Hoàn thiện quy định về soạn thảo và ban hành văn bản

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính được ban hành ở quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 101 - 103)

7. Bố cục của luận văn

3.4.1. Hoàn thiện quy định về soạn thảo và ban hành văn bản

Dưới đây là một số giải pháp để khắc phục lỗi trong soạn thảo văn bản: Trước tiên, người soạn thảo văn bản cần phải xác định được các kiểu lỗi trong văn bản hành chính và thực hiện đúng quy định của một văn bản hành chính.

Để xác định được các kiểu lỗi và thực hiện đúng quy định thì cần căn cứ vào các văn bản như:

- Quyết định số 240/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/3/1984 của Bộ Giáo dục và

95

- Quyết định số 09/1998 QĐ-VPCP ngày 22/11/1998 của Văn phòng

Chính phủ về việc Ban hành tạm thời quy định về viết hoa trong văn bản;

- Thông tư liên lịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của

Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

- Thông tư liên tịch số 01/2011/ TTLT-BNV-VPCP ngày 19/11/2011 của

Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

Và một số mẹo nhỏ trong việc soạn thảo văn bản:

Vận dụng mẹo luật, có chú ý đến ngoại lệ:

Mẹo bổng - trầm trong từ láy âm: Đối với từ láy âm, các tiếng trong một từ thường mang dấu cùng hệ (ví dụ: hớt hải, tấp tểnh, tập tễnh, thăm thẳm, v.v.). Nếu có một tiếng đã mang dấu ngang (không dấu) hoặc dấu sắc, thì tiếng còn lại mang dấu hỏi. Nếu có một tiếng đã mang dấu huyền hoặc dấu nặng, thì tiếng còn lại sẽ mang dấu ngã.

Mẹo về Hán - Việt:

Các từ Hán - Việt có phụ âm đầu là các phụ âm (thể hiện trên chữ viết) là: m, n, nh, v, l, d, ng và ngh (nhớ câu: mình nên nhớ viết là dấu ngã) thì viết với dấu ngã. (Ví dụ: mĩ lệ, vũ nữ, thổ nhưỡng, lãng mạn, dinh dưỡng và nghĩa khí,…).

Mẹo sử dụng từ đồng nghĩa:

Từ đồng nghĩa là từ có âm thanh, chữ viết khác nhau nhưng giống nhau, gần nhau về nội dung được đề cập hoặc đối tượng được gọi tên. Các từ này

thường mang dấu cùng hệ (hoặc cùng hệ bổng hoặc cùng hệ trầm). Ví dụ: mõm - mồm - miệng hoặc lãi - lời - lợi (cùng hệ trầm); tản - tán - tan (cùng hệ bổng). Do đó nếu băn khoăn không biết viết dấu ngã hay dấu hỏi cho một tiếng/ từ, thì tìm một từ đồng nghĩa để biết nó ghi dấu ngã hay dấu hỏi. Ví dụ: tấm phản - tấm ván, dẫu cho - dù cho,…

96

Ngoài ra, người soạn thảo văn bản cần đọc đúng và chuẩn ngôn ngữ,

tránh dùng từ địa phương, khẩu ngữ vào trong văn bản hành chính…

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính được ban hành ở quận liên chiểu thành phố đà nẵng (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)