3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3. Ứng dụng phần mềmLecture Maker trong củng cố kiến thức
Trong hoạt động dạy và học, tiến trình bài giảng chia thành nhiều bước. Phần việc “củng cố - dặn dò” là thao tác cuối cùng sau khi tìm hiểu xong toàn bộ nội dung của bài, trước khi kết thúc giờ học.. Tuy là phần việc cuối cùng chiếm khối lượng thời gian ít ỏi nhưng có vai trò quan trọng, cũng là một phần tạo nên sự hoàn thiện của một giờ lên lớp.
Phần việc “củng cố” gồm hai nội dung cơ bản:
- Thứ nhất, nhằm khắc sâu kiến thức bài học, giáo viên chủ động tổng hợp kiến thức, cung cấp thêm thông tin, tư liệu để mở rộng kiến thức, liên hệ, so sánh... giúp học sinh hiểu được bản chất, sâu sắc bài học
- Thứ hai, chú trọng đến hệ thống câu hỏi để học sinh thảo luận, trao đổi,trình bày những hiểu biết của mình về bài học.
Để phần việc này thực sự đạt hiệu quả và sức hấp dẫn, như mong muốn của đề tài, khi thiết kế giáo án, người giáo viên cần lưu ý:
+ Cần nắm vững chuẩn kiến thức- kĩ năng và yêu cầu cần đạt của mỗi bài học. Đây là “kim chỉ nam” giúp cho phần củng cố của bài học không bị chệch hướng và xác định được nội dung trọng tâm.
+ Cần phối hợp nhiều phương pháp, trong đó chú ý đến phương tiện dạy học hiện đại (dùng công nghệ thông tin, màn ảnh, máy chiếu, âm thanh...) để phần “Củng cố bài” được hấp dẫn hơn, tạo nên sự hứng thú của học sinh.
Là một người GV, để có thể giúp HS của mình nắm bài tốt hơn có thể đi theo hai hướng trong phần củng cố bài:
- Cung cấp, tổng hợp thông tin, tư liệu để khắc sâu kiến thức.
Với nội dung này, giáo viên có thể chủ động cung cấp thêm những tư liệu liên quan đến bài học để học sinh có được những hiểu biết, cảm nhận sâu sắc hơn, nắm vững bản chất bài học
Trong phần mềm Lecture Maker, ta có thể làm cho khoảng thời gian củng cố - dặn dò trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Tương tự như phần mềm Power Point, người GV có thể chèn thêm một số thông tin cần thiết cho HS tham khảo như video, âm thanh, tranh ảnh, phim … có nội dung liên quan.
Ví dụ:
Trong bài “Trịnh Nguyễn phân tranh” để củng cố kiến thức đã học người GV có thể hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học thành một sơ đồ có tính logic:
- Sử dụng hệ thống câu hỏi để kiểm tra, đánh giá năng lực nhận thức, và khả năng sáng tạo của học sinh. Thông thường ta hay sử dụng hệ thống câu hỏi mang tính chất tái hiện lại, liệt kê kiến thức cho HS, điều này có tác động lớn đến HS.
Ngoài ra, người GV cũng có thể dễ dàng tạo ra các trò chơi học tập nhằm củng cố lại, khắc sâu kiến thức cho HS. Thông thường là qua các trò chơi như: Ngược dòng lịch sử, ô chữ kì diệu, rung chuông vàng, chọn số, xem ai nhớ nhất… Người GV có thể sử dụng tính năng tạo câu hỏi nhiều phương án lựa chọn hay câu hỏi ngắn có trong phần mềm để tạo các câu hỏi củng cố bài một cách nahnh chóng và dễ dàng. Để trò chơi trở nên sinh động, người GV nên phối hợp nhiều tính năng của phần mềm như chèn tranh ảnh, âm thanh, Power Point, tebox, hiệu ứng…
Ví dụ:
Trong bài “ Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (938)”, để củng cố phần kiến thức đã học, chúng tôi chọn trò chơi “ Theo dòng lịch sử”.
Luật chơi: Tất cả cùng nghe câu hỏi và trả lời trong vòng 10 giây và chọn đáp án đúng. Ai trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho người khác. Ai trả lời đúng sẽ nhận được phần thưởng của chương trình.
Hoặc để làm cho trò chơi được hấp dẫ hơn, người GV có thể xây dựng các trò chơi về ô chữ. Thông thường trò chơi ô chữ được thiết kế dễ dàng hơn trong phần mềm Power Point. Do đó, để tận dụng thời gian thì ta sẽ chèn trò chơi đã thiết kế sẵn hoặc là tận dụng các bài đã có.
Chọn Insert =>
Import Document
=> Power Point.
Một cửa sổ mở ra, vào Type => As PowerPonit Document => Sau đó chọn silde cần chèn. Nếu chèn tất cả các slide trong Powerpoint thì ta chọn: “Import all slides”; nếu chỉ chènmột số slide nhất định thì nhấp chuột vào “Import selected slide”
Sau khi chèn nội dung Powerpoint
cần thiết, ta được slide có nội dung như hình bên.
Khi trình chiếu ta sẽ có trò chơi đẹp mắt, hấp dẫn như hình dưới.
2.4. Ứng dụng phần mềm Lecture Maker trong hoạt động ngoại khóa trong dạy học phân môn Lịch sử