Đất phi nông nghiệp: Chỉ tiêu được duyệt 5.172,26 ha,

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP (Trang 66 - 71)

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC

b) Đất phi nông nghiệp: Chỉ tiêu được duyệt 5.172,26 ha,

kết quả thực hiện đến năm 2020 là 4.348,67 ha, thấp hơn so với chỉ tiêu được duyệt 823,59 ha, đạt tỷ lệ 84,08% quy hoạch được duyệt.

Kết quả thực hiện chi tiết các loại đất trong đất nông nghiệp, như sau:

- Đất quốc phòng: Chỉ tiêu được duyệt 260,95 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 144,29 ha, thấp hơn so với chỉ tiêu được duyệt 116,66 ha, đạt tỷ lệ 55,29% quy hoạch được duyệt.

- Đất an ninh: Chỉ tiêu được duyệt 9,51 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 0,90 ha, thấp hơn so với chỉ tiêu được duyệt 8,61 ha, đạt tỷ lệ 9,99% quy hoạch được duyệt.

- Đất khu công nghiệp: Chỉ tiêu được duyệt 240,04 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 135,54 ha, thấp hơn so với chỉ tiêu được duyệt 104,5 ha, đạt tỷ lệ 56,47% quy hoạch được duyệt.

- Đất cụm công nghiệp: Chỉ tiêu được duyệt 80,01 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 54,62 ha, thấp hơn so với chỉ tiêu được duyệt 23,59 ha, đạt tỷ lệ 68,27% quy hoạch được duyệt.

- Đất thương mại dịch vụ: Chỉ tiêu được duyệt 90,49 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 12,22 ha, thấp hơn so với chỉ tiêu được duyệt 78,27 ha, đạt tỷ lệ 13,50% quy hoạch được duyệt.

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: chỉ tiêu được duyệt là 234,38 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 23,34 ha, thấp hơn so với chỉ tiêu được duyệt 211,04 ha, đạt tỷ lệ 9,96% chỉ tiêu quy hoạch.

- Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã: chỉ tiêu được duyệt 1.898,45 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 1.883,32 ha, thấp hơn so với chỉ tiêu được duyệt 15,13 ha, đạt tỷ lệ 99,20% chỉ tiêu quy hoạch được duyệt;

- Đất có di tích lịch sử - văn hóa: chỉ tiêu được duyệt 7,10 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 3,0 ha, thấp hơn so với chỉ tiêu được duyệt 4,10 ha, đạt tỷ lệ 42,25% quy hoạch được duyệt.

- Đất bãi thải, xử lý chất thải: Chỉ tiêu được duyệt 15,68 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 7,31 ha, thấp hơn so với chỉ tiêu được duyệt 8,37 ha, đạt tỷ lệ 46,62% quy hoạch được duyệt.

- Đất ở tại nông thôn: Chỉ tiêu được duyệt 1.045,01 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 1.090,38 ha, cao hơn so với chỉ

tiêu được duyệt 45,37 ha, đạt tỷ lệ 104,34% quy hoạch được duyệt. Trong kỳ quy hoạch, các dự án khu dân cư nông thôn chưa được thực hiện đầy đủ theo danh mục được duyệt, song chỉ tiêu đất ở tại nông thôn vẫn cao hơn so với quy hoạch được duyệt, nguyên nhân chủ yếu là do thống kê lại diện tích đất ở tại nông thôn theo tài liệu bản đồ đo đạc địa chính mới.

- Đất ở đô thị: Chỉ tiêu được duyệt 91,04 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 86,04 ha, thấp hơn so với chỉ tiêu được duyệt 5,0 ha, đạt tỷ lệ 94,51% quy hoạch được duyệt;

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Chỉ tiêu được duyệt 14,28 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 13,45 ha, thấp hơn so với chỉ tiêu được duyệt 0,83 ha, đạt tỷ lệ 94,19% quy hoạch được duyệt;

- Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp: Chỉ tiêu được duyệt 0,18 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 0,27 ha, cao hơn so với chỉ tiêu được duyệt 0,09 ha, đạt tỷ lệ 150,0% quy hoạch được duyệt. Nguyên nhân do thực hiện kiểm kê đất đai xác định lại mã loại đất này (trước đây kiểm kê vào đất trụ sở cơ quan).

- Đất cơ sở tôn giáo: Chỉ tiêu được duyệt 30,16 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 32,57 ha, cao hơn so với chỉ tiêu được duyệt 2,41 ha, đạt tỷ lệ 107,99% quy hoạch được duyệt. Nguyên nhân do thực hiện kiểm kê đất đai xác định lại diện tích theo số liệu đo đạc bản đồ địa chính mới. Thực tế trong kỳ quy hoạch 2016-2020, không thực hiện tăng đất cơ sở tôn giáo.

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: Chỉ tiêu được duyệt 125,00 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 103,57 ha, thấp hơn so với chỉ tiêu được duyệt 21,43 ha, đạt tỷ lệ 82,86% quy hoạch được duyệt;

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm: Chỉ tiêu được duyệt 175,52 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 68,01 ha, thấp hơn so với chỉ tiêu được duyệt 107,51 ha, đạt tỷ lệ 38,75% quy hoạch được duyệt.

- Đất khu vui chơi, giải trí công cộng: không có chỉ tiêu được duyệt, nhưng trên địa bàn huyện đã thực hiện 18,99 ha. Nguyên nhân là do thay đổi chỉ tiêu phân loại đất ở các kỳ thống kê, kiểm kê đất đai khác nhau. Ở kỳ thống kê đất đai năm 2015, trên địa bàn huyện không có đất khu vui chơi giải trí công cộng. Kỳ thống kê đất đai năm 2020, đất khu vui chơi, giải trí công cộng của huyện có 18,99 ha là diện tích của sân thể thao trung tâm xã, sân thể thao của các xóm, tổ dân phố trên địa bàn các xã, thị trấn. Chỉ tiêu đất này ở kỳ thống kê năm 2015 được xác định là đất xây dựng cơ sở thể dục – thể thao, nay được thống kê là đất

khu vui chơi giải trí công cộng.

- Đất cơ sở tín ngưỡng: Chỉ tiêu được duyệt 12,02 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 26,35 ha, cao hơn so với chỉ tiêu được duyệt 14,33 ha, đạt tỷ lệ 219,22% quy hoạch được duyệt. Nguyên nhân thực hiện đạt tỷ lệ cao chủ yếu là do xác định lại ranh giới, diện tích sử dụng của các cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn huyện khi thực hiện đo đạc địa chính mới năm 2019 và chuyển một số diện tích các đình, đền ở kỳ thống kê năm 2015 được xác định là đất cơ sở tôn giáo sang đất cơ sở tín ngưỡng ở kỳ kiểm kê đất đai năm 2019 cho đúng với chỉ tiêu phân loại đất hiện nay.

- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: Chỉ tiêu được duyệt 532,99 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 529,45 ha, thấp hơn so với chỉ tiêu được duyệt 3,54 ha, đạt tỷ lệ 99,34% quy hoạch được duyệt;

- Đất có mặt nước chuyên dùng: Chỉ tiêu được duyệt 273,50 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 113,11 ha, thấp hơn so với chỉ tiêu được duyệt 160,39 ha, đạt tỷ lệ 41,36% chỉ tiêu quy hoạch được duyệt. Nguyên nhân chủ yếu là do ở kỳ kiểm kê đất đai năm 2019 đã xác định lại diện tích của một số hồ, đập thủy lợi ở kỳ thống kê đất đai năm 2015 được xác định là đất có mặt nước chuyên dùng, đến kỳ kiểm kê đất đai năm 2019 xác định lại là đất thủy lợi, đúng với chỉ tiêu phân loại đất theo quy định.

c) Đất chưa sử dụng: Chỉ tiêu được duyệt 4,00 ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 2,41 ha. Thực tế trong giai đoạn 2016-2020, đất chưa sử dụng chỉ thực hiện giảm 1,14 ha, đạt tỷ lệ 55,07% so với quy hoạch được duyệt. Nguyên nhân còn lại là do thống kê lại diện tích theo số liệu đo đạc bản đồ địa chính mới.

3.2. Đánh giá những mặt được, những tồn tại vànguyên nhân của tồn tại trong thực hiện quy hoạch sử nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện quy hoạch sử

dụng đất kỳ trước

3.2.1. Những mặt được

- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Phú Bình trong những năm qua đã dần đi vào nề nếp, cơ cấu sử dụng đất được chuyển đổi phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

- Công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt ngày càng chặt chẽ, góp phần tích cực cho việc sử dụng đất hợp lý và hiệu

quả.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã phân bổ nguồn lực đất đai cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, lĩnh vực, đảm bảo quốc phòng an ninh địa phương.

- Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân.

- Sự tham gia của người dân trong công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã từng bước phát huy được tính dân chủ, công khai, minh bạch, hạn chế được những tiêu cực trong công tác quản lý đất đai, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội của địa phương.

- Công tác công bố quy hoạch được UBND huyện thực hiện công khai đúng quy định, đến từng điểm, khu dân cư, qua đó giúp người dân nắm được đầy đủ thông tin về quy hoạch sử dụng đất.

3.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện quyhoạch sử dụng đất kỳ trước hoạch sử dụng đất kỳ trước

Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 - 2020 cho thấy những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước trên địa bàn huyện Phú Bình, như sau:

* Tồn tại trong quy hoạch sử dụng đất kỳ trước:

- Quy hoạch sử dụng đất chưa thực sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với quy hoạch phát triển chuyên ngành, đa ngành, theo phạm vi lãnh thổ dẫn đến việc xác định nhu cầu sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch chưa sát với thực tế phát triển.

- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các công trình, dự án và giảm tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước được lập ra chưa sát với thực tiễn, thường xuyên phải điều chỉnh, nhiều dự án đăng ký thực hiện còn chậm tiến độ do thiếu nguồn vốn thực hiện, khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

* Nguyên nhân của tồn tại trong quy hoạch sử dụng đất kỳ trước:

- Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dựa trên các dự báo về phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, của tỉnh, trong khi việc nắm bắt thông tin và dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấp còn hạn chế, tính khả thi chưa cao dẫn tới tiến độ thực hiện dự án đã đăng ký còn chậm.

- Quy hoạch sử dụng đất cấp cơ sở còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn, việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của cấp xã và các tổ chức sử dụng đất còn chủ quan, không có dự án tiền khả thi nên không có khả năng thực hiện, dẫn đến phải điều chỉnh lại.

- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư gặp nhiều khó khăn vướng mắc do thay đổi các quy định mới theo Luật Đất đai 2013 như cơ chế, giá đất,… đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.

- Do nguồn lực đầu tư còn nhiều hạn chế, các dự án đầu tư chậm triển khai thực hiện, chưa có chủ trương đầu tư nên thiếu nguồn vốn thực hiện hoặc đã có chủ trương đầu tư nhưng còn vướng mắc ở các khâu thực hiện.

3.3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất kỳ tới dụng đất kỳ tới

- Kinh tế, xã hội phát triển nhanh do yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất nên nhu cầu sử dụng đất tăng cao và rất đa dạng, làm tăng giá trị của đất đòi hỏi công tác quản lý đất đai nói chung, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng phải hoàn chỉnh về cơ chế, chính sách mới phù hợp để có thể quản lý tốt theo quy hoạch và pháp luật.

- Qua thực tế quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp, đồng thời quy hoạch sử dụng đất dễ bị điều chỉnh theo yêu cầu của nhà đầu tư. Do đó, cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết về phương pháp luận để nâng cao luận chứng của tài liệu quy hoạch sử dụng đất, nâng cao tầm quan trọng của tài liệu quy hoạch trong công tác quản lý điều hành của chính quyền các cấp, đồng thời bổ sung quy định về chấp hành quy hoạch sử dụng đất.

- Phải có sự gắn kết đồng bộ hơn nữa giữa các loại hình quy hoạch, tránh chồng chéo.

- Quy hoạch sử dụng đất cần xác định cụ thể các giải pháp để đảm bảo tính khả thi của việc thực hiện theo quy hoạch.

- Tăng cường kêu gọi vốn đầu tư của các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Có cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư tham gia phát triển các dự án lớn, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp và dịch vụ.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w