GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CHUNG CỦA CÁC THTM THIÊN NHIÊN

Một phần của tài liệu Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ trịnh công sơn (Trang 68)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CHUNG CỦA CÁC THTM THIÊN NHIÊN

3.1.1. Bức tranh thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn

Khi nhắc đến cuộc sống con ngƣời không thể không nói đến thiên nhiên, thiên nhiên là cái nôi nuôi dƣỡng sự sống, tạo ra môi trƣờng để xã hội loài ngƣời tồn tại, phát triển, đồng thời thiên nhiên cũng là ngọn nguồn sáng tạo của bao kiệt tác âm nhạc, hội họa, thơ ca... trong đó có những bản tình ca của Trịnh Công Sơn. Thông qua hệ thống THTM thiên nhiên trong ca từ các nhạc phẩm của mình, ngƣời nghệ sĩ tài hoa đã dùng ngôn từ để vẽ nên một bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động, đẹp, lãng mạn và gắn bó mật thiết với cuộc sống con ngƣời.

a. Bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động

Nhìn vào bảng 2.1, chúng ta thấy số lƣợng danh từ mà chúng tôi thống kê đƣợc thông qua khảo sát có thể đƣợc xem là lớn (65 danh từ) với 944 lần xuất hiện, trung bình 14,5 lần/từ. Điều đó cho thấy sự ƣu ái của ông dành cho thiên nhiên và cũng vì thế mà bức tranh cuộc sống hiện lên thật phong phú, sinh động trong âm nhạc Trịnh Công Sơn. Trong những văn bản ca từ ngắn gọn, sâu lắng và đầy chất thơ ấy là một thế giới tự nhiên bao la, rộng lớn và đầy màu sắc. Chúng ta thấy hình ảnh của những cánh chim nhỏ bé, những dòng sông cuộn chảy, những mƣa nắng hàng ngày hay những cỏ cây hoa lá

xanh tƣơi hiền hòa dù trong đời thực nó rất bình dị, quen thuộc, bé nhỏ, lặng lẽ nhƣ cỏ, bèo, me, phượng... Tất cả đi vào nhạc Trịnh Công Sơn một cách

nhẹ nhàng, tự nhiên nhƣ chúng vốn dĩ thuộc về nơi ấy, không có sự gƣợng ép, khoa trƣơng. Bên cạnh những trời, đất gợi sự bao la kì vĩ ẩn chứa bao điều bí ẩn của sự sống là những cỏ, những rêu mong manh yếu đuối. Cũng hiếm có nhạc sĩ nào đƣa vào các nhạc phẩm của mình một thế giới động vật phong phú nhƣ Trịnh Công Sơn với những chim, những ngựa, những gà... Chúng

vừa tái hiện bức tranh đời sống chân thực vừa biểu trƣng cho những giá trị thẩm mĩ mà ngƣời nhạc sĩ gửi gắm vào tác phẩm. Một cánh chim gợi ra sự tự do, sự cô đơn và cái hữu hạn, nhỏ bé của kiếp ngƣời trƣớc vũ trụ bao la và cuộc sống vô cùng vô tận. Hình ảnh những chú ngựa rong ruổi đƣờng xa gợi sự liên tƣởng đến cõi đi về của con ngƣời để tìm đến chốn xa xôi nào đó. Thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn còn là một thế giới những vật thể tồn tại ngàn đời chứng kiến bao thăng trầm biến động của lịch sử loài ngƣời, đó là trời, là đất, là mây, là mặt trăng, mặt trời, cát, đá, sỏi, bụi, là sông, suối,

biển... trong đó những vật thể xuất hiện nhiều nhất là sông (33 lần), mây (27

lần), biển (14 lần), trăng (12 lần)... Trịnh Công Sơn đã xây dựng nên những

bức tranh âm nhạc đầy linh hồn từ những vật thể vô tri vô giác, âm thầm lặng lẽ này bởi với ông chúng vừa là biểu trƣng cho cái bất biến, cái vĩnh hằng của đời sống vừa biểu hiện cho cái nhỏ bé của thân phận con ngƣời nên chúng cũng mang nặng nỗi niềm. Cuộc sống thật vô tận nhƣ trời cao đất rộng, nhƣ “mây che trên đầu và nắng trên vai” (Một cõi đi về) biết bao giờ cạn kiệt và cũng thật hữu hạn, ngắn ngủi bởi sông cạn đá mòn và “sƣơng kia ở đậu miền xa, cơn gió ở trọ bao la đất trời” (Ở trọ).

Nhƣ vậy, bức tranh thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn hiện lên thật đa dạng, phong phú và bao quát hầu khắp những thực thể, hiện tƣợng tồn tại xung quanh cuộc sống con ngƣời. Nó cho thấy cái nhìn bao quát của ông đối

với đời sống và bức tranh thiên nhiên ấy đã đƣợc ông sử dụng để thể hiện tính chất hai mặt của đời sống: đó là cái vô hạn của trời đất đối lập với cái nhìn hữu hạn khi liên tƣởng đến con ngƣời.

Từ bảng 2.2, thông qua kết quả thống kê chúng ta thấy trong số các từ ngữ đƣợc Trịnh Công Sơn sử dụng để miêu tả - cụ thể hóa các TH thiên nhiên thì các từ ngữ chỉ trạng thái, tính chất của thiên nhiên chiếm số lƣợng lớn nhất (với 147 đơn vị miêu tả - chiếm 37,1% tổng số đơn vị miêu tả và 223 số lần đƣợc miêu tả - chiếm 38,3% tổng số lần đƣợc miêu tả), bên cạnh đó các từ ngữ chỉ sự vận động của thiên nhiên cũng chiếm số lƣợng lớn (với 82 đơn vị miêu tả - chiếm 20,7% tổng số đơn vị miêu tả và 163 số lần đƣợc miêu tả - chiếm 28,0% tổng số lần đƣợc miêu tả). Điều đó cho thấy bức tranh thiên nhiên trong nhạc Trịnh Công Sơn không chỉ đa dạng, chi tiết mà còn đƣợc miêu tả tập trung nhất trong màu sắc, trạng thái và sự vận động tạo nên sự sinh động, hấp dẫn và ấn tƣợng trong tâm trí ngƣời nghe. Đó không phải là thiên nhiên trong sự tĩnh tại, vắng lặng mà đa phần là biến chuyển giống nhƣ dòng chảy bất tận của thời gian. Nó biểu hiện cho hơi thở và linh hồn của cuộc sống.

b. Bức tranh thiên nhiên đẹp và lãng mạn

Các TH thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn còn đƣợc miêu tả rất chi tiết thông qua cái nhìn tinh tế của ngƣời nhạc sĩ tài hoa với cuộc sống đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp và lãng mạn. Thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn không phải là những thực thể chỉ xuất hiện với chức năng biểu hiện bức tranh đời sống một cách đơn thuần mà đƣợc miêu tả rất cụ thể nhằm mục đích chuyển tải những thông điệp mang giá trị thẩm mĩ của tác giả. Hay nói cách khác thiên nhiên đó không mang tính biểu hiện đơn giản mà nó thiên về tính biểu cảm, biểu trƣng. Những TH thiên nhiên đƣợc miêu tả nhiều nhất là

lần), trời (21 lần)... Phải là ngƣời yêu đời sống một cách thiết tha mãnh liệt,

phải “cúi xuống thật gần” mới có thể phát hiện ra những sắc thái muôn màu muôn vẻ từ những sự vật, hiện tƣợng vô tri vô giác ấy. Ví dụ nhƣ nắng, một

hiện tƣợng thiên nhiên quen thuộc nhất với con ngƣời. Đối với cái nhìn thông thƣờng, ánh nắng vàng đơn giản thƣờng mang lại sự ấm áp và gợi sự liên tƣởng đến niềm vui, đến những điều tƣơi sáng. Nhƣng trong con mắt Trịnh Công Sơn thì nắng không chỉ có nhƣ vậy, ông phát hiện ra bên cạnh nắng

vàng, nắng mới còn có nắng long lanh, nhấp nhô, la đà; nắng rơi, nắng vơi,

nắng đầy, nắng sầu, nắng chết... Vì thế lúc này nắng không còn là một hiện

tƣợng tự nhiên có chức năng chính là tỏa nhiệt nữa mà nó đã trở thành một bộ phận mang linh hồn của sự sống. Hay nhƣ TH sông trong cảm nhận thông thƣờng của chúng ta đó là những dòng nƣớc chảy về biển và thƣờng đem lại cảm giác tƣơi mát, cung cấp nguồn nƣớc phục vụ cho sinh hoạt của con ngƣời thì trong cảm nhận của Trịnh Công Sơn, sông còn nhớ, còn chở hồn thương

đau, chở ngày hấp hối, còn nằm kể, còn ra đi, còn mang tin buồn... và sông

còn gợi sự liên tƣởng đến cội nguồn. Những sự miêu tả - cụ thể hóa độc đáo và chi tiết nhƣ thế phải bắt nguồn từ sự cảm nhận và quan sát cuộc sống không chỉ bằng đôi tai, con mắt mà phải bằng một trái tim giàu cảm xúc và tình yêu với cuộc sống.

Có lẽ một trong những đặc trƣng nổi bật nhất của nhạc Trịnh Công Sơn là sự sâu lắng, da diết của giai điệu và tính trữ tình, triết lí nhẹ nhàng của nội dung. Vì vậy, nó không phù hợp với những nơi ồn ào, náo nhiệt mà chỉ phù hợp với những không gian tĩnh lặng, chậm buồn, hay đó là những lúc “nhìn vầng trăng mới về” (Phôi pha), những lúc giữa đêm khuya bƣớc chân về gác nhỏ... Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong nó không phải là sự đứng im tĩnh tại mà là sự vận động, là các cung bậc của trạng thái trong từng cảnh vật, từng cánh chim ngọn cỏ tạo nên vẻ đẹp đầy sức sống của cảnh vật. Đó chính là sự vận

động của cuộc sống trong cái êm đềm sâu lắng. Bởi với Trịnh Công Sơn, cho dù đôi khi cuộc sống đem lại cho con ngƣời tiếng thở dài, niềm tuyệt vọng thì cuộc sống vẫn là tiếng reo ca đẹp đẽ trong từng cơn mƣa, từng ngọn gió và từng bƣớc chân đi về trên phố của em. Đó không chỉ là sự vận động đơn thuần của mưa bay, lá đổ, nắng tắt, mây tuôn mà độc đáo hơn đó còn là sự

vân động liên hoàn của sự vật, nhƣ: “Hòn đá lăn trên đồi, hòn đá rớt xuống cành mai. Rụng cánh hoa mai gầy, chim chóc hót tiếng qua đời” (Ngẫu

nhiên). Chúng ta thấy chỉ trong một câu hát mà có đến 4 động từ chỉ sự vận

động: lăn, rớt, rụng, hót và có tổng hòa các thực thể thiên nhiên (hoa mai, chim, đá, đồi) trong sự gắn bó mật thiết, bởi vì có cái này nên cái kia mới tồn

tại. Đây chính là một trong những triết lí độc đáo trong nhạc Trịnh Công Sơn: cuộc sống luôn vận động và đó là tổng hòa của các mối quan hệ.

Tác giả sử dụng rất nhiều các từ ngữ để miêu tả trạng thái, tính chất của thiên nhiên nhƣ : lá thì xanh, vàng, úa, khô, đỏ, mong manh, xôn xao...; mưa

thì trong, hồng, xanh ngát...; mây thì trắng, xám, hồng, đen, êm...; sông thì sâu, dài, cạn, vắng, cuồn cuộn, miên man... tất cả tạo nên một thiên nhiên

trong nhạc mà giống nhƣ trong họa, trong thơ: đầy màu sắc và cảm xúc, thật nên thơ và lãng mạn. Thế giới tự nhiên đƣợc quan sát một cách toàn diện trong mọi bối cảnh của không gian và mọi khoảnh khắc của thời gian. Vì thế chúng ta thấy cảnh vật cũng có tính cách, thói quen và những thăng trầm của số phận. Ngƣời nhạc sĩ tài hoa không chỉ yêu mến thiên nhiên, lấy cảm hứng nghệ thuật từ thiên nhiên mà còn phải khắc ghi những hình ảnh của thiên nhiên trong tâm tƣởng thì mới có thể phân biệt và miêu tả nhiều đặc trƣng tính chất của nó đến vậy. Chính điều đó đã làm cho ca từ Trinh Công Sơn dù sử dụng chất liệu nghệ thuật mộc mạc, giản dị, gần gũi với cuộc sống con ngƣời nhƣng vẫn giàu hình ảnh và độc đáo bởi ông đã quan sát và phát hiện ra

nhiều trạng thái của sự vật, hiện tƣợng mà đôi khi thƣờng bị bỏ qua trong nhịp điệu hối hả, bộn bề của đời sống.

c. Bức tranh thiên nhiên có quan hệ gắn bó với con người

Khi nói đến cuộc sống, không thể không nhắc tới con ngƣời bởi đó là chủ thể của cuộc sống, đó là đối tƣợng phản ánh chính của nghệ thuật và cũng là đối tƣợng cảm nhận, thƣởng thức và quyết định giá trị của nghệ thuật. Vì thế, thiên nhiên chỉ trở nên gần gũi, ấm áp và tràn đầy tình yêu thƣơng khi nó gắn bó mật thiết với con ngƣời, phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời. Nếu không, thiên nhiên đó sẽ trở nên xa lạ, vắng lặng, quạnh hiu. Trịnh Công Sơn yêu thiên nhiên, nhƣng ông cũng yêu con ngƣời, chính vì vậy thiên nhiên trong ca từ của ông có sự gắn bó mật thiết với chủ thể con ngƣời. Theo kết quả khảo sát ở mục 2.3.1.1, khi xét sự kết hợp giữa TH thiên nhiên với chủ thể con ngƣời có 44 từ ngữ, xuất hiện 102 lần (trung bình: 2,3 lần/từ) và cũng chiếm số lƣợng lớn nhất trong các kiểu kết hợp, trong đó nổi bật và xuất hiện nhiều nhất là các từ chỉ các giác quan của con ngƣời nhƣ:

nghe (8 lần), thấy (7 lần), nhìn (6 lần)... Đây là số lƣợng tƣơng đối lớn nếu so

với các sự kết hợp khác cho thấy sự giao hòa giữa thiên nhiên và con ngƣời. Thiên nhiên giàu hình ảnh và cảm xúc thông qua cảm nhận con ngƣời và chính thiên nhiên tƣơi đẹp đã làm cho cuộc sống con ngƣời trở nên ấm áp, sinh động và khiến con ngƣời thêm lƣu luyến, nặng lòng với cuộc sống nên phải: chờ, nghe, nhìn, nhớ, thương, ra ngắm, xin làm, tạ ơn... Thiên nhiên đã

trở thành một ngƣời bạn tâm tình giúp con ngƣời nhận ra đƣợc cái bao la vô tận của đời sống, cái nhỏ bé, cô đơn của kiếp ngƣời khi “trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi. Đời nhƣ vô tận một mình tôi về, một mình tôi về với tôi” (Lặng lẽ nơi này), đồng thời thiên nhiên cũng thể hiện sự sẻ chia đồng cảm với những vui buồn, âu lo đã mang nặng trong lòng bao thế hệ nhƣ: “Sống chết mong manh nhƣ thân cỏ hèn mọc đầy núi non” (Giọt lệ thiên

thu) hay “Ngƣời tìm về dòng sông hỏi thầm về đời mình” (Lời của dòng sông).

Trong ca từ Trịnh Công Sơn, vẻ đẹp thiên nhiên đƣợc biểu hiện chủ yếu không phải do chính tự bản thân nó mà thông qua cảm nhận của con ngƣời, vì vậy nó mới ẩn chứa tính trữ tình nên thơ và mang hơi thở của đời sống. Thiên nhiên hiện lên khi xanh tƣơi, reo ca khi âu sầu, ủ rũ, tàn úa tùy theo cách nhìn của chủ thể cảm nhận trong những hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, với những cách cảm nhận độc đáo về cái hƣ vô và mong manh của đời sống con ngƣời trƣớc sự tuần hoàn bất tận của thiên nhiên, sự kết hợp giữa TH thiên nhiên và chủ thể con ngƣời thƣờng mang nặng nỗi buồn, sự suy tƣ, sâu lắng, lặng lẽ nhƣ một tiếng thở dài trong đêm vắng. Tác giả “nghe” tiếng gió, nhƣng không cảm nhận đƣợc sự tƣơi mát hay sự reo vui của hoa lá mà lại thấy gió tự tình, than hoài, thở dài, ru ơ hờ... Tác giả muốn làm con sông, làm

cát bụi, làm mây êm... để cảm nhận cái ngắn ngủi của đời ngƣời trƣớc dòng

chảy bất tận của thời gian và ông còn tha thiết hơn khi “xin làm” mƣa bay, chút gió... để trở thành ngƣời bạn tâm tình nhằm xoa dịu nỗi cô đơn, sự bất hạnh của những số phận không may mắn. Lúc này, thiên nhiên không chỉ là môi trƣờng để con ngƣời sống và tồn tại nữa mà đã trở thành những thực thể mang linh hồn chở nặng nỗi niềm của những vị khách ở trọ chốn trần gian.

Tại sao thiên nhiên trong nhạc Trịnh Công Sơn lại trĩu nặng linh hồn nhƣ thế? Bởi ông đã đƣa thiên nhiên đi vào tác phẩm thông qua cảm nhận của tâm hồn và trái tim. Đó là một thiên nhiên không xa lạ, lạnh lẽo mà gần gũi, thân thƣơng với đời sống. Con ngƣời không thể tồn tại nếu không có thiên nhiên, đó là bộ phận không thể tách rời trong sự tồn tại và vận động của xã hội, vì vậy thiên nhiên cũng chính là cuộc sống. Dù thiên nhiên trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn có khi xanh tƣơi lúc héo úa, có nỗi buồn nhiều hơn niềm vui thì nó vẫn biểu hiện cho tình yêu cuộc sống thiết tha của ngƣời nhạc sĩ tài

hoa. Đó là một tình yêu chân thành, nồng nàn và trong sáng nhất để có thể nhìn thấy những buồn vui, hờn giận trong từng ngọn cỏ, cánh chim. Thiên nhiên trong nhạc Trịnh không còn là môi trƣờng tạo nên sự sống cho con ngƣời nữa mà thiên nhiên đó đã mang linh hồn và hơi thở để vừa hóa thân vào con ngƣời vừa là tri âm tri kỉ an ủi loài ngƣời vƣợt qua bao nỗi muộn phiền trong cuộc sống. Bức tranh ấy vì thế trở nên sống động, ấm áp và khắc họa chân thực đời sống phong phú, đa dạng với đầy đủ các chi tiết, màu sắc, biến động và những cung bậc cảm xúc của con ngƣời – tất cả đƣợc tái hiện qua cái nhìn chan chứa yêu thƣơng của tác giả.

d. Bức tranh thiên nhiên mang chất thiền

Trịnh Công Sơn giống nhƣ một thiền sƣ giác ngộ ra những cái hƣ vô, tạm bợ, mong manh của cuộc sống trần thế. Ông thiết tha yêu cuộc sống, nhƣng đối với ông cuộc sống không phải lúc nào cũng là vƣờn trần tràn đầy

Một phần của tài liệu Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ trịnh công sơn (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)