Thế giới nội tâm của ngƣời nghệ sĩ

Một phần của tài liệu Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ trịnh công sơn (Trang 78 - 88)

CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

3.1. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CHUNG CỦA CÁC THTM THIÊN NHIÊN

3.1.2. Thế giới nội tâm của ngƣời nghệ sĩ

Sinh thời, Trịnh Công Sơn quan niệm: “Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình u. Thân phận thì hữu hạn. Tình u thì vơ cùng. Chúng ta làm cách nào ni dƣỡng tình u để tình u có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời” [47, tr 11]. Chính vì thế, các TH thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn bên cạnh tạo nên bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc còn diễn tả những tâm tƣ, tình cảm của ngƣời nghệ sĩ về cuộc sống, thân phận và tình yêu.

a. THTM thiên nhiên biểu đạt tình yêu cuộc sống của người nghệ sĩ

Nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng ln bắt nguồn từ cuộc sống, cuộc sống vừa là cội nguồn sáng tạo vừa là thƣớc đo giá trị cho những tác phẩm chân chính. Và đã nói đến nghệ thuật là phải gắn liền với yếu tố cảm xúc: lòng yêu mến, cảm phục, ngợi ca... hay nói cách khác nghệ thuật đƣợc khơi gợi và thăng hoa từ tình yêu cuộc sống của những ngƣời nghệ sĩ tài hoa.

Âm nhạc của Trịnh Công Sơn cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Các nhạc phẩm của ơng đã phản ánh rất nhiều đề tài khác nhau bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống nhƣ: quê hƣơng, thân phận, tình yêu... với các cung bậc cảm xúc vui tƣơi, buồn bã, tiếc nuối, lo âu... thể hiện cái nhìn nhiều chiều và tinh

tế về sự sống xung quanh. Điều đó thể hiện tình u và sự gắn bó sâu nặng của ơng với cuộc đời, một tình u mà có khi chính bản thân ơng cũng khơng thể lí giải nổi: “Tôi là ai, là ai mà yêu quá đời này?” (Tôi ơi đừng tuyệt vọng). “Tôi là ai” mà giữa những nỗi tuyệt vọng, những nỗi u sầu, những suy tƣ lặng lẽ vẫn thấy đời sống quanh đây thật là tƣơi đẹp, đời sống quanh đây có biết bao lời mời chào lƣu luyến nhƣ muốn níu kéo bƣớc chân của ngƣời khách lãng du lang thang ở trọ chốn trần gian. Tình yêu cuộc sống trong các nhạc phẩm của ông vừa là tiếng reo vui trƣớc cỏ cây, hoa lá vừa là tiếng thở dài tiếc nuối cho sự hữu hạn của kiếp ngƣời, vì thế nó vừa biểu hiện trực tiếp lại vừa ẩn dấu sâu lắng sau những hình ảnh, câu chữ mộc mạc, bình dị.

Ơng u đời, yêu ngƣời nhƣng trong cảm nhận của ông cuộc đời không phải lúc nào cũng là vƣờn trần đẹp đẽ. Cuộc sống có những lúc chan chứa nỗi buồn và thiên nhiên cũng đầy tâm trạng khiến tác giả tự dự cảm về một cái chết ngay khi đang sống mà thực chất, với ơng, đó là sự trở về sau những ngày tháng rong chơi giữa cuộc đời, là trở về với cái hƣ không – cái không màu, không sắc, không buồn vui nhƣng lại là cái vĩnh viễn. Phải chăng, đó cũng chính là sự giải thốt khỏi những muộn phiền của phận kiếp. Vì vậy có những lúc tác giả thấy thân mình giống nhƣ “chìm dƣới đất kia hạt cát bao la” (Chìm dưới cơn mưa), cảm nhận đƣợc dòng chảy của thiên nhiên là để con ngƣời rút ngắn kiếp ở trọ trần gian và cuối cùng “rồi dịng sơng cũng miên man đƣa ngƣời về mộ phần” hay “một hơm buồn ra ngắm dịng sông, một hôm buồn lên núi nằm xuống” (Tự tình khúc). Có những khi, tác giả tự nhận thấy con đƣờng giải thốt của mình khi “một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời” (Bên đời hiu quạnh) và “tôi thu tôi bé lại làm mƣa tan giữa trời” (Biết đâu

nguồn cội). Cái chết với Trịnh Cơng Sơn khơng phải là cái gì bất ngờ, xa lạ.

Ngay từ lúc sinh thời ơng đã cảm nhận đƣợc về nó trong nhiều khoảnh khắc của đời sống. Phải chăng điều đó chứng tỏ Trịnh Cơng Sơn quá chán nản và

hững hờ với cuộc sống? Hẳn nhiên đó khơng phải là lí do, vì chúng ta biết ông yêu ngƣời và yêu đời tha thiết, ông mơ tƣởng về cái chết ngay cả khi cịn sống một cách bình thản, nhẹ nhàng, khơng sợ hãi để tự nhắc nhở mình về cái hữu hạn của số kiếp con ngƣời. Điều đó vừa gợi lên nỗi ƣu phiền vì đời nhiều bất hạnh lại hết sức ngắn ngủi đồng thời là sự khích lệ con ngƣời phải biết yêu đời dù nhiều khi nó khiến ta phải u sầu hay rơi lệ.

b. THTM thiên nhiên biểu đạt những nỗi buồn của thân phận

Trong rất nhiều sáng tác của mình, Trịnh Cơng Sơn đã đề cập đến sự mong manh, nhỏ bé và hữu hạn của thân phận con ngƣời trƣớc vòng quay luân hồi của tạo hóa. “Thân phận” là “ địa vị xã hội thấp hèn hoặc cảnh ngộ không may mà con ngƣời khơng sao thốt khỏi đƣợc, do số phận định đoạt” [35, tr 1147]. Thân phận trong nhạc Trịnh Cơng Sơn vì thế cũng là những số phận khơng may mắn, yếu đuối trƣớc những sóng gió của cuộc đời. Thấm nhuần tƣ tƣởng vô thƣờng của Phật giáo, Trịnh Công Sơn cảm nhận đƣợc cái ngắn ngủi của kiếp ngƣời ở chốn trần gian và mang nặng nỗi buồn về thân phận vì đời là bể khổ, vì vậy những kiếp nhân sinh nhỏ bé làm sao có thể tránh đƣợc quy luật nghiệt ngã ấy ngay từ khi: “Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp ngƣời” (Gọi tên bốn mùa).

Thiên nhiên thuộc về tạo hóa và đó là vịng tuần hồn vơ tận đối lập với sự hữu hạn của kiếp ngƣời. Đời ngƣời là ngắn ngủi và tuổi trẻ đã ra đi không bao giờ trở lại trong khi hoa tàn rồi hoa lại nở, hết đông rồi trời lại sang xuân. Nhƣng với cách cảm nhận mang nặng nỗi buồn nhân thế, Trịnh Cơng Sơn vẫn tìm ra sự đồng điệu giữa thiên nhiên và thân phận con ngƣời. Thi hào Nguyễn Du từng viết: “Ngƣời buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, Trịnh Cơng Sơn cũng đồng điệu với triết lí đó. Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.2 chúng ta thấy trong nhóm các từ loại mà ông dùng để miêu tả - cụ thể hóa các TH thiên nhiên hằng thể thì các từ (cụm từ) chỉ sự vận động của con ngƣời và các từ (cụm từ)

chỉ trạng thái, tính chất của con ngƣời chiếm số lƣợng đặc biệt ( lần lƣợt là 91 từ và 48 từ - chiếm tỉ lệ lần lƣợt là 23,0% và 12,1% tổng số đơn vị miêu tả). Sở dĩ chúng tơi nói đặc biệt là vì dù số liệu đƣa ra không phải là quá cao nhƣng ở đây nó lại đang đƣợc dùng để miêu tả - cụ thể hóa TH thiên nhiên thì vẫn là một con số đáng lƣu ý. Nó cho thấy cái nhìn đầy cảm xúc của Trịnh Cơng Sơn với thiên nhiên và sự đồng điệu mạnh mẽ giữa thiên nhiên và tâm trạng của con ngƣời. Điều đó cũng lí giải vì sao nhạc sĩ họ Trịnh lại xem thiên nhiên là ngƣời bạn, ngƣời tình trong cuộc sống.

Trong số các động từ, tính từ chỉ con ngƣời mà Trịnh Công Sơn dùng để cụ thể hóa các TH thiên nhiên thì hầu hết chúng đều mang nét nghĩa chỉ sự biệt li, nỗi buồn, sự cô đơn, bất hạnh – chúng gần gũi với thân phận con ngƣời. Những động từ nhƣ nhớ, chết, gọi sầu, đứng lặng câm, tự tình, thở dài,

thiếu nợ, thương thay... vốn là những hành động của con ngƣời trong những

thời khắc khó khăn, u sầu, tuyệt vọng nay lại đƣợc dùng cho mưa, nắng, gió, mây, sơng, biển... những sự vật, hiện tƣợng vô tri vô giác tƣởng chừng nhƣ

không bao giờ biết buồn vui. Mà quả thực chúng làm gì biết buồn vui, sở dĩ ở đây chúng mang nặng nỗi niềm là bởi đƣợc phản chiếu qua tâm hồn nhân hậu và đa đoan của ngƣời nghệ sĩ. Thiên nhiên cũng giống nhƣ con ngƣời: thiên nhiên khi xanh tƣơi khi héo úa, lúc rực rỡ lúc tàn phai giống nhƣ số phận con ngƣời có nụ cƣời có nƣớc mắt, có hạnh phúc có khổ đau. Với nỗi niềm thân phận u hoài, thiên nhiên trong con mắt Trịnh Công Sơn cũng vận động nhƣng là sự vận động mệt mỏi, khó khăn nhƣ gánh nặng mà chúng ta phải đeo mang trong kiếp con ngƣời. Bởi vậy ta thấy tia nắng vốn ấm áp rực rỡ là thế thì trong âm nhạc của ơng “nắng không gọi sầu”, “nắng chết trên sông dài” (Hạ

trắng), cơn gió vốn reo vui tự do trong khơng trung thì nhiều lúc ơng nghe

nhƣ tiếng gió đang thở dài, đang than van hay nỗi buồn cho số phận con

Cũng giống nhƣ các động từ, hệ thống các tính từ chỉ trạng thái, tính chất của con ngƣời mà Trịnh Cơng Sơn dùng để cụ thể hóa TH thiên nhiên cũng mang những nét nghĩa chỉ nỗi buồn, sự cô đơn, bất hạnh nhƣ: quạnh hiu, lặng

lẽ, lạnh lùng, hư hao, hoang vu, khô héo, lẻ loi, bâng khuâng... Nếu chúng ta

tách biệt những từ này khỏi những thực thể thiên nhiên mà chúng miêu tả thì ta có thể vẽ nên chân dung một con ngƣời trầm tƣ và sầu muộn, nhỏ bé và đơn côi trƣớc cuộc đời rộng lớn.

Nhƣ vậy, thiên nhiên ở đây khơng chỉ gần gũi với con ngƣời mà nó đã hóa thân để trở thành thân phận, cũng mang nặng nỗi niềm và cảm nhận hết những nỗi buồn của bao kiếp ngƣời đến rồi đi qua cõi nhân gian. Cái khô héo của cảnh vật mà Trịnh Công Sơn nói đến chính là cái khơ héo của lịng ngƣời. Sự tàn phai của hoa lá giống nhƣ đời ngƣời rồi sẽ trở về cõi thiên thu. Khi “những hẹn hị từ nay khép lại” thì lúc đó “thân nhẹ nhàng nhƣ mây” (Như

một lời chia tay), nghĩa là con ngƣời trở thành thiên nhiên: tự do, tự tại và bỏ

lại bao hội ngộ, chia ly của phận ngƣời. Đôi khi, ông tƣởng tƣợng ra những cuộc trò chuyện của thiên nhiên nhƣng thực chất là để biểu lộ tâm tƣ thay cho chính mình. Trong cuộc đời, con ngƣời có yêu thƣơng, thù hận, giả dối, trách hờn, có hứa hẹn và lãng quên, phụ rẫy...Thiên nhiên trong cảm nhận của Trịnh Cơng Sơn cũng có những mối quan hệ tình cảm đó, vì thế nên “con sơng là quán trọ và trăng tên lãng du” để rồi “trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra” (Biết đâu nguồn cội). Thiên nhiên đi vào trong tâm thức của con ngƣời, sự đồng điệu mà chúng ta có thể nắm bắt đƣợc bằng thị giác và cả tâm hồn nhƣ khi thấy: “Trời xanh trong mắt em sâu, mây xuống vây quanh giọt sầu” (Còn tuổi nào cho em). Nỗi sầu của con ngƣời đã trở thành nỗi sầu của thiên nhiên.

Bên cạnh sự đồng điệu, tác giả có sự đối lập giữa tự nhiên và thân phận con ngƣời để nhận ra “đƣờng đời í a khơng xa, sao chồn ối à gối chân” (Cũng

sẽ chìm trơi), có lẽ trong cuộc tranh đấu với tạo hóa thì con ngƣời mn đời là

kẻ thiệt thịi vì tạo hóa thì rộng lớn, vơ tận mà con ngƣời thì nhỏ bé. Vì vậy cuối cùng “cũng sẽ chìm trơi”, nghĩa là dù hạnh phúc hay bất hạnh thì cũng tan vào cõi hƣ khơng. Trƣớc thiên nhiên lồi ngƣời muôn đời là lữ khách cơ đơn, “trời cao đất rộng một mình tơi đi, một mình tơi đi. Đời nhƣ vơ tận, một mình tơi về, một mình tơi về với tơi” (Lặng lẽ nơi này). Không chỉ nhỏ bé, cô đơn trƣớc thiên nhiên, phận ngƣời còn chịu biết bao bất hạnh từ những cơn giận dữ của thiên nhiên tƣợng trƣng cho những trắc trở, éo le của số phận. Con ngƣời mất phƣơng hƣớng trong cuộc đời khi “ngọn gió hƣ hao thổi suốt đêm thâu, đời sẽ lênh đênh nơi nao, cồn bãi hoang vu bạc đầu” (Có một ngày

như thế). Câu hát cất lên khiến chúng ta cảm nhận đƣợc cái lạnh giá từ bên

ngồi thấm sâu vào tận tâm can. Hay đó là sự xót xa bởi “mới hơm nào bão trên đầu, lời ca đau trên cao” (Dấu chân địa đàng).

Thân phận thƣờng đƣợc Trịnh Cơng Sơn tìm thấy sự đồng điệu với thiên nhiên là ngƣời phụ nữ, là em – đối tƣợng đƣợc ông ƣu ái đặc biệt trong các

sáng tác của mình. Có lẽ bởi vì nếu cuộc đời con ngƣời là dịng chảy của biết bao thăng trầm khơng ai ngờ đƣợc thì ngƣời phụ nữ chính là những thân phận nhỏ bé, yếu đuối và đáng thƣơng nhất. Tác giả “thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mƣa” (Rừng xưa đã khép), “thấy em lênh đênh trên dòng nƣớc lũ”, “nghe tiếng em run theo từng ngọn gió bấc”, “nghe tiếng em vang lên trong một ngày bão tố ra đời” (Ru đời đã mất), rồi “nửa bóng xuân qua ngập ngừng nghe trời gió lộng mà thƣơng” (Biển nhớ)... Nhân vật em ở đây thật tội nghiệp, thật đáng thƣơng đối lập với thiên nhiên đầy bất trắc. Nhƣ thế thiên nhiên không chỉ đồng cảm với nỗi bất hạnh của con ngƣời mà nó cịn đƣợc dùng tƣợng trƣng cho nguyên nhân của những bất hạnh ấy.

Mối tƣơng quan giữa thiên nhiên và thân phận con ngƣời trong ca từ Trịnh Công Sơn đƣợc phản ánh ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nó thể hiện cái

nhìn tồn diện, nhiều chiều của ngƣời nghệ sĩ đối với cuộc sống bởi khơng có cái gì là tuyệt đối giữa cuộc đời này, trong niềm vui đôi khi ẩn chứa cả nỗi buồn và trong nụ cƣời lấp lánh giọt nƣớc mắt. Vì thế, thiên nhiên vừa là sự đồng hiện lại vừa đối lập với thân phận. Ngồi ra, thiên nhiên cịn trở thành một ngƣời bạn sẻ chia, một nguồn an ủi động viên giúp con ngƣời vƣợt qua những nỗi buồn thân phận, để con ngƣời tìm đƣợc niềm vui hồn nhiên, trong trẻo từ trong nỗi đau và biết cách bƣớc ra từ niềm tuyệt vọng. Tác giả dùng thiên nhiên làm đối tƣợng so sánh để mong chúng ta chấp nhận cuộc sống một cách bình thản nhƣ bản thân nó vốn có, để có thể xem nỗi buồn và những niềm vui cũng nhƣ ngày nắng ngày mƣa xen kẽ. Khi đó: “Ngày vui em với đất kia xanh tƣơi nhƣ cỏ cây. Ngày buồn em với hoa kia âu lo trong tàn phai” (Đời cho ta thế). Cuộc đời sẽ trở nên thật nhẹ nhàng, thanh thản và em cũng

sẽ khơng cịn cơ đơn ƣu phiền nữa bởi quanh em là cỏ cây hoa lá và chúng hiểu đƣợc nỗi lòng của em. Thiên nhiên mang đến nhiều biến động nhƣng

thiên nhiên cũng biết khép lại những nỗi buồn quá khứ để khích lệ những phận ngƣời bất hạnh biết bỏ lại sau lƣng những nỗi buồn vì “mùa xuân đã đến em hãy ra về, rừng xƣa đã khép em hãy ra đi” (Rừng xưa đã khép). Thiên nhiên còn trở thành biểu tƣợng của hạnh phúc, của hy vọng để giúp em thêm tin yêu vào cuộc sống , mong em hãy tin rằng “bao buồn xƣa sẽ quên, hãy yêu khi đời mang đến một cành hoa giữa tâm hồn”(Đời gọi em biết bao lần). Thiên nhiên đơi khi cịn là niềm tuyệt vọng khơng thể nói thành lời, khi “nắng vàng phai nhƣ một nỗi đời riêng”, đó là lúc con ngƣời bất lực và muốn bng tay trƣớc số phận nhƣng rồi thì vẫn nhận ra quy luật “em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh” (Tơi ơi đừng tuyệt vọng). Đây là một sự đồng cảm lặng lẽ, một lời an ủi ngắn ngủi nhƣng có giá trị lớn lao bởi nó đã thấu hiểu đƣợc những bi kịch trong đời sống tinh thần của con ngƣời mà có lẽ chỉ nhìn vào sự tàn phai, biến chuyển của thiên nhiên chúng ta mới có thể chấp nhận nó là quy luật của

cuộc sống, tuy khắc nghiệt nhƣng rất khách quan. Từ đó, ta rộng lƣợng hơn với những khó khăn, trắc trở và với chính mình. Ta cảm nhận sự vƣơn lên mạnh mẽ từ một lời động viên chân thành và giản dị nhất: “Tôi ơi, đừng tuyệt vọng”.

c. THTM thiên nhiên biểu đạt những cung bậc cảm xúc của tình yêu

Theo Trịnh Công Sơn, thân phận gắn liền với tình u, và ơng mong lồi ngƣời hãy dùng tình yêu để cứu rỗi thân phận, dựa vào tình yêu để quên đi những buồn bã suy tƣ của phận ngƣời hữu hạn trong cõi nhân gian. Có lẽ đây là một trong những ngun nhân lí giải vì sao ơng đƣợc mệnh danh là nhạc sĩ của tình ca, vì sao số lƣợng ca khúc viết về tình u trong nhạc Trịnh Cơng Sơn nhiều và hay đến vậy. Tình u là đề tài mn thuở của nghệ thuật và cũng là một trong những tình cảm thiêng liêng cao quý nhất của con ngƣời. Đó là sự hội tụ của nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: lƣu luyến, nhớ

Một phần của tài liệu Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ trịnh công sơn (Trang 78 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)