Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa

Một phần của tài liệu Báo-cáo-Logistics-Việt-Nam-2020 (Trang 56 - 57)

23 Báo cáo Thị trường Logistic Việt Nam: số tháng 9/2020, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương

3.1.6. Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa

Sau khi sụt giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm, vận tải hàng hóa đường thủy nội địa liên tục tăng trưởng tốt từ tháng 5/2020 đến nay, đến tháng 9/2020 đã đạt 32,52 triệu tấn, tăng 6,51% so với tháng 8/2020 và 26,46% so với tháng 9/2019.

Tuy nhiên, do không bù đắp được sụt giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm 2020 nên tính chung 9 tháng đầu năm 2020, vận tải thủy nội địa đạt 238,1 triệu tấn trong, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2019; luân chuyển đạt 48,2 tỷ tấn.km, giảm 5,7%.

Hình 9. Vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa (triệu tấn)

Nguồn: Báo cáo Thị trường Logistics Việt Nam, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương)

Theo Bộ Giao thông vận tải, hiện nay trên toàn quốc có 3 tuyến vận tải thủy ven biển đi qua các cảng, bến thuỷ nội địa và cảng biển của 28 tỉnh, thành từ Quảng Ninh tới Kiên Giang. Hàng hóa bao gồm vật liệu xây dựng, thiết bị, than đá, cát, gạo, phân bón, gỗ… chủ yếu vận chuyển một chiều. Phương tiện pha sông biển, có tàu chở container, nhiều tàu trên 5.000 tấn.

- Tuyến thứ nhất: từ Quảng Ninh tới Quảng Bình, đi qua 9 tỉnh, thành: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

- Tuyến thứ hai: Từ Quảng Bình tới Bình Thuận, đi qua 11 tỉnh, thành: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Thuận.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics đang nỗ lực phát triển các tuyến vận tải nội địa phía Bắc gắn với xây dựng ICD và cảng thủy nội địa, nhằm giảm chi phí logistics và góp phần giải quyết ách tắc, an toàn giao thông đường bộ.

Ví dụ: Công ty Bắc Kỳ Logistics đang khai thác vận tải đường sông bằng sà lan tuyến từ Bắc Ninh đi Hải Phòng. Điểm đầu là cảng Tri Phương (Bắc Ninh), điểm cuối là các cảng tại Hải Phòng (xa nhất là Lạch Huyện). Tần suất: 26 ngày/tháng. Công suất: 120 TEU/sà lan. Thời gian: từ Bắc Ninh - Hải Phòng là 10 tiếng, từ Hải Phòng về Bắc Ninh là 11-13 tiếng. Khai thác từ tháng 4/2019. Hiện tại: Bắc Kỳ đang khai thác 90% công suất và không gặp khó khăn. Công ty Logistics Tân Cảng Sài Gòn, phát triển cảng và ICD Tân Cảng - Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực với 18 Khu công nghiệp, vận tải tàu tối đa 160 TEU nối Bắc Ninh với Cảng Lạch Huyện và ngược lại. Giảm chi phí chuyên chở 30-40%/TEU và khoảng 20-25%/FEU so với đi đường bộ.

Một phần của tài liệu Báo-cáo-Logistics-Việt-Nam-2020 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)