Các doanh nghiệp được đánh giá, xếp hạng dựa trê n3 tiêu chí chính: Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tà

Một phần của tài liệu Báo-cáo-Logistics-Việt-Nam-2020 (Trang 62 - 64)

Các doanh nghiệp được xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính, trong đó, có tiêu chí Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất. Theo đó, năm 2019, Viettel Post ghi nhận doanh thu 7.808 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế là 378 tỷ đồng, cao nhất từ khi công ty công bố báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính của Gemadept cho thấy, doanh thu thuần quý 4/2019 đạt 645 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2019, doanh thu thuần của Gemadept chỉ giảm nhẹ 2,5% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng doanh thu lĩnh vực bưu chính của Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam ước đạt 34.311 tỷ đồng, tăng 22.65% so với năm 2018. Tổng nộp ngân sách nhà nước ước đạt 1.230 tỷ đồng, tăng 5,63% so với năm 2018. Đối với nhóm ngành vận tải hàng hóa, năm 2019 đánh dấu sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của Tổng công ty CP Vận tải dầu khí (PVTrans) với các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập đến nay với doanh thu hợp nhất ước đạt 8.099 tỉ đồng (147% kế hoạch); lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.035 tỉ đồng (207% kế hoạch và bằng 106% so với thực hiện năm 2018); duy trì sự tăng trưởng 8 năm liên tục kể từ năm 2011 với mức tăng bình quân 17%. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng đã nỗ lực, linh hoạt vượt qua khó khăn, sản lượng vận tải biển năm 2019 đạt hơn 23 triệu tấn, vượt 16% kế hoạch, sản lượng hàng thông qua cảng đạt gần 106,2 triệu tấn, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 282 tỷ đồng. Năm 2020, dưới tác động của dịch Covid-19, các ngành dịch vụ vận tải, kho bãi, giao nhận và dịch vụ liên quan khác đều gặp khó khăn. Theo Báo cáo đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế do Nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) và của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cùng với sự suy giảm của các chỉ số kinh tế, ngành dịch vụ vận tải, logistics được dự báo giảm 20% - 30%.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sau hai tháng nới lỏng và gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, các hoạt động kinh tế - xã hội đang dần được khôi phục. Doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng, bám sát chính sách hỗ trợ của Chính phủ, từng bước đưa sản xuất kinh doanh vào hoạt động trở lại. Tuy nhiên, những lĩnh vực liên quan đến dịch vụ logistics đều có số doanh nghiệp thành lập mới giảm trong 6 tháng đầu năm 2020, đó là: dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác 3.241 doanh nghiệp, giảm 17,3%; vận tải, kho bãi 2.641 doanh nghiệp, giảm 6,1%; thông tin truyền thông 1.813 doanh nghiệp, giảm 4,4%. Bên cạnh đó, sau Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã thấy rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp và tìm ra hướng đi mới phù hợp. Một số doanh nghiệp đã có kế hoạch thoái vốn để tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm, số khác lại nhanh nhạy nắm bắt thị trường để mở rộng lĩnh vực đầu tư. Điển hình như Tổng công ty cổ phần Thiết bị Điện (Gelex) thực hiện kế hoạch thoái vốn đầu tư hoàn toàn khỏi mảng logistics thông qua hình thức thoái toàn bộ phần vốn góp tại Công ty TNHH MTV Gelex Logistics nhằm tập trung vào mảng điện và bất động sản. Để chuẩn bị đón làn sóng chuyển dịch địa chính năm gần nhất; uy tín truyền thông; khảo sát các chuyên gia trong ngành và khảo sát doanh nghiệp được thực hiện trong tháng 11/2019 về quy mô vốn, thị trường, lao động, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm 2019…

bàn sản xuất của các tập đoàn quốc tế sang Việt Nam hậu Covid-19, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (CenLand) lại tiếp tục mở rộng hệ sinh thái, hình thành chuỗi cung ứng bất động sản logistics mang xu hướng thời đại như bất động sản kho vận và hậu cần với thương hiệu Cen Cuckoo28.

Một phần của tài liệu Báo-cáo-Logistics-Việt-Nam-2020 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)