Các loại biểu tượng trong ca dao

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Ngôn Ngữ Biểu Tượng Trong Ca Dao (Trang 31 - 33)

1.1 .KHÁI QUÁT VỀ CA DAO VÀ NGÔN NGỮ CA DAO

1.2. KHÁI QUÁT VỀ BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO

1.2.3. Các loại biểu tượng trong ca dao

Trong quá trình nghiên cứu biểu tượng, các nhà ngôn ngữ học khơng

những đã nêu lên khái niệm, chỉ ra nguồn gốc mà còn dành nhiều thời gian ñể phân loại các biểu tượng. Phân loại biểu tượng trong ca dao cũng ñã ñược nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong ñề tài này, trước khi ñưa ra cách phân loại của mình, chúng tơi cũng xin ñược giới thiệu một số cách phân loại biểu tượng trong ca dao của một số nhà nghiên cứu.

Tác giả Nguyễn Xn Kính đã phân loại các biểu tượng trong ca dao gồm có hai loại lớn như sau:

Một là thế giới các hiện tượng thiên nhiên, tự nhiên bao gồm: Trăng, sao, mây, gió ( các hiện tượng tự nhiên); cây cỏ, hoa lá…(thế giới thực vật); rồng phượng, chim mn…( thế giới động vật)

Hai là thế giới các vật thể nhân tạo bao gồm: Áo, khăn, gương lược, mũ, giày…( các ñồ dùng cá nhân); chăn, chiếu, chén, bát…( các dụng cụ sinh hoạt gia đình); thuyền, lưới, đị, lờ, gàu…( các dụng cụ sản xuất); nhà, đình, cầu…( các cơng trình kiến thiết). [21, tr. 102].

Tác giả Trương Thị Nhàn trong bài viết “ Giá trị biểu trưng nghệ thuật

của các vật thể nhân tạo trong ca dao cổ truyền Việt Nam” cũng ñã phân loại

thế giới vật thể nhân tạo một trong nhiều mảng của thế giới hiện thực ñược phản ánh vào trong ca dao, cụ thể bao gồm các loại sau: Nhóm các đồ dùng cá nhân( áo, khăn, gương lược, mũ, giày…); nhóm các dụng cụ sinh hoạt hằng ngày(chăn, chiếu, chén, bát…); nhóm cơng cụ sản xuất (thuyền, lưới, đị, lờ, gàu…); nhóm những cơng trình kiến thiết (nhà, đình, cầu…)[18, tr. 135-145]. Dựa vào các cơng trình nghiên cứu của các tác giả, Nguyễn Xuân Kính, Vũ Ngọc Phan, Trương Thị Nhàn, Bùi Công Hùng, Hà công Tài, Nguyễn Thị Ngọc ðiệp…chúng tơi đã phân loại các biểu tượng trong ca dao gồm hai loại lớn là: biểu tượng các vật thể nhiên tạo và biểu tượng các vật thể nhân tạo. Cách phân loại của chúng tôi dựa trên cơ sở chủ yếu là trong bài viết của hai nhà nghiên cứu là Nguyễn Xuân Kính và Trương Thị Nhàn.

Biểu tượng các vật thể nhiên tạo là những biểu tượng được tạo nên từ

những hình ảnh có trong thế giới tự nhiên như các hiện tượng tự nhiên, các loại động vật, thực vật. Ví dụ như trăng, sơng, núi, con trâu, con cị, hoa sen, hoa nhài, cây trúc, cây mai…( dựa vào bài viết “ một số biểu tượng trong ca dao” của Nguyễn Xuân Kính.)

Biểu tượng các vật thể nhân tạo “ bao gồm những hình thức vật chất cụ

thể được bàn tay lao ñộng của con người làm ra” [18, tr. 137] xuất phát từ sự

quan sát trực tiếp hằng ngày và từ văn hóa của dân tộc, như chiếc yếm, chiếc khăn, cây cầu, chiếc thuyền… Những hình ảnh đó dần dần ñi sâu vào trong tiềm thức của con người, và nó tự nhiên đi vào thế giới thơ ca như người bạn

tri âm tri kỉ rất gần gũi và thân thương để giải bày tâm tư tình cảm và thể hiện vẻ ñẹp tâm hồn của nhân dân lao ñộng.

Có thể nói, số lượng các hình ảnh ñược tái hiện và mang nhiều tầng ý nghĩa xuất hiện trong ca dao là khá nhiều và có nhiều hình ảnh đã trở thành biểu tượng nghệ thuật sống mãi trong kho tàng văn học dân tộc và trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Ngôn Ngữ Biểu Tượng Trong Ca Dao (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)