7. Bố cục của luận văn
3.2.1. Yêu cầu chung về việc sử dụng từ ngữ trong các văn bản hành chín h-
Theo cách phân loại của phong cách học, thì các loại văn bản như: quyết định, báo cáo, biên bản, công văn, công điện, giấy đi đường, giấy nghỉ phép, giấy giới thiệu,… thuộc về phong cách ngôn ngữ hành chính.
89
Cách phân loại như vậy thường mang tính chất hành chính – sự vụ một cách thuần túy. Trên thực tế, trong phong cách hành chính còn có các loại văn
bản mang tính chất pháp quy khác như: hiến pháp, luật, lệnh, pháp lệnh, nghị định, chỉ thị, thông tư,… và những văn bản được sử dụng trong các lĩnh vực chuyên môn: công ước, công hàm, điện mừng, hợp đồng kinh tế, hóa đơn, chứng từ,… Cả hai loại văn bản trên đều thuộc hệ thống văn bản phục vụ cho
công tác điều hành trong các cơ quan nhà nước, do vậy chúng còn được gọi là
văn bản quản lý nhà nước. Tuy nhiên, theo cách phân loại truyền thống trong ngôn ngữ học, người ta vẫn thường sử dụng thuật ngữ phong cách hành chính
để chỉ chung tất cả các loại văn bản nói trên.
So với các loại văn bản khác, nội dung của các văn bản hành chính thực hiện chức năng thông báo là chủ yếu, do đó các phương tiện ngôn ngữ
được sử dụng trong các loại văn bản này thường mang những nét đặc thù như:
từ ngữ có tính khái niệm, đơn nghĩa và trung hòa về sắc thái biểu cảm; câu văn chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu và thiên về lối tư duy logic.
Lớp từ vựng xuất hiện với tần số cao trong các văn bản hành chính là lớp từ vựng Hán - Việt. Từ Hán - Việt vốn mang sắc thái trang trọng lịch sự nên để đảm bảo yêu cầu trang trọng lịch sự của văn bản hành chính thì từ Hán - Việt xuất hiện trong các văn bản này với số lượng lớn là điều tất yếu.
Ví dụ: Dùng từ Hán - Việt để gọi tên các văn bản hành chính: nghị quyết, quyết định, thông báo, công văn,…; gọi tên các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, các ngành nghề: phòng, ban, hội, Y tế, Giáo dục,…; chỉ các khái niệm trừu tượng: xã hội, giai cấp, kết quả,…