hơm nay”. Ơng cịn vinh dự có tên trong Tự điển bách khoa Pháp.

Trịnh Cơng Sơn nhìn nhận cuộc đời và giành tình cảm cho đời một cách rất giản đơn, khơng hề tham vọng. Ơng suy nghĩ một cách thản nhiên rằng cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống. Và ông quan niệm rằng “sống trong đời sống cần có một tấm lịng” dù chỉ “để gió cuốn đi” (Để gió

cuốn đi). Suốt một đời miệt mài sáng tác và ca hát cho loài ngƣời, tác phẩm của

ơng sống mãi trong lịng ngƣời u nhạc. Trịnh Công Sơn đã thắp lửa và truyền lửa yêu thƣơng trong trái tim nhân loại qua năm tháng.

1.3.2 Ca từ Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc Trịnh quả thật vô cùng đa đạng. Trong các ca khúc của ơng, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều chủ thể là con ngƣời, thế giới tự nhiên, không gian, thời gian.... Những ca từ này luôn đƣợc sử dụng với những dụng ý nghệ thuật rất riêng và đặc sắc.

Nói đến âm nhạc là phải nói đến giai điệu bởi đó là điểm đặc trƣng nhất để phân biệt âm nhạc với các loại hình nghệ thuật khác và khơi gợi đƣợc vô vàn cảm xúc từ ngƣời nghe.Tuy nhiên, trong âm nhạc Trịnh Công Sơn thật

khó để so sánh xem giữa ca từ và giai điệu cái nào quan trọng hơn vì ca từ chiếm một địa vị rất quan trọng trong các sáng tác của ông. Thƣởng thức âm nhạc của Trịnh Cơng Sơn khơng chỉ là đắm mình trong thế giới của giai điệu mà quan trọng hơn là phải nghe và suy ngẫm về ý nghĩa của lời ca. Nếu ngƣời ca sỹ hát không rõ lời, ngƣời nghe không thể nào hiểu thấu ý nghĩa của ca khúc. Khánh Ly thành công với ca khúc Trịnh Công Sơn không chỉ nhờ giọng ca đặc biệt mà còn nhờ cách nhả chữ rõ ràng làm cho ngƣời nghe dễ hiểu những nội dung mà tác giả muốn gửi gắm trong các nhạc phẩm.

Ngồi hình ảnh phong phú, ca từ Trịnh Cơng Sơn cịn mang nhiều tính ẩn dụ đơi khi làm ngƣời nghe khó hiểu, mà chính tác giả cũng khơng thể nào giải thích một cách đơn giản những suy nghĩ của mình đã chuyển tải sang ngơn ngữ âm nhạc. Chẳng hạn “hòn đá lăn trên đồi, hòn đá rớt xuống cành mai, rụng cánh hoa mai gầy, chim chóc hót tiếng sau cùng” (Ngẫu nhiên). Quả đúng là “tự mình biết riêng mình, và ta biết riêng ta” (Ngẫu nhiên). Tuy nhiên lại có trƣờng hợp, chỉ cần một câu trong ca khúc nào đó đủ tác động sâu sắc khiến ngƣời nghe suốt đời khơng thể qn vì đã lí giải đƣợc những băn khoăn đã trở thành bản chất và muôn đời nhƣ “Trăm năm vô biên chƣa từng hội ngộ, chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà” (Một cõi đi về).

Ln có những cuộc hơn phối của những hình ảnh trong ca từ Trịnh Cơng Sơn. Và nó đƣợc “lạ hóa” bằng những biện pháp tƣ từ nhƣ: nhân hóa “Khi tình đã vội qn, tim lăn trên đƣờng mòn. Trên giọt máu cuồng điên, con chim đứng lặng câm” ( Ru ta ngậm ngùi); ẩn dụ “Ngồi phố mùa đơng đơi mơi em là đốm lửa hồng” (Ru đời đi nhé); hốn dụ “Một cuộc tình nhỏ bé bên đôi môi hồng đào” (Môi hồng đào) hay câu hỏi tu từ “Làm sao em biết bia đá không đau?” (Diễm xưa) để tạo ra những hình ảnh lạ, khác thƣờng và đẹp.

Trịnh Công Sơn đã sáng tạo không ngừng nghỉ để sản sinh ra những ca từ hay và đẹp. Và chúng luôn thấm đẫm chất thơ, mỗi một nhạc phẩm của ông giống nhƣ một bài thơ đầy màu sắc, hình ảnh và thể hiện cái nhìn tinh tế và

trìu mến yêu thƣơng của ngƣời nghệ sĩ đối với cuộc sống. Ơng đƣa vào trong các tác phẩm của mình rất nhiều những sự vật, sự việc, hiện tƣợng gần gũi với cuộc sống con ngƣời để biểu đạt những giá trị về cái đẹp một cách bình dị. Chính vì vậy mà trong ca từ của ơng xuất hiện hàng loạt THTM, và một trong những TH nổi bật nhất đƣợc Trịnh Công Sơn sử dụng là các TH thiên nhiên. Việc tìm hiểu THTM thiên nhiên trong luận văn của chúng tơi nhằm mục đích góp phần vào việc nắm bắt sâu hơn đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong ca từ Trịnh Công Sơn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ trịnh công sơn (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)