CHƢƠNG 3 : THỤC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, chứng minh tính chân thực, hợp lí và hiệu quả của việc “Ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4”, ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm
- Tiến hành công tác chuẩn bị thực nghiệm - Tiến hành tiết dạy bài giảng điện tử - Xử lí và phân tích kết quả thực nghiệm - Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm
3.3. Nội dung thực nghiệm
Do thời gian thực tập sư phạm có hạn: Gần 2 tháng (từ 02/03/2015 đến
18/04/2015) nên kiểm chứng sư phạm tập trung vào những kiến thức mà HS đang học
theo chương trình và lịch dạy của nhà trường. Chúng tôi tiến hành thiết kế một số bài giảng:
-Bài thực nghiệm 1:
- Bài thực nghiệm 2:
Bài 28: Kinh thành Huế
3.4. Đối tƣợng, cơ sở thực nghiệm
Hai lớp khối 4 trường Tiểu học Lê Hồng Phong, TP Buôn Ma Thuột. + Lớp thực nghiệm ( TN): Lớp 4B gồm 34 HS
+ Lớp đối chứng ( ĐC): Lớp 4C gồm 35 HS
3.5. Tiến hành thực nghiệm
+ Lớp TN: Lớp 4B gồm 34 HS tham gia ( Tiến hành theo giáo án đã thiết kế) + Lớp ĐC: Lớp 4C gồm 35 HS tham gia ( Tiến hành dạy theo giáo án của cô hướng dẫn)
Trong quá trình kiểm chứng sư phạm, chúng tôi tuân theo phân phối chương trình SGK do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành; Tìm hiểu nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phân môn Lịch sử sao cho phù hợp để rèn luyện các kĩ năng cũng như cung cấp đầy đủ kiến thức cần thiết cho HS.
Chúng tôi dựa vào nội dung, mục tiêu của bài, soạn các giáo án và trực tiếp dạy để kiểm chứng sư phạm.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm bằng cách chọn HS lớp kiểm chứng sư phạm và lớp đối chứng có trình độ học vấn tương đương (dựa vào điểm tổng kết năm học trước
và điểm tổng kết học kì I). Sau đó cho HS lớp kiểm chứng và lớp đối chứng làm bài kiểm tra cùng đề. Tiến hành chấm các bài kiểm tra, thống kê điểm làm cơ sở để đánh giá.
Trước TN chúng tôi tiến hành kiểm tra đầu vào ở hai lớp TN và đối chứng, kết quả thu được như sau:
Xếp loại
Hoàn thành Chƣa hoàn thành
Bảng 3.1: Kết quả điều tra đầu vào
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả kiểm tra đầu vào
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả điều tra đầu vào chúng tôi thấy rằng:
- Ở lớp TN: Số HS đạt loại hoàn thành kiến thức kĩ năng môn học, hiểu bài là 29 em chiếm 85.3%; Số HS xếp loại chưa hoàn thành là 4 em chiếm 14.7%.
- Ở lớp đối chứng: Số HS đạt loại hoàn thành kiến thức kĩ năng môn học, hiểu bài là 30 em chiếm 85.7%; Số HS xếp loại chưa hoàn thành là 5 em chiếm 14.3%.
Mức độ hứng thú của HS đối với môn học là như nhau.
Như vậy, kết quả điều tra HS của hai lớp có sự tương đương nhau về mức độ hiểu bài và mức độ hứng thú của HS với môn học.Chúng tôi nhận thấy rằng trình độ nhận thức giữa hai lớp là tương đương nhau.
3.5.1. Thực nghiệm lần 1:Bài 21: Trịnh – Nguyễn phân tranh Bài 21: Trịnh – Nguyễn phân tranh
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm chúng tôi phát phiếu điều tra cho 2 lớp, kết quả thu được như sau:
Xếp loại
Hoàn thành Chƣa hoàn thành
100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Hoàn thành Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Chưa hoàn thành
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện phần trăm kếtquả kiểm tra đầu ra lần 1 quả kiểm tra đầu ra lần 1
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả điều tra đầu ra lần 1 kết hợp với sự quan sát, chúng tôi nhận thấy rằng:
- Ở lớp TN: Số HS đạt xếp loại hoàn thành là 31 em chiếm 91.2%; Số HS xếp loại chưa hoàn thành là 3 em chiếm 8.8%.
- Ở lớp ĐC: Số HS xếp loại hoàn thành là 31 em chiếm 88.6%; Số HS xếp loại chưa hoàn thành là 4 em chiếm 11.4%.
Như vậy, qua kết quả thực nghiệm ta thấy rằng khi bài học có ứng dụng CNTT vào bài giảng HS hiểu bài nhanh, hoàn thành được nhiệm vụ học tập: Từ lúc đầu vào 85.3% đã tăng lên 91.2%; Đồng thời có sự chênh lệch giữa lớp TN và ĐC. Hai lớp này qua lần thực nghiệm 1 chênh nhau: Lớp TN là 91.2% thì lớp ĐC là 88.6% tức hơn nhau 2.6%.
Ngoài ra khi GV ứng dụng CNTT trong bài giảng (ở đây là dùng bài giảng điện tử được soạn từ phần mềm Lecture Maker) khiến HS tích cực, hứng thú hơn trong tiết học.
3.5.2. Thực nghiệm lần2 2
Bài 28: Kinh thành Huế
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm chúng tôi phát phiếu điều tra cho 2 lớp, kết quả thu được như sau:
62 Xếp loại Hoàn thành Chƣa hoàn thành Bản g 3.3: Kết quả điều tra đầu ra lần 2
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả kiểmtra đầu ra lần 2 tra đầu ra lần 2
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ thể hiện phần trăm kết quả điều tra đầu ra lần 2 kết hợp với quan sát tiết dạy, chúng tôi nhận thấy:
- Ở lớp TN: Số HS xếp loại hoàn thành là 33 em chiếm 97.1%; Số HS xếp loại chưa hoàn thành là 1 em chiếm 2.9%.
- Ở lớp ĐC: Số HS xếp loại hoàn thành là 31em chiếm 88.6%; Số HS xếp loại chưa hoàn thành là 4 em chiếm 11.4%.
Như vậy, qua kết quả thực nghiệm lần 2 ta thấy rằng bài giảng có ứng dụng CNTT tiếp tục thu hút sự chú ý của HS. HS khi học với bài giảng điện tử hiểu bài nhanh hơn, tích cực và hứng thú với môn học nhiều hơn so với khi HS học với các PP truyền thống. Kết quả là từ kết quả đầu ra lần 1 lớp TN là 91.2% hiểu bài và nắm
được các kĩ năng cần thiết của bài thì sang lần thực nghiệm thứ 2 tỉ lệ phần trăm tăng và đạt được 97.1%. Đối với lớp ĐC số HS hiểu bài và chưa hiểu bài không có biến động nhiều. Nhiều em trong lớp còn chưa chú ý tham gia vào các hoạt động học tậpvà chưa tích cực xây dựng bài.
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Qua quá trình thực ngiệm cả hai bài kiểm tra đều cho thấy kết quả đạt được ở lớp TN cao hơn hẳn lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ việc ứng dụng phần mềm Lecture Maker vào giảng dạy dễ lôi cuốn HS tham gia tích cực vào bài giảng, dễ nhận biết và nắm bắt nhanh những kiến thức và kĩ năng cần thiết. Các slide hình ảnh, lược đồ, sơ đồ… được thiết kế một cách sáng tạo đã tạo điều kiện cho GV diễn đạt một cách dễ hiểu, sinh động những khái niệm, những vấn đề trừu tượng mà ko mất nhiều thời gian diễn giải. Cũng như sưu tầm tranh ảnh trên internet phục vụ cho việc giảng dạy của GV sẽ giảm bớt chi phí khi in, mua tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ…
Từ kết quả thực nghiệm, bước đầu chúng tôi có thể kết luận được rằng: Việc đưa bài giảng điện tử vào dạy học có tác dụng tốt trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS, lôi cuốn HS vào các hoạt động học tập một cách tự giác, từ đó kích thích sự ham mê, tìm tòi, sáng tạo của HS, giúp HS tiếp thu bài tốt hơn. Điều đó hẳng định được hiệu quả của việc đưa BGĐT vào giảng dạy đối với phân môn Lịch sử trong trường Tiểu học.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và quá trình nghiên cứu đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng dạy học. Việc “dạy chay” “học chay” đã không còn phù hợp, thay vào đó là việc sử dụng các PP DH tiên tiến đặc biệt là PTDH hiện đại đã tạo điều kiện để HS làm việc nhiều hơn, giúp HS làm việc tích cực hóa trong học tập.
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4.
- Lập phiếu điều tra về việc ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4 tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong.
- Đề tài nêu lên được khả năng ứng dụng của phần mềm Lecture Maker trong phân môn Lịch sử lớp 4: Từ kiểm tra đánh giá kiến thức đã học, dạy bài mới, củng cố kiến thức đến các hoạt động lịch sử ngoại khóa.
- Đề tài đã tiến hành thực nghiệm và thu được kết quả . Chọn 2 tiết dạy có trong phân phối chương trình Lịch sử lớp 4 để ứng dụng phần mềm Lecture Maker.
- Qua quá trình soạn giáo án thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm cho thấy: Việc ứng dụng phần mềm Lecture Maker khắc phục được một số khó khăn trong quá trình giảng dạy, tiết kiệm thời gian trình bày của GV, giúp HS hứng thú hơn từ đó phát huy được tính tích cực chủ đạo của người học. Giúp HS hiểu bài nhanh hơn, nhớ lâu hơn. Đồng thời cũng đc kiểm tra được tính đúng đắn của đề tài. Tuy nhiên ở đề tài này chúng tôi chỉ đưa ra một số phương diện để ứng dụng phần mềm này cũng như chỉ mới đưa ra được một số kĩ thuật cơ bản ban đầu để ứng dụng các tính năng của phần mềm vào bải giảng lịch sử. Chưa chèn flash, web…cũng như đi sâu vào tính năng cụ thể của phần mềm.
Hơn nữa chúng tôi mong muốn rằng đề tài này được áp dụng không chỉ ở phân môn Lịch sử mà còn được mở rộng ra các môn học khác. Đòng thời nghiên cứu và vận dụng thêm một số phần mềm để thiết kế BGDDT phục vụ cho việc dạy – học từu đó nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo chung của xã hội.
2. Một số đề xuất kiến nghị
Qua quá trình dạy học nói chung và dạy học phân môn Lịch sử nói riêng, để mang lại kết quả cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu hướng dẫn, sự chỉ đạo quản lí giáo dục, năng lực cũng như lòng nhiệt tình tâm huyết với nghề, điều kiện cơ sở vật chất của trường… Như đã phân tích ở trên việc thiết kế và sử dụng BGĐT trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4 mà chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong đã cho thấy rõ hiệu quả. Tuy nhiên còn bị chi phối bởi một số yếu tố nêu trên.
Với nghiên cứu của mình tôi xin nếu ra một số đề xuất, kiến nghị nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài:
2.1. Đối với cấp quản lí
- Các nhà quản lí phải theo sát việc dạy học của GV, tránh tình trạng coi phân môn Lịch sử là môn phụ không cần thiết. Từ đó dẫn đến tình trạng ít đầu tư cho việc dạy phân môn Lịch sử mà thay vào là môn Toàn và Tiếng Việt.
- Các cấp quản lí phải có biện pháp, chính sách tạo điều kiện, động viên GV và các lớp tổ chức các lớp bồi dưỡng về CNTT kết hợp với đổi mới PPDH cho GV.
- Các cấp quản lí phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đổi mới PPDh có ứng dụng phần mềm Lecture Maker.
- Các cấp quản lí phải động viên khuyến khích thi đua trong GV dạy học có chất lượng, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học.
2.2. Đối với giáo viên
- Cần tham gia đầy đủ các đợt tập huấn bồi dưỡng GV, tự trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng xu thế đổi mới PPDH.
- GV phải phối hợp hài hòa, sáng tạo và linh hoạt giữa PPDH hiện đại và PPDH truyền thống, phát huy tối đa ưu điểm của từng phương pháp để đạt hiệu quả cao trong dạy học.
- GV cần chú ý đến việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, luôn tạo điều kiện để HS độc lập, tự lực tìm ra kiến thức mới, đặc biệt khi sử dụng bài giảng điện tử.
- Bản thân mỗi GV phải ra sức học tập tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH có sử dụng CNTT không chỉ trong phân môn Lịch sử mà còn các môn học khác.
2.3. Đối với phương tiện dạy học
Cần trang bị cho nhà trường các phương tiện phục vụ cho việc dạy và học. Tăng cương đầu tư thiết bị CNTT, máy tính, máy chiếu, các phần mềm dạy học… để nhanh chóng triển khai và đáp ứng nhu cầu của việc ứng dụng phần mềm dạy học trong đổi mới PPDH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Huệ ( 1997), Tâm lí học Tiểu học, NXB giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo Dự án phát triển giáo viên tiểu học ( 2006), Đổi mới
phương pháp dạy học ở tiểu học, NXB giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo – Dự án giáo viên Tiểu học ( 2007), Rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm thường xuyên, NXB Giáo dục.
4. Đào Thái Lai ( chủ biên ) ( 2006), Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học, tập 1,2, NXB Giáo dục.
5. Lê Thị Vân ( 2014), Tích hợp phần mềm Presenter 7.0 vào phần mềm Microsoft
Powerpoint để dạy học môn Khoa học lớp 4, Đại học Tây Nguyên.
6. Nguyễn Anh Dũng ( Chủ biên ), Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Minh Phương, Phạm Thị Sen ( 2005), Lịch sử và Địa lí lớp 4, NXB Giáo dục.
7. Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Hữu Dũng ( 1999), Đổi mới phương pháp dạy học Lịch
sử lấy học sinh làm trung tâm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
8. Nguyễn Trại ( Chủ biên ), Thiết kế bài giảng Lịch sử lớp 4, NXB Hà Nội.
9. Phạm Trọng Lượng, Trần Tấn Hải ( 2014), Bài giảng Lịch sử - Địa lí và Phương
pháp dạy học Lịch sử - Địa lí, Đại học Tây Nguyên – Đak Lak.
10. Quách Thị Thu Hà ( 2013 ), Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử trên phần mềm
Microsoft Power Point trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4, Đại học Tây Nguyên.
11. Các trang web liên quan.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM LECTURE MAKER 1. Cài đặt và khởi động
1.1. Cài đặt và cập nhập phần mềm Lecture Macker
a. Yêu cầu hệ thống
- CPU tối thiểu Pentium 500MHz - RAM tối thiểu 512Mb (tốt nhất 1Gb) - HDD tối thiểu 50Mb
- Card âm thanh và video
- HĐH Windows 2000/XP; trên máy có cài sẵn các phần mềm: Windows Media Encoder phiên bản 9 trở lên, Windows Media Player phiên bản 9 trở lên, Microsoft PowerPoint.
b. Cài đặt phần mềm Lecture Maker
- Địa chỉ có thể tải về bản cài đặt tại:
http://www.lecturemaker.co.kr/LectureMaker/LectureMaker2EnglishSetup.exe - Chạy file Setup trong thư mục cài đặt LECTURE MAKER
Chọn Next>
Chọn Next>
- Chọn Install để bắt đầu cài đặt.
- Khởi động Lecture Maker từ màn hình nền Destop. - Nhập mã sản phẩm Product Key, Submit
Chú ý:
* Nếu không có mã của sản phẩm (Product Key), chọn “Use as a Trial Version” để dùng thử.
* Nếu máy tính kết nối Internet, chương trình sẽ tự động đăng nhập vào trang chủ
http://www.daulsoft.com và update phiên bản mới nhất.
1.2. Khởi động phần mềm Lecture Macker
Sau khi cài đặt xong phần mềm biểu tượng của phần mềm sẽ hiện ngoài màn hình
Desktop Sau khi cài đặt thành công, trên màn hình máy tính( Desktop) có icon của
Lecture Macker. Click chuột vào icon Lecture Macker để mở chương trình và sử dụng thiết kế bài giảng theo kịch bản của người soạn.
Để khởi động phần mềm ta có 2 cách:
Cách 1: Nhập chuột vào biểu tượng trên màn hình Desktop Cách 2: Star => All Program => Lecture Macker
2. Một số thao tác trên Lecture Maker 2.1. Thao tác cơ bản