III. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT
1.2.2. Một số hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước về đất đa
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn những năm qua cho thấy vẫn còn những bất cập, hạn chế trong quản lý đất đai của huyện, có thể khái quát ở một số mặt sau:
- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm, thiếu đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất của các cấp và quy hoạch của các ngành; còn có những bất hợp lý, thiếu sự thống nhất dẫn đến chồng chéo, dự báo nhu cầu sư dụng đất chưa phù hợp với thực tiễn. Sự phối hợp của các cấp, các ngành trong việc lập, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chưa chặt chẽ.
- Việc minh bạch, công khai và quá trình tổ chức thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn hạn chế dẫn đến tình trạng nhiều dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã lập xong trong nhiều năm nhưng vẫn không được triển khai thực hiện trên thực tế, nhiều khi không sát với kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Công tác giao đất, cho thuê đất vào mục đích chuyên dùng và đất ở tại các xã, thị trấn còn một số tồn tại, còn xảy ra tình trạng nhiều công trình sử dụng đất không đúng với quyết định giao đất, cho thuê đất gây ảnh hưởng đến quy hoạch chung cũng như nảy sinh nhiều bất cập khác. Hiện tượng giao đất để xây dựng công trình khi chưa có quy hoạch tổng thể hay kế hoạch sử dụng đất dẫn đến
không bảo đảm điều kiện kết cấu hạ tầng cũng như các điều kiện về vệ sinh môi trường. Việc sử dụng đất cũng có nhiều sai phạm như sử dụng không đúng mục đích được giao; sai diện tích, vị trí; không đúng tiến độ; chậm đưa đất vào sử dụng...
- Việc Nhà nước thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện còn khó khăn, còn xảy ra tranh chấp, khiếu nại, tố cáo phức tạp, dẫn đến tiến độ giải phóng mặt bằng chậm nên một số dự án, công trình không thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Kinh phí đầu tư cho công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập cơ sở dữ liệu về đất đai còn hạn chế; việc đăng ký, cập nhật biến động đất đai chưa được chú trọng nên dẫn đến tình trạng sai khác giữa bản đồ, hồ sơ địa chính với thực tế sử dụng đất còn khá phổ biến, gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai.
- Sự phối hợp giữa UBND các cấp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện một số nhiệm vụ về quản lý đất đai vẫn còn có thời điểm chưa tốt, chưa phát huy tốt vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc và nhân dân đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai, việc quản lý nhà nước về đất đai ở một số địa phương chưa thực sự đi vào nề nếp, ổn định.