Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về đất đa

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP (Trang 45 - 46)

III. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT

1.2.1. Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về đất đa

Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện trong những năm qua đã có những tiến bộ rõ rệt, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, cải thiện môi trường sống, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường. Các cơ sở dữ liệu về đất đai ngày càng phong phú, đầy đủ, chính xác hơn và được chuẩn hóa, lưu giữ khoa học. Quyền sử dụng đất đã bước đầu trở thành tài sản để Nhà nước và nhân dân vốn hóa đưa vào đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội. Khái quát một số kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện, như sau:

- Chính sách đất đai đã chú ý tới các mặt kinh tế, xã hội và chính trị; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng và nhà đầu tư.

- Việc khai thác, sử dụng đất đã đúng mục đích, theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt, đã phát huy tốt được tiềm năng, nguồn lực đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội.

- Việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đang dần đi vào ổn định.

- Đã cơ bản hoàn thành thực hiện việc giao, cho thuê đất cho các hộ gia đình và các cá nhân sử dụng, góp phần vào sự ổn định xã hội, tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Triển khai từng bước công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng góp phần vào xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Trật tự trong quản lý đất đai được thiết lập theo pháp luật, bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, có chế tài nghiêm trong thực thi chính sách, pháp luật đất đai.

- Từng bước khắc phục được tình trạng buông lỏng quản lý đất đai, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng đất; tăng cường quản lý chặt chẽ đất đai; khắc phục, xử lý vi phạm cũ đi đôi với ngăn chặn, phòng ngừa xử lý kịp thời vi phạm mới phát sinh; giảm thiểu tình trạng giao đất trái thẩm quyền, sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, thủy lợi...; từng bước lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý, sử dụng đất đai; khai thác, sử dụng đất đai hợp lý tiết kiệm, phát huy nguồn lực đất đai, đáp ứng nhu cầu đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Bước đầu đã huy động được cả hệ thống chính trị tăng cường cho công tác quản lý đất đai; hiệu quả phối kết hợp giữa UBND các cấp, các ngành với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức trong công tác quản lý đất đai ngày càng được tăng cường, đặc biệt là trong các lĩnh vực tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai, dồn điền đổi thửa, xử lý vi phạm pháp luật đất đai, hòa giải tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư...

Những kết quả trên đây đã góp phần tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả, góp phần vào quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích không ngừng tăng (giá trị sản

phẩm trên/1ha đất nông nghiệp trồng trọt năm 2020 đạt 101 triệu đồng, tăng gấp 1,23 lần so với năm 2015). Thu tiền sử dụng đất tăng nhanh, diện mạo nông

thôn không ngừng được cải thiện (thu tiền sử dụng đất năm 2020 đạt 50 tỷ đồng,

tăng gấp 1,93 lần so với năm 2015). Quyền và lợi ích hợp pháp của người dân

liên quan đến đất đai cơ bản được bảo đảm.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w