Hình thức
Nội dung kiến thức lịch sử trong chương trình được trình bày theo đơn vị bài học. Để phù hợp với tâm lí HS tiểu học, cũng như các môn học và phân môn khác nội dung được trình bày với hình thức là: Kênh hình và kênh chữ.
- Kênh hình: Đa dạng về thể loại, đóng vai trò quan trọng. Ngoài bản đồ, lược đồ
còn có các tranh ảnh hoặc hình ảnh mang tính liên kết, giúp học sinh hình dung được nét chính về văn hóa, kinh tế, chính trị hay diễn biến các cuộc khởi nghĩa… Cũng như HS có thể thông qua kênh hình để nhận biết các nhân vật lịch sử.
Kênh hình là cầu nối giữa kênh chữ và bản đồ trong việc cung cấp thông tin cho nội dung bài học. Ngoài việc minh họa cho kênh chữ, kiến thức của bài thì kênh hình còn là nguồn cung cấp tri thức bài học cho HS. Ngaoif ra kênh hình còn rèn luyện cho HS một số kĩ năng như: chỉ bản đồ, lược đồ, xem - hiểu lược, đồ bản đồ…
- Kênh chữ: Đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp thông tin, thể hiện nội dung bài học, hệ thống câu hỏi, chú giải…
1.1.4.2. Khả ứng dụng CNTT thông tin trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, việc ứng dụng CNTT vào dạy học là một nhu cầu bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
Người ta xem quá trình dạy và học thực chất là quá trình thực hiện phát và thu thông tin. Muốn truyền đạt được lượng thông tin lớn cần tận dụng các phương tiện truyền thống có thể đưa thông tin vào các “cửa” khác nhau.
Đổi mới PPDH theo nghĩa của CNTT là “ phương pháp tăng giá trị thông tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn”.
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học phân môn Lịch sử đã mang lại nhiều tác động tích cực cho cả người dạy và người học.
Trước đây nếu một bải giảng phân môn Lịch sử sử dụng các phương tiện truyền thống cần kèm theo các biểu đồ, lược đồ… với lượng thông tin không cao và ít cập nhâp. Nhưng khi ứng dụng CNTT để soạn các bài GAĐT, BGĐT cho phân môn này, nội dung bài học trở nên phong phú hấp dẫn hơn. Cũng như, có thể lồng ghép thêm các video, clip vào trong bải giảng. Với việc sử dụng phần mềm Lecture Macker trong soạn các bài giảng điện tử thì các công việc này trở nên dễ dàng và tiện lợi cho GV. Với phần mềm này GV có thể linh hoạt tích hợp các bài giảng có nội dung liên quan ở phần mềm Power Point đã có sẵn, chèn âm thanh … đặc biệt chuẩn bị được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phong phú, đẹp mắt phù hợp với nội dung bài và muc đích sử dụng của người dạy. Điều này có tác động tích cục đến quá trình tiếp thu bài của HS. Đồng thời khi ứng dụng CNTT vào bài giảng cũng giúp đáng kể thời gian diễn giải của GV, do đó GV sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc tổ chức các hoạt động nhận thức của HS.
Chính vì vậy, việc ứng dụng CNTT vào dạy học phân môn Lịch sử là hết sức cần thiết. Bởi đặc thù của môn học là cung cấp cho HS tiểu học những kiến thức ban đầu, sơ lược về sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử… Mà nếu ứng dụng CNTT vào giảng dạy ta có thể nâng cao được hiệu quả học tập, khả năng sáng tạo của HS.
Hiện nay. ở nước ta để hưởng ứng và theo kịp xu thế của thế giới đang thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tăng cường vận dụng các PPDH tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại thì việc ứng dụng CNTT vào dạy học là góp phần tích cực để thực hiện đổi mới PPDH.
1.1.5. Tâm lí học sinh tiểu học với việc tiếp cận công nghệ thông tin
Ở xã hội hiện đại, các cuộc cách mạng đã mang lại nhiều thành tựu rực rỡ. Trong đó cuộc cách mạng CNTT đã mang lại những chuyển biến tích cực trọng mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa… đến giáo dục. Nhân loại đang bước sang nên văn minh thông tin,
các thiết bị, máy móc dần dần thay thế hoạt động của con người và giúp đỡ con người rất nhiều. Sự phát thâm nhập, phát triển của khoa học kĩ thuật đã kích thích như cầu tìm hiểu, khám phá nguyên nhân và bản chất của sự vật, hiện tượng. Từ đó lí giải bằng những bằng chứng tư duy khoa học không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ. Đặc biệt hơn là lứa tuổi tiểu học, các em rất hiếu động, tò mò, thích khám phá cái mới.
HS tiểu học năng động, có tư duy phát triển dễ dàng cho việc tiếp cận những điều mới mẻ và tiến bộ. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong đó có sự phát triển của CNTT đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí của các em. Đa phần HS rất đón nhận ứng dụng CNTT vào trong các giờ học. Các em rất tò mò, hứng thú và tập trung. Trên thực tế hiện nay, đã có rất nhiều em biết sử dụng máy vi tính thậm chí biết sử dụng trước khi đến trường hoặc ở trường chưa được học. Các em sớm có điều kiện tiếp cận thông tin là do chơi game, thư điện tử, thông qua một số phần mềm dạy học mà bố mẹ đã mua cho các em như: “quả táo thông minh”, “bút chì thông minh”, các phần mềm trò chơi… Có thể nói rằng các em tiếp cận CNTT nhanh hơn người lớn, tuy nhiên chưa có sự hướng dẫn đúng đắn. Hơn nữa, khả năng tự học ở các em là chưa cao do đó các phần mềm dạy học, đặc biệt là phần mềm tự học thật sự là một cần thiết, nó phù hợp với xu thế của thế giới và năng lực, khả năng của các em. Để sử dụng các phần mềm học tập một cách có hiệu quả, bố mẹ, người thân trong gia đình cần có những định hướng tốt cho các em khi các em mới bắt đầu biết tiếp cận CNTT.
Qua thực hiện cho thấy, khi học tập trên máy tính hoặc trong giờ học, giáo viên có sử dụng các phương tiện CNTT hỗ trợ thì các em rất hứng thú, hào hứng vì sự mới lạ hấp dẫn của hình ảnh sinh động. Điều này sẽ tác động và các em sẽ tự giác đi tìm kiến thức dưới sự giúp đỡ của GV. Đây là một tác động tích cực nó sẽ giúp các em năng động, tích cực, chủ động trong học tập, công việc và cả cuộc sống sau này.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi chọn trường Tiểu học Lê Hồng Phong trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột để tiến hành khảo sát và thực nghiệm.
Về cơ sở vật chất trường có đầy đủ phòng học, có các phòng chức năng như: Phòng thư viện, thiết bị, phòng tin học… Trường được trang bị 5 máy chiếu đa năng, 7 laptop.
Trường nằm ở phường trung tâm của thành phố Buôn Ma Thuột. Là trường được công nhận Trường chuẩn quốc gia, có nhiều thành tích trong các phong trào thi đua do Hội đồng đội và ngành giáo dục tổ chức. Là trường được Đảng ủy và các cấp chính quyền quan tâm, HS có nhận thức khá cao cùng với lực lượng giáo viên giảng dạy nhiều năm nên nhiều năm liền đều đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc.
Tuy nhiên cùng với những thành tựu đạt được thì trường Tiểu học Lê Hồng Phong còn gặp một số khó khăn như: Phòng học còn thiếu, cơ sở vật chất, Phuong tiện dạy học chưa đầy đủ nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng của HS.
1.2.2. Thực trạng ứng dụng phần mềm Lecture Macker trong dạy học phânmôn Lịch sử lớp 4 tại trƣờng Tiểu học Lê Hồng Phong môn Lịch sử lớp 4 tại trƣờng Tiểu học Lê Hồng Phong
Do thực tế đổi mới PPDH cũng như sự phù hợp với tâm sinh lí HS tiểu học là hiếu động, tò mò, thích khám phá mà việc sử dụng BGĐT đã được chú trọng và đưa vào sử dụng trong quá trình dạy học.
1.2.2.1. Mức độ nhận thức, quan tâm, thái độ của HS khi học bằng BGĐT
Để tìm hiểu mức độ nhận thức, quan tâm, thái độ của HS khi học bằng BGĐT trong phân môn Lịch sử lớp 4, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của các em HS khối 4 trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Do điều kiện hạn chế chúng tôi chỉ tiến hành điều tra bằng bảng hỏi ở 6 lớp tương đương với 180 em. Ngoài ra để tìm hiểu tình hình chúng tôi còn tiến hành trao đổi, trò chuyện trực tiếp với các em HS.
Tổng số phiếu phát ra 180 phiếu thu về 180 phiếu. Kết quả thu được như sau:
Câu hỏi điều tra
1. Em có thích thầy (cô) sử dụng giảng điện (BGĐT) trong học phân môn Lịch sử không? 2. Trong quá giảng
thường xuyên giảng dạy bằng BGĐT không?
3. Khi dạy bằng GAĐT thầy (cô) yêu
cầu các em làm gì? 4. Khi học phân môn Lịch sử bằng BGĐT em quan sát: 5. Khi GV tổ chức giảng dạy phân môn Lịchsửbằng
BGĐT, các em tham gia:
6. Việc thầy dạyhọcbằng
Bảng 1.3: Kết quả việc tham gia và hưởng ứng với tiết học có sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học phân môn lịch sử của HS lớp 4 trường Tiểu học Lê Hồng Phong
Như vậy, có tới 94% HS thích được thầy cô sử dụng GAĐT trong dạy học phân môn Lịch sử, 6% cảm thấy bình thường khi tiết học có sử dụng BGĐT và 0% không thích. Như vậy đa số HS đều thích thú khi được học với BGĐT. Bởi với BGĐT các nội dung trong SGK trở nên cụ thể hóa hơn, sinh động hơn với nhiều hình ảnh, phim ngắn, … đẹp mắt phù hợp với tâm sinh lí của HS.
Bên cạnh đó kết quả điều tra cũng chỉ ra rằng, khi các em được học với BGĐT các em được quan sát nhiều lược đồ, tranh ảnh lịch sử và được tham gia vào các hoạt động học tập nhiều hơn. Nên việc các em nắm và nhớ bài tốt hơn, cũng như giúp các em tự học, tự rèn luyện nhiều kĩ năng: quan sát, giao tiếp, chỉ lược đồ, hoạt động nhóm… cao hơn (80% HS đồng ý với ý kiến cho rằng việc thầy (cô) dạy học bằng GAĐT giúp các em nắm, nhớ bài và tự học, rèn luyện nhiều kĩ năng cần thiết của môn học).
Như vậy, qua khảo sát chúng tôi thấy rằng HS tiểu học đặc biệt rất thích và hứng thú với các tiết dạy có sử dụng các trang thiết bị hiện đại cũng như được học với bài giảng điện tử. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ tăng hiệu quả học tập và thu hút sự chú ý của HS.
1.2.2.2. Thực trạng ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy học phân môn Lịch sử tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong
Để tìm hiểu thực trạng về việc ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4, chúng tôi tiến hành thăm dò một số ý kiến của GV trong nhà trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Hầu hết GV đều có trình độ cao đẳng trở lên với kinh nghiệm công tác trên 10 năm. Đa số GV được khảo sát đều là GV đứng lớp, trực tiếp giảng dạy do đó đảm bảo được tính khách quan cho cuộc điều tra. Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành trao đổi trực tiếp với GV và còn dự giờ một số tiết dạy có ứng dụng phần mềm Lecture Maker.
Qua thực tế ở trường tiểu học trong đợt thực tập, vì không có điều kiện nên đề tài chỉ khảo sát thông qua phiếu trưng cầu ý kiến của 6 GV khối 4 ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột về việc ứng phần mềm Lecture Macker trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 4. Tổng số phiếu phát ra 6 phiếu thu về 6 phiếu. Kết quả thu được như sau:
Câu hỏi
1. Thầy (cô) đã có máy tính
chưa?
2. Trường thầy ( cô ) công tác đã có máy tính, máy chiếu, màn chiếu chưa?
3. Thầy (cô) có thường sử BGĐT vào các tiết học không?
4. Theo thầy (cô) việc áp dụng bài giảng điện tử vào phân môn Lịch sử là:
5. Thầy (cô) thường sử dụng phần mềm nào để làm bài giảng điện tử?
6. Thầy (cô) có biết đến phần mềm Lecture Maker
không?
7. Thầy (cô) đã sử dụng phần mềm Lecture Maker để soạn BGĐT trong dạy học chưa?
về phương pháp dạy và phương pháp soạn giáo án có sử dụng CNTT hay chưa?
9. Theo thầy (cô) ưu điểm của BGĐT có ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy học
Lịch sử là:
10. Theo thầy (cô) để ứng dụng
Lecture Maker
học phân môn
hiệu quả,
trọng nhất là:
11. Theo thầy (cô) khó khăn
lớn nhât khi thiết kế
giảng với phần mềm Lecture Maker trong dạy học là:
12. Theo thầy ( cô) với việc ứng dụng phần mềm Lecture
Maker vào dạy học HS có thể:
13. Khi ứng dụng phần mềm Lecture Maker vào dạy học thầy (cô) thấy thái độ của HS với bài học là:
14. Thầy (cô) có tin tưởng vào lợi ích mà BGĐT mang
lại hay không?
Bảng 1.4: Thực trạng ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong dạy học phân môn Lịch sử ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong
Như vậy, tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong đa số các thầy (cô) đã có hướng tiếp cận ứng dụng CNTT trong giảng dạy và hiểu được công dụng vai trò và lợi ích từ BGĐT. Các GV biết nhiều đến các phần mềm soạn giáo án như: Power point, công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến Violet, Lecture Maker… Riêng đối với phần mềm Lecture Maker, hầu hết các GV trong trường đều đã được tập huấn về cách sử dụng và làm việc với phần mềm Lecture Maker. Hầu hết các GV đều cho rằng việc
ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và vào dạy học phân môn Lịch sử lớp 4 nói riêng cụ thể bằng phần mềm Lecture Maker là cần thiết.
Mặc dù các GV được trang bị kiến thức về soạn, giảng GAĐT bằng CNTT nhưng việc ứng dụng phần mềm Lecture Maker vào dạy học chỉ mang tính chất thỉnh
thoảng (Thường xuyên sử dụng BGĐT là 33.3%, thỉnh thoảng chỉ làm khi có thời gian rảnh là 50% và ít khi sử dụng chiếm 16.7%). Thậm chí có GV biết đến nhưng không bao giờ sử dụng. Thực trạng trên là do: Trang thiết bị chưa đầy đủ (máy tính, máy chiếu, màn chiếu…) gây khó khăn cho việc sử dụng phần mềm Lecture Maker vào ứng dụng trong giờ học phân môn Lịch sử lớp 4. Nhiều GV chưa thành thạo trong các thao tác kĩ thuật với phần mềm. Ứng dụng phần mềm Lecture Maker vào dạy học đòi hỏi khâu chuẩn bị công phu, tốn thời gian nên nhiều GV còn e ngại. Đồng thời việc thiết kế còn yêu cầu đảm bảo tính chính xác, thống nhất và vừa sức trong bài học nên một số GV chưa thực hiện. Một số GV do hoàn cảnh kinh tế khó khăn chưa nhận thức được sự cần thiết của phần mềm Lecture Maker. Một số GV ngại thay đổi, ngại học hỏi chưa đánh giá đúng lợi thế của việc ứng dụng CNTT trong dạy học nên chưa có máy tính (số lượng GV chưa có máy tính chiếm 16.7%).
Đồng thời kết quả điều tra cho thấy, đa số các GV đồng ý rằng khi học tập với bài giảng được thiết kế từ phần mềm Lecture Maker học sinh quan sát được nhiều tranh ảnh (33.3%), hiểu và nhớ bài lâu hơn (33.3%), tự học mọi lúc mọi nơi (16.7%). Cũng như mức độ hứng thú và rất hứng thú trong học tập là 50% và 50%.
Việc ứng dụng phần mềm Lecture Maker vào dạy học trong dạy học còn phụ thuộc vào đặc điểm HS của từng trường, lớp. Đối với HS ít được tiếp cận với CNTT chỉ quen theo cách dạy truyền thống hoặc chỉ biết đến phần mềm Power point mà chưa nhận thức được các tính năng của một số phần mềm khác tiêu biểu như Lecture Maker. Mặt khác, GV tiểu học phải dạy nhiều môn, phải lên lớp cả ngày nên việc dành thời gian để tìm hiểu thiết kế bài giảng với phần mềm Lecture Maker còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn.
Tóm lại, phần lớn các GV đã nhận biết được ưu và nhược điểm của BGĐT và vai trò của nó trong dạy học. Tuy nhiên việc sử dụng BGĐT trong dạy học phân môn Lịch sử ở Tiểu học lại ít được sử dụng. Sở dĩ có điều này là do nhiều nguyên nhân chi phối như: Cơ sở vật chất, GV lớn tuổi ngại tiếp cận công nghệ, trang thiết bị hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường còn nhiều hạn chế. Hầu hết các trường đã