7. Bố cục của luận văn
3.4.2. Xây dựng và sử dụng hợp lý các văn bản mẫu
a) Vấn đề mẫu hoá văn bản
Hiện nay, khi mà chất lượng cuộc sống của người dân ngày một nâng cao, dân trí ngày càng phát triển, đòi hỏi hệ thống pháp luật và hệ thống văn bản quản lý nhà nước cũng phải đáp ứng nhu cầu của công dân ngày càng nhanh chóng và hiện đại. Thực hiện công tác cải cách hành chính, trong đó cải cách thủ tục hành chính được đặc biệt chú trọng, vấn đề mẫu hóa văn bản là một nhu cầu cần thiết và cấp bách của công dân và tổ chức nhằm đạt được mục tiêu “Nhanh hơn, hợp lí hơn, thân thiện hơn” trong công tác cải cách thủ
tục hành chính tại quận Liên Chiểu – Thành phố Đà Nẵng. b) Đề xuất một số mẫu văn bản cụ thể
Quận Liên Chiểu là một địa phương đã, đang và sẽ thực hiện nhiều dự án trên địa bàn trên diện rộng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân đặc biệt là nhà ở luôn thay đổi. Nhu cầu của công dân về việc xác nhận có nhà ở là rất lớn. Vì vậy cần đưa ra một mẫu văn bản liên quan đến việc xác nhận có nhà ở cho công dân nhằm đảm bảo thuận lợi, nhanh chóng và chuẩn xác như sau:
97
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NHÀ Ở (Để đăng ký tạm trú)
Kính gửi: UBND phường Hoà Khánh Nam
Tôi tên là:...
Hộ khẩu thường trú:...
Hiện trú tại:...
Tôi đề nghị xác nhận ngôi nhà cho chúng tôi tại tổ ..., thửa đất số..., tờ bản đồ số... do chúng tôi xây dựng để ở từ ... đến nay. Đông giáp:...Tây giáp...
Bắc giáp...Nam giáp...
Diện tích nhà...Diện tích đất...
Loại nhà...
Tôi cam kết nhà và đất của chúng tôi không có ai tranh chấp, khiếu nại và hiện nay chưa có thông báo giải toả. Hòa Khánh Nam, ngày tháng năm 20..
Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Y XÁC NHẬN CỦA UBND PHƯỜNG HOÀ KHÁNH NAM …………...
TM. UBND PHƯỜNG CHỦ TỊCH (Chữ ký, dấu)
98
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NHÀ Ở (Dùng để hợp đồng điện, nước sinh hoạt)
Kính gửi: UBND ………..……
Tôi tên là:...
Hộ khẩu thường trú:...
Hiện trú tại:...
Đề nghị xác nhận ngôi nhà cho chúng tôi tại tổ ..., thửa đất số... tờ bản đồ số... do chúng tôi xây dựng (hay mua lại) để ở từ...
đến nay. Đông giáp:...Tây giáp...
Nam giáp...Bắc giáp...
Diện tích nhà...Diện tích đất...
Loại nhà...
Tôi cam kết nhà và đất của chúng tôi không có ai tranh chấp, khiếu nại và hiện nay chưa có thông báo giải toả. VỊ TRÍ NHÀ Ở DO CÁN BỘ KIỂM TRA VẼ …., Ngày …tháng…năm… Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Văn B XÁC NHẬN CỦA UBND PHƯỜNG
…………...
TM. UBND PHƯỜNG CHỦ TỊCH (Chữ ký, dấu)
Phan Châu Tuấn Thực hiện chủ trương của UBND thành phố Đà Nẵng về việc chia tách, sáp nhập tổ dân phố trên địa bàn thành phố với qui mô mỗi tổ dân phố không dưới 20 hộ dân và không quá 40 hộ dân trong tổ vào cuối năm 2012. Do đó, số lượng tổ dân phố tăng lên gấp 3 lần so với trước đây, các thủ tục hành
99
chính hầu hết đều liên quan đến việc xác nhận địa chỉ thường trú theo địa chỉ mới là rất lớn, nên vấn đề mẫu hóa văn bản về xác nhận nơi ở là rất cần thiết nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của công dân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN XÁC NHẬN
Kính gửi: UBND phường Hòa Khánh Nam
Tôi tên là: ...; sinh năm: ... Hiện đang thường trú/tạm trú tại: ... Địa chỉ thường trú/tạm trú cũ trước đây là:... Nay đổi thành tổ:..., phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.
Vậy tôi làm đơn này kính mong UBND phường Hòa Khánh Nam xác nhận việc thay đổi địa chỉ trên là đúng để tôi thuận tiện trong việc làm các thủ tục giấy tờ có liên quan sau này./.
Hòa Khánh Nam, ngày... tháng.... năm 20....
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Văn X UBND PHƯỜNG HÒA KHÁNH NAM
XÁC NHẬN ... ... Ngày ... tháng ... năm 20.... CHỦ TỊCH (Chữ ký, dấu)
100
3.5. TIỂU KẾT
Ở Chương 3, chúng tôi đã đề cập đến các lỗi và một số biện pháp hạn chế lỗi trong việc soạn thảo văn bản hành chính trên địa bàn quận Liên Chiểu.
Có thể nhận thấy rằng: văn bản hành chính dù soạn thảo và ban hành ở đâu và thời gian nào thì nó vẫn phải tuân thủ theo quy định chung, thống nhất trên phạm vi quốc gia về thể thức, ngôn từ của loại văn bản này. Dựa vào khảo sát văn bản, chúng tôi đã thu thập và chỉ ra được các lỗi: lỗi chính tả (bao gồm hiện tượng vi phạm các quy định chính tả về viết hoa, viết tắt, dùng số và chữ biểu thị số, lỗi về thanh điệu và lỗi viết sai nguyên âm, phụ âm); lỗi sử dụng từ ngữ (từ Hán - Việt, từ hành chính và các từ ngữ thuộc các lớp từ vựng khác (từ địa phương, từ khẩu ngữ, tiếng lóng…); lỗi về việc sử dụng câu (câu đơn, câu ghép).
Tuy nhiên, sự khảo sát và phân tích của chúng tôi chỉ mang tính chất tương đối. Nguyên nhân là do trình độ còn hạn chế và cũng do chưa có một quy định thống nhất trên toàn quốc về thể thức chính tả, dùng từ, đặt câu ở loại văn bản hành chính – công vụ này.
101
KẾT LUẬN
Trên cơ sở tổng hợp, khái quát lí thuyết về văn bản hành chính và những vấn đề có liên quan, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê và phân loại các lỗi văn bản hành chính ở UBND quận Liên Chiểu. Từ đó, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
Chương 1: Chúng tôi đã chỉ ra khái niệm, chức năng, đặc điểm, phân loại văn bản hành chính nói chung cũng như những vấn đề có liên quan đến văn bản hành chính ở UBND quận Liên Chiểu nói riêng.
Chương 2: Sau khi tìm hiểu những lí luận chung ở Chương 1, ở Chương 2 này chúng tôi đi vào khảo sát và tìm hiểu về đặc điểm, thể thức, kết cấu của văn bản hành chính ở UBND quận Liên Chiểu.
Chương 3: Ở chương này chúng tôi tập trung đi vào tìm ra các lỗi sai trong văn bản hành chính ở UBND quận Liên Chiểu qua ngữ liệu thống kê chủ yếu là năm 2011 – 2012. Từ đó, chúng tôi đề xuất một số phương án để nâng cao chất lượng soạn thảo và quản lý văn bản hành chính ở UBND quận Liên Chiểu nói riêng và văn bản hành chính nói chung.
Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, việc hoàn thiện các văn bản pháp luật để điều chỉnh tất cả các mối quan hệ trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng chặt chẽ đang là vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta hết sức chú trọng, kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến để sửa đổi, bổ sung vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thông thường ngày càng hoàn thiện và đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật. Văn bản quản lý nhà nước nói chung và văn bản hành chính nói riêng đang được quan tâm xây dựng theo một chuẩn mực nhất định. Việc xây dựng và ban hành văn bản hành chính đang được các cấp, các ngành đề cập rất nhiều và cần đưa ra
102
một khuôn mẫu nhất định đảm bảo tính chính xác, khuôn mẫu, khoa học, phổ thông và đại chúng.
Thực hiện luận văn này, chúng tôi mong muốn các văn bản hành chính được soạn thảo và ban hành ngày càng được chuẩn hóa và đem lại hiệu lực cao nhất. Chắc chắn rằng trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn này cũng không tránh khỏi những lỗi nhất định, kính mong quý thầy cô và độc giả góp ý xây dựng để luận văn được hoàn thiện và đi vào ứng dụng trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản nói chung và tại UBND quận Liên Chiểu nói riêng.
103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
[1] Diệp Quang Ban (2009), Ngữ pháp Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.
[2] Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2006), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
[3] Diệp Quang Ban (2010), Ngữ pháp tiếng Việt (tập 2), NXB Giáo dục Việt Nam. [4] Diệp Quang Ban (2010), Văn bản và liên kết trong Tiếng Việt, NXB Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội.
[5] Võ Bình (chủ biên) (1982), Phong cách học thực hành tiếng Việt, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
[6] Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương Ngôn ngữ học (tập 2 - Ngữ dụng học), NXB
Giáo dục.
[7] Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
[8] Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2008), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[9] Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh
Toán (2011), Nhập môn Ngôn ngữ học, NXB Giáo dục Việt Nam.
[10] Nguyễn Đức Dân (1997), Tiếng Việt thực hành (dùng cho Đại học
Đại cương), NXB Giáo dục, Hà Nội.
[11] Trương Thị Diễm (2013), Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc,
NXB Văn học.
[12] Trương Thị Diễm, Bùi Trọng Ngoãn (2007), Giáo trình tiếng Việt (dành cho
hệ đào tạo từ xa), Đại học Đà Nẵng.
[13] Nguyễn Công Đức (chủ biên), Nguyễn Kiến Trường (2008), Tiếng Việt thực hành & Soạn thảo văn bản, NXB Giáo dục.
104
[14] Nguyễn Thiện Giáp (2010), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam. [15] Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt - mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa,
NXB Giáo dục.
[16] Nguyễn Văn Khang (2002), Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính,
NXB Vǎn hóa thông tin, Hà Nội.
[22] Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội. [23] Đinh Trọng Lạc (chủ biên) (2010), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục
Việt Nam.
[24] Đỗ Thị Kim Liên (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục.
[25] Lê Đức Luận (2012), Điểm nhìn nghiên cứu văn học, NXB Văn học. [26] Bùi Trọng Ngoãn (2011), Tài liệu Phong cách học tiếng Việt, Khoa Ngữ văn,
Trường ĐH Sư Phạm, ĐH Đà Nẵng.
[27] Hoàng Phê (chủ biên) (2011), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng - Trung tâm
từ điển học.
[28] Nguyễn Văn Thâm (1997), Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước,
NXB Chính trị Quốc gia,Hà Nội.
[29] Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Hệ thống liên kết lời nói Tiếng Việt,
NXB Giáo dục,Hà Nội.
[30] Vương Thị Kim Thanh (2010), Kỹ thuật soạn thảo & trình bày văn bản,
NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
[31] Trần Ngọc Thêm (2011), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Giáo dục
Việt Nam.
[32] Cù Đình Tú (2001), Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
[33] Bùi Khắc Việt (1999), Kỹ thuật và ngôn ngữ soạn thảo văn bản quản lý nhà nước, NXB Khoa học- Xã hội, Hà Nội.
105
[34] Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Văn Hiệp (2001), Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[35] Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, NXB Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. Luận văn
[36] Nguyễn Văn Bình (2002), Ban hành và quản lý văn bản QLNN của cấp xã qua thực tế tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ.
[37] Hồ Văn Năm (2000), Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan QLNN tại tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ.
[37] Hà Quang Thanh (2000), Hoàn thiện việc ban hành văn bản QLNN của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, Luận văn thạc sĩ.
Các văn bản quy phạm pháp luật
[38] Luật Tổ chức HĐND và UBND, (2003).
[39] Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND, (2004).
[40] Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND”, (2006). [41] Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ.
[42] Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.