7. Bố cục của luận văn
3.2.2. Lỗi về việc sử dụng từ ngữ trong các văn bản hành chín h công vụ
công vụ
Trong văn bản hành chính, từ ngữ được dùng sai phong cách chức năng là những từ ngữ mà giá trị phong cách của nó không phù hợp với phong cách
90
ngôn ngữ hành chính công vụ. Giá trị phong cách của từ là nét nghĩa phụ của từ ngữ cho biết từ ngữ thường được ưu tiên sử dụng trong phạm vi giao tiếp nào, tức là phong cách ngôn ngữ nào. Nếu một từ ngữ nào đó được chuyên dùng trong phong cách này nhưng lại được sử dụng trong phong cách khác thì đó chính là hiện tượng chọn từ ngữ sai phong cách.
Trong các văn bản được khảo sát, chúng tôi gặp nhiều trường hợp dùng từ không đúng với chức năng ngôn ngữ văn bản hành chính. Tập trung ở các lỗi sau:
a) Dùng từ ngữ bóng bẩy mang sắc thái biểu cảm:
Ví dụ:
+ Công tác truyền thông dân số được tổ chức hoành tráng tại trạm y tế phường.
(Báo cáo 20/BC-TYT, năm 2010)
+ Các Trạm y tế phường phối hợp các hoạt động phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng với phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Tổ chức cân đo cho 100% trẻ từ 0 đến 60 tháng tuổi theo đúng quy trình hướng dẫn. Đặc biệt, cân và chấm biểu đồ chu đáo, cẩn thận đối với trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi.
(Công văn số 247/TTYT của Bệnh viện đa khoa Quận - 2010)
b) Dùng khẩu ngữ:
Trong văn bản hành chính, việc dùng khẩu ngữ, từ địa phương sẽ làm cho câu văn khó hiểu và mất đi tính trang trọng cần thiết. Tuy nhiên, trong một số tiểu loại văn bản hành chính thông thường như biên bản, bản tường trình với đặc điểm là ghi chép, ghi lại, thuật lại… đòi hỏi phải tôn trọng cách sử dụng từ ngữ mang màu sắc cá nhân của chủ thể lời nói… nên vẫn có thể chấp nhận việc dùng từ cá nhân. Về nguyên tắc, trong các văn bản hành chính không được dùng từ ngữ địa phương.
91
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong một số văn bản hành chính vẫn sử dụng một số từ ngữ vốn chỉ được dùng trong phong cách sinh hoạt như sử dụng các đơn vị từ vựng, cụm từ cố định hay có xu hướng cố định hóa thuộc phong cách khẩu ngữ tự nhiên. Do đó, các từ, cụm từ này trở thành lỗi sai.
Ví dụ:
+ Cuối cùng, xin gửi đến các đồng chí lãnh đạo, quí vị đại biểu và toàn thể Hội nghị lời kính chúc mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
(Báo cáo 01/BC-NNDC, năm 2013)
+ Xét thấy việc tuyên truyền phổ biến pháp luật là cần thiết, đề nghị Mặt trận và các đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền.
(Báo cáo 15/BC-UBND, năm 2012)
c) Dùng sai từ Hán – Việt
Có thể nói, từ vay mượn nói chung, từ Hán – Việt nói riêng là một bộ phận quan trọng của vốn từ tiếng Việt. Tuy có nguồn gốc là từ ngữ tiếng nước ngoài nhưng khi được vay mượn vào tiếng Việt, chúng chịu sự chi phối và hoạt động theo quy luật của từ tiếng Việt. Từ Hán – Việt vốn được dùng để tạo sắc thái trang trọng nên để đảm bảo yêu cầu trang trọng lịch sự của các văn bản hành chính thì từ Hán – Việt xuất hiện trong các văn bản này với số lượng khá lớn. Tuy nhiên, phải thấy rằng, một số văn bản hành chính hiện nay lạm dụng từ Hán – Việt và sử dụng không đúng chỗ. Ví dụ:
- Ngăn chặn có hiệu quả các biểu hiện tiêu cực góp phần thực hiện tốt hơn công tác quản lý và thực hiện chính sách, chế độ đối với đối tượng bảo trợ xã hội ở quận; từng bước ổn định đời sống nhân dân và các đối tượng yếu thế trong xã hội.
92
- Tăng cường sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong công tác DS-KHHGĐ; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về DS-KHHGĐ, đặc biệt là các chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ thời gian tới,…
(Kế hoạch số 102/KH-TTDS, năm 2012) 3.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TRÚC CÂU CỦA CÁC VĂN BẢN HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH Ở UBND QUẬN LIÊN CHIỂU
3.3.1. Yêu cầu chung về việc sử dụng cấu trúc câu trong các văn bản hành chính - công vụ