Tính hợp lý của việc sử dụng đất

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP (Trang 62 - 63)

- Tỷ lệ so với tổng diện tích tự nhiên % 0,32 0,02 0,01 Như vậy, trong thời kỳ 2010 2020, biến động sử dụng đất trên địa bàn

2.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất

a) Cơ cấu sử dụng đất.

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2020, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 24.138,99 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp có diện tích 19.787,91 ha, chiếm 81,97% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp có diện tích 4.348,67 ha, chiếm 18,02% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng chỉ còn 2,41 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích đất tự nhiên.

Qua số liệu hiện trạng cho thấy cơ cấu đất đai trên địa bàn huyện đã được sử dụng với hiệu quả rất cao (diện tích đất chưa sử dụng chỉ chiếm 0,01%). Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên và địa hình của huyện. Tỷ lệ diện tích đất đã đưa vào sử dụng cho các mục đích (nông nghiệp và phi nông nghiệp) cao hơn so với bình quân chung của toàn tỉnh. Trong những năm tới tỷ lệ này sẽ còn tăng cao hơn nữa để phù hợp với tiềm năng và đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Phú Bình nói riêng.

b) Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Đất nông nghiệp: Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện việc giao đất nông nghiệp ổn định đến người dân và chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hóa đã làm cho người nông dân năng động hơn trong việc phát triển nông

nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp được bố trí cây trồng, vật nuôi khá hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng đất trên địa bàn Huyện, góp phần tăng hệ số sử dụng đất. Vì vậy, mặc dù đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng hiệu quả sử dụng đất đã tăng đáng kể, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ.

- Đất phi nông nghiệp: Trong cơ cấu kinh tế của Huyện, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế mới chỉ ở giai đoạn bước đầu. Để đạt được cơ cấu kinh tế như phương hướng đề ra thì các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cần phải có quỹ đất tương đối lớn để xây dựng các cơ sở sản xuất và phục vụ sản xuất. Mặc dù, một phần sử dụng các cơ sở sản xuất và hạ tầng cũ, nhưng để cải tạo mở rộng thì vẫn không tránh khỏi chuyển đổi từ đất nông nghiệp. Do đó, việc xây dựng và phát triển các công trình mới phải hết sức tiết kiệm theo hướng sử dụng triệt để không gian và hạn chế lấy vào đất nông nghiệp có chất lượng tốt.

c) Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất.

Hiện nay, trên địa bàn Huyện đã thực hiện nhiều chính sách, giải pháp tương đối toàn diện liên quan đến vấn đề đầu tư vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất. Mọi đối tượng sử dụng đất và chủ sử dụng đất đều có cơ hội nhận được sự đầu tư và có thể đầu tư đất đai theo năng lực của mình. Các hình thức khuyến khích cụ thể như sau:

- Đầu tư vốn bằng tiền, cho vay trực tiếp đến người sử dụng đất theo các chương trình dự án và thông qua hệ thống các ngân hàng, quỹ tín dụng.

- Đầu tư ứng trước các loại vật tư nông nghiệp, con giống, cung cấp các dịch vụ khoa học kỹ thuật tới từng địa phương, từng hộ gia đình cá nhân.

- Chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất đi đôi với tiến bộ kỹ thuật canh tác được xác định là khâu đột phá, thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w