3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1.2. Đánh giá kiến thức của HS trong giờ học
Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:
- Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học;
- Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh;
- Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên;
- Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên.
Như vậy đánh giá kiến thức của HS trong giờ học không chỉ giúp HS biết mình đã hiểu bài hay chưa, có nắm được kiến thức của bài hay không mà còn giúp GV nhận định và đánh giá được mức độ tiếp thu của HS ngay trong tiết dạy.
Ví dụ:
Bài 20 Lịch sử lớp 4 là một bài ôn tập. Nội dung của bài là củng cố toàn bộ kiến thức đã học toàn bộ ở những bài trước đó ( Từ năm 938 – 1009). Với bài này chúng tôi thiết kế nội dung theo trình tự các câu hỏi trong SGK trang 53. Với câu hỏi: Từ buổi đầu độc lâp đến thời Hậu Lê trong quá trình dựng nước và giữ nước có những sự kiện lịch sử nào? Em hãy hoàn thành vào phiếu học tập có nội dung như bảng sau:
GV: Phát phiếu học tập cho HS có nội dung như trên màn chiếu. HS thảo luận nhóm đôi và điền vào phiếu học tập. Sau đó đại diện trình bày.
HS dưới lớp và GV lắng nghe sau đó nhận xét.
GV: Trình bày đáp án đã chuẩn bị , GV đánh giá mức độ tiếp thu, tổng hợp và ghi nhớ kiến thức cũ đã học của HS.