II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế
a) Khu vực kinh tế nông nghiệp
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp; phát triển trồng trọt, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21/10/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về “phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019 -
2025, định hướng đến năm 2030”. Tiếp tục thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa,
tích tụ ruộng đất. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thu hút các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tăng cường liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng phát huy lợi thế của từng khu vực, vùng miền; phát triển sản xuất theo hướng nâng cao giá trị, an toàn sinh học, hữu cơ.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn giống cây trồng có giá trị cao vào sản xuất; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giữ ổn định sản lượng lương thực trên địa bàn. Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, an toàn sinh học, gắn với bảo vệ môi trường; phát triển kinh tế hợp tác xã, trang trại,
từng bước giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh; kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển, kiểm tra vệ sinh thú y; xây dựng các cơ sở giết mổ động vật tập trung. Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh. Quan tâm phát triển kinh tế vườn đồi. Triển khai và thực hiện tốt chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách về khuyến nông, công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Tăng cường nguồn lực đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi; đảm bảo quản lý và sử dụng nước hợp lý phục vụ sản xuất. Tăng cường các biện pháp phòng, chống, giảm nhẹ tác động của thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tích cực thu hút, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng các tiêu chí trong giai đoạn 2021 - 2025. Tập trung xây dựng xã, xóm nông thôn mới kiểu mẫu theo kế hoạch, phấn đấu huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2022.
b) Khu vực kinh tế công nghiệp - thương mại và dịch vụ:
Tăng cường thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện. Xây dựng Đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025. Hoàn thành giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Điềm Thụy 170 ha; Cụm công nghiệp Điềm Thụy; Cụm công nghiệp Bảo Lý - Xuân Phương; hoàn thành Quy hoạch Khu công nghiệp đô thị - dịch vụ Phú Bình với diện tích khoảng 900ha; tiếp tục mở rộng thêm các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn để tăng giá trị sản xuất công nghiệp.
Tập trung mở rộng quy mô sản xuất các ngành nghề, làng nghề có thế mạnh và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tăng cường công tác khuyến công, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề hoạt động hiệu quả; khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tất cả các ngành, lĩnh vực. Tiếp tục nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế.
Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới hệ thống chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn. Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ; khai thác có hiệu quả, nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính, tín dụng. Thu hút đầu tư nâng cấp, phát triển Khu du lịch sinh thái Hồ Kim Đĩnh; thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch văn hóa, lịch sử. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, gắn với công tác quản lý, phát huy hiệu quả kinh tế của các nhãn hiệu “Lúa nếp thầu dầu”, “Gà đồi Phú
Bình”, “Tương Úc Kỳ”. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về thương mại,
dịch vụ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
c. Quy hoạch phát triển các lĩnh vực
c.1. Thu hút vốn đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:
Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển, nâng cấp hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục, các cơ sở chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đẩy nhanh tiến
độ các công trình, dự án trọng điểm; khai thác các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng đô thị; đẩy nhanh tiến độ thực hiện tuyến đường vành đai V đoạn từ QL37 đến cầu vượt Sông Cầu. Đầu tư kết nối tuyến đường vành đai V từ trung tâm huyện sang tỉnh Bắc Giang, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Thực hiện quy hoạch vùng huyện đảm bảo phù hợp với quy hoạch của tỉnh và khu vực, gắn với quy hoạch chi tiết các khu công cộng, quy hoạch giao thông, khu dân cư, khu trung tâm các xã, thị trấn, tạo nguồn thu đầu tư phát triển. Phấn đấu đến năm 2025, huyện có 50% số xã cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại V.
c.2. Công tác Quản lý quy hoạch, quản lý đô thị:
Xây dựng thị trấn Hương sơn đạt tiêu chuẩn đô thị loại 4, xây dựng xã Điềm Thụy thành thị trấn và 9 xã đạt tiêu chuẩn đô thị loại 5, huyện cơ bản đạt tiêu chuẩn thị xã vào năm 2025.
c.3. Về công tác giáo dục và Đào tạo:
Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về vai trò, trách nhiệm của việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực hiện hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo. Tiếp tục quy hoạch, sắp xếp ổn định mạng lưới trường lớp; quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại cho các cấp học, đảm bảo các trường đủ phòng học, phòng bộ môn, chức năng theo quy định.
Tiếp tục nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển chất lượng mũi nhọn, coi trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống lịch sử của dân tộc, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Duy trì, nâng cao chất lượng trường chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2025 có thêm 11 trường đạt chuẩn mức độ 2 trở lên. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3 và phấn đấu phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 3. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho khu vực nông thôn và người dân vùng thu hồi đất phục vụ các dự án. Tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Quan tâm đẩy mạnh liên kết giải quyết việc làm sau đào tạo. Tiếp tục làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THCS, THPT.
c.4. Về lĩnh vực văn hóa, thông tin:
Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, thông tin; đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho hệ thống thiết chế văn hóa, thông tin tuyên truyền từ huyện đến cơ sở, đảm bảo quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí về văn hóa theo chương trình nông thôn mới. Khai thác và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, không ngừng nâng cao đời sống tinh thần, hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân. Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
Nam. Triển khai có hiệu quả chương trình phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin và truyền thông trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025.
Phát triển thể dục thể thao quần chúng. Triển khai các hoạt động thể dục thể thao mừng Đảng, mừng xuân và các ngày lễ lớn của đất nước. Tổ chức thành công đại hội thể dục thể thao cấp cơ sở, ĐHTD thể thao huyện Phú Bình lần thứ 9, năm 2021, tham gia ĐHTD thể thao tỉnh Thái Nguyên. Tiếp tục rà soát, quy hoạch, xây dựng các thiết chế, tu bổ và sửa chữa cơ sở thể dục thể thao hiện có và khai thác hiệu quả theo tiêu chí văn hóa nông thôn mới.
Rà soát kiểm kê các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch xếp hạng đối với các di tích chưa được xếp hạng; tu bổ, tôn tạo đối với các di tích xuống cấp.
c.5. Công tác Y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân:
Chú trọng và nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế. Nâng cao y đức của đội ngũ y bác sỹ; có các biện pháp hiệu quả đối với các biểu hiện sai phạm trong công tác khám, chữa bệnh. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng, chống dịch bệnh, không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm. Quản lý chặt chẽ các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân và kinh doanh dược phẩm trên địa bàn.
Thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật về dân số, duy trì ổn định mức sinh, nâng cao chất lượng dân số và ngăn ngừa mất cân bằng giới tính. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của toàn xã hội đối với công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình. Làm tốt công tác chăm sóc trẻ em; thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
c.6. Về chính sách xã hội, giải quyết việc làm và giảm nghèo:
Thực hiện tốt các chính sách xã hội, đảm bảo kịp thời, đúng quy định. Đa dạng hóa các nguồn lực, trách nhiệm của các cấp, các ngành để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững; khơi dậy tinh thần vượt khó vươn lên thoát nghèo của nhân dân. Quan tâm chú trọng công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tăng cường công tác quản lý hoạt động đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
Thực hiện nghiêm, kịp thời các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo, phòng, chống các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo. Củng cố, giữ vững khối đoàn kết toàn dân.