IV. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐA
1.2.3. Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bền vững
Việc khai thác sử dụng đất phải tiết kiệm, sử dụng đúng mục đích, đủ nhu cầu, kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo đất với sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp nhằm không ngừng tăng độ phì của đất, tránh thoái hóa đất và bảo vệ môi trường.
Đối với khu dân cư nông thôn vấn đề quan trọng là bố trí hợp lý, kết hợp hài hòa phong tục tập quán, thuận tiện cho sản xuất nhưng phải tạo điều kiện đầu tư tập trung và phát huy hiệu quả, thuận lợi cho phát triển xã hội. Cần sớm xác định và ổn định địa bàn các khu dân cư tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.
Trong quá trình sử dụng đất phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các ngành, tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất phải được quan tâm. Cụ thể sử dụng đất phải mang lại lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường cho người sử dụng đất và cho toàn xã hội. Hiệu quả của sử dụng đất phải toàn diện, gắn với sử dụng đất bền vững lâu dài, tiết kiệm và an toàn.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái sẽ bị tác động, xâm hại. Trong quy hoạch sử dụng đất cần tính toán, có các giải pháp hữu hiệu, tái tạo tài nguyên, môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên bền vững.
Trong nông nghiệp, tính độc hại của các chế phẩm hóa học như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… cũng cần được xem xét cụ thể để sử dụng hợp lý, tránh gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ cân bằng sinh thái.