7. Bố cục của luận văn
3.3.2. Lỗi về việc sử dụng cấu trúc câu trong các văn bản hành chín h công
hành chính - công vụ
Ngôn ngữ của văn bản hành chính đòi hỏi phải đảm bảo các đặc trưng cơ bản của phong cách hành chính - công vụ đó là tính chính xác, tính nghiêm túc khách quan và tính khuôn mẫu. Bên cạnh việc sử dụng từ ngữ trong sáng, rõ ràng thì vấn đề viết câu phải chuẩn xác về ngữ nghĩa và yêu cầu có tính nguyên tắc.
Văn bản hành chính – công vụ thường sử dụng câu tường thuật, câu cầu khiến – mệnh lệnh, ít khi sử dụng câu nghi vấn, câu cảm thán. Do yêu cầu của loại văn bản này, tính chặt chẽ của cấu trúc câu rất được coi trọng.
3.3.2. Lỗi về việc sử dụng cấu trúc câu trong các văn bản hành chính - công vụ - công vụ
Qua khảo sát, lỗi về câu có thể được biểu hiện ở các loại lỗi sau: lỗi ngữ pháp, lỗi ngữ nghĩa, lỗi dấu câu.
Trong đó, lỗi ngữ pháp có biểu hiện: câu thiếu một hay một vài thành phần nòng cốt (chủ ngữ - vị ngữ) mà dựa vào ngôn cảnh ta không thể phục hồi cấu trúc đầy đủ của nó.
a) Câu thiếu chủ ngữ
Trong tổ chức câu bình thường, chủ ngữ là thành phần có chức năng nêu lên đối tượng mà người nói, người viết đề cập đến. Về từ loại, chủ ngữ
93
thường do đại từ, danh từ hay ngữ tương đương đảm nhiệm. Do vậy, một câu bị cho là thiếu chủ ngữ khi hiện dạng của nó chỉ có động từ, tính từ, ngữ động từ, ngữ tính từ có giá trị như vị ngữ, hay hiện dạng chỉ có vị ngữ và thành phần phụ.
Văn bản hành chính tồn tại nhiều câu mà thành phần chủ ngữ bị tỉnh lược nhưng vẫn không ảnh hưởng đến nội dung thông báo, hiện tượng này được gọi là câu tỉnh lược. Còn hiện tượng câu thiếu chủ ngữ lại là một loại lỗi. Thiếu chủ ngữ làm cho câu không hoàn chỉnh về cấu trúc và thông báo. Nguyên nhân dẫn đến kiểu lỗi sai này là do người viết chưa nắm vững cách tổ chức câu, vi phạm về tính hoàn chỉnh tương đối của câu.
Thông thường với kiểu sai do thiếu chủ ngữ, cách sửa phải là xác định chủ ngữ rõ ràng cho câu, chủ yếu là tạo ra chủ ngữ sao cho phù hợp với vị ngữ sẵn có. Việc tạo ra chủ ngữ một mặt phải dựa vào vị ngữ có sẵn, mặt khác phải xem xét câu trong mối quan hệ với nội dung và cấu trúc của đoạn văn, tức là phải đặt câu trong mối quan hệ nhiều mặt với các câu xung quanh.
Ví dụ:
+ Thiết thực chào mừng kỉ niệm 82 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và đón tết vui xuân Quý Tỵ, tạo không khí, tinh thần vui chơi, sôi nổi, ngăn chặn các tệ nạn xã hội và hiện tượng vi phạm pháp luật, trật tự an toàn xã hội. Động viên phong trào thi đua yêu nước trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
(Kế hoạch số 41/KH-TDTT của Trung tâm Văn hóa TDTT, năm 2012)
+ Trong việc tổ chức các hoạt động tập thể đã tạo được sự đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau giữa các đoàn viên thanh niên.
(Báo cáo số 79/BC-ĐTN của Quận đoàn, năm 2012)
94
Trong loại câu ghép phụ thuộc, hai vế câu ràng buộc, không thể tách rời nhau. Đặc điểm đó cũng quy định ở dạng chuẩn, loại câu ghép này phải có hai kết cấu, có hiện dạng đầy đủ hay không đầy đủ, không kể thành phần phụ ngoài nòng cốt.
Giữa hai kết cấu của dạng câu ghép này thường kết hợp với nhau bằng những từ có tác dụng nối; khi không dùng từ nối thì giữa hai kết cấu này cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. Thiếu vế câu trong nòng cốt câu ghép là kiểu lỗi sai mà hiện dạng câu chỉ có kết cấu thứ nhất, thiếu hoàn toàn kết cấu thứ hai hoặc kết cấu thứ hai chỉ có thành phần phụ ngoài nòng cốt.
Ví dụ: Tuy nghị quyết đã được triển khai sâu rộng cho toàn thể cán bộ, đảng viên qua các buổi học nghị quyết, sinh hoạt chính trị trong chi bộ.
(Báo cáo số 342/BC-VPQU của Quận ủy – năm 2012) Ta thấy rằng quan hệ từ “tuy” thường được dùng với cặp quan hệ từ “tuy - nhưng” trong câu ghép để biểu thị mối quan hệ trái ngược giữa điều kiện và kết quả. Ở ví dụ trên, xuất hiện “tuy” báo hiệu sẽ xuất hiện vế thứ hai là “nhưng”, nhưng ở đây lại không có sự xuất hiện của kết cấu thứ hai.
3.4. MỘT VÀI ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SOẠN THẢO VÀ QUẢN LÝ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH Ở UBND QUẬN LIÊN CHIỂU