CHƢƠNG 3 : THỤC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.5. Tiến hành thực nghiệm
+ Lớp TN: Lớp 4B gồm 34 HS tham gia ( Tiến hành theo giáo án đã thiết kế) + Lớp ĐC: Lớp 4C gồm 35 HS tham gia ( Tiến hành dạy theo giáo án của cô hướng dẫn)
Trong quá trình kiểm chứng sư phạm, chúng tôi tuân theo phân phối chương trình SGK do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành; Tìm hiểu nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phân môn Lịch sử sao cho phù hợp để rèn luyện các kĩ năng cũng như cung cấp đầy đủ kiến thức cần thiết cho HS.
Chúng tôi dựa vào nội dung, mục tiêu của bài, soạn các giáo án và trực tiếp dạy để kiểm chứng sư phạm.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm bằng cách chọn HS lớp kiểm chứng sư phạm và lớp đối chứng có trình độ học vấn tương đương (dựa vào điểm tổng kết năm học trước
và điểm tổng kết học kì I). Sau đó cho HS lớp kiểm chứng và lớp đối chứng làm bài kiểm tra cùng đề. Tiến hành chấm các bài kiểm tra, thống kê điểm làm cơ sở để đánh giá.
Trước TN chúng tôi tiến hành kiểm tra đầu vào ở hai lớp TN và đối chứng, kết quả thu được như sau:
Xếp loại
Hoàn thành Chƣa hoàn thành
Bảng 3.1: Kết quả điều tra đầu vào
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả kiểm tra đầu vào
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả điều tra đầu vào chúng tôi thấy rằng:
- Ở lớp TN: Số HS đạt loại hoàn thành kiến thức kĩ năng môn học, hiểu bài là 29 em chiếm 85.3%; Số HS xếp loại chưa hoàn thành là 4 em chiếm 14.7%.
- Ở lớp đối chứng: Số HS đạt loại hoàn thành kiến thức kĩ năng môn học, hiểu bài là 30 em chiếm 85.7%; Số HS xếp loại chưa hoàn thành là 5 em chiếm 14.3%.
Mức độ hứng thú của HS đối với môn học là như nhau.
Như vậy, kết quả điều tra HS của hai lớp có sự tương đương nhau về mức độ hiểu bài và mức độ hứng thú của HS với môn học.Chúng tôi nhận thấy rằng trình độ nhận thức giữa hai lớp là tương đương nhau.
3.5.1. Thực nghiệm lần 1:Bài 21: Trịnh – Nguyễn phân tranh Bài 21: Trịnh – Nguyễn phân tranh
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm chúng tôi phát phiếu điều tra cho 2 lớp, kết quả thu được như sau:
Xếp loại
Hoàn thành Chƣa hoàn thành
100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Hoàn thành Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Chưa hoàn thành
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện phần trăm kếtquả kiểm tra đầu ra lần 1 quả kiểm tra đầu ra lần 1
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả điều tra đầu ra lần 1 kết hợp với sự quan sát, chúng tôi nhận thấy rằng:
- Ở lớp TN: Số HS đạt xếp loại hoàn thành là 31 em chiếm 91.2%; Số HS xếp loại chưa hoàn thành là 3 em chiếm 8.8%.
- Ở lớp ĐC: Số HS xếp loại hoàn thành là 31 em chiếm 88.6%; Số HS xếp loại chưa hoàn thành là 4 em chiếm 11.4%.
Như vậy, qua kết quả thực nghiệm ta thấy rằng khi bài học có ứng dụng CNTT vào bài giảng HS hiểu bài nhanh, hoàn thành được nhiệm vụ học tập: Từ lúc đầu vào 85.3% đã tăng lên 91.2%; Đồng thời có sự chênh lệch giữa lớp TN và ĐC. Hai lớp này qua lần thực nghiệm 1 chênh nhau: Lớp TN là 91.2% thì lớp ĐC là 88.6% tức hơn nhau 2.6%.
Ngoài ra khi GV ứng dụng CNTT trong bài giảng (ở đây là dùng bài giảng điện tử được soạn từ phần mềm Lecture Maker) khiến HS tích cực, hứng thú hơn trong tiết học.
3.5.2. Thực nghiệm lần2 2
Bài 28: Kinh thành Huế
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm chúng tôi phát phiếu điều tra cho 2 lớp, kết quả thu được như sau:
62 Xếp loại Hoàn thành Chƣa hoàn thành Bản g 3.3: Kết quả điều tra đầu ra lần 2
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả kiểmtra đầu ra lần 2 tra đầu ra lần 2
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả điều tra đầu ra lần 2 kết hợp với quan sát tiết dạy, chúng tôi nhận thấy:
- Ở lớp TN: Số HS xếp loại hoàn thành là 33 em chiếm 97.1%; Số HS xếp loại chưa hoàn thành là 1 em chiếm 2.9%.
- Ở lớp ĐC: Số HS xếp loại hoàn thành là 31em chiếm 88.6%; Số HS xếp loại chưa hoàn thành là 4 em chiếm 11.4%.
Như vậy, qua kết quả thực nghiệm lần 2 ta thấy rằng bài giảng có ứng dụng CNTT tiếp tục thu hút sự chú ý của HS. HS khi học với bài giảng điện tử hiểu bài nhanh hơn, tích cực và hứng thú với môn học nhiều hơn so với khi HS học với các PP truyền thống. Kết quả là từ kết quả đầu ra lần 1 lớp TN là 91.2% hiểu bài và nắm
được các kĩ năng cần thiết của bài thì sang lần thực nghiệm thứ 2 tỉ lệ phần trăm tăng và đạt được 97.1%. Đối với lớp ĐC số HS hiểu bài và chưa hiểu bài không có biến động nhiều. Nhiều em trong lớp còn chưa chú ý tham gia vào các hoạt động học tậpvà chưa tích cực xây dựng bài.