Phát triển thị trường dịch vụ logistics (kết nối cung cầu)

Một phần của tài liệu Báo-cáo-Logistics-Việt-Nam-2020 (Trang 67 - 70)

Phát triển số lượng và loại hình dịch vụ logistics

3.6.3. Phát triển thị trường dịch vụ logistics (kết nối cung cầu)

Trong năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, Việt Nam đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp dịch vụ logistics.

Xúc tiến thương mại cho dịch vụ logistics thông qua đăng cai, tổ chức các hội thảo, hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics; tổ chức các đoàn nghiên cứu ra nước ngoài và mời các đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam trao đổi cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ logistics. Đẩy mạnh tuyên truyền cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và thương mại nội địa về việc sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài theo hướng chuyên môn hóa, phân công lao động hợp lý trong chuỗi cung ứng.

- Các đoàn xúc tiến thương mại về logistics đã được Bộ Công Thương, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam và các doanh nghiệp triển khai đồng bộ với phạm vi rộng khắp. - Trong năm 2020, hội nghị, hội thảo cấp Nhà nước và địa phương, ngành hàng cũng được tổ chức để bàn các giải pháp nâng cao hiệu quả logistics, kết nối cung - cầu trong lĩnh vực logistics... Các sự kiện được tổ chức cả hai hình thức trực tuyến và trực tiếp. Điển hình như: Ngày 25/4/2020, Abivinđã tổ chứcHội thảo trực tuyến về “Covid-19 tác động đến chuyển đổi số trong chuỗi cung ứng Việt Nam”. Những vấn đề đề cập trong Hội thảo liên quan đến chuyển đổi số trong ngành dịch vụ logistics cần được nghiên cứu để áp dụng.

Hội thảo trực tuyến ngày 11/6/2020 tại Long An, Sự kiện Gặp gỡ đối tác chiến lược - Ngành Logistics sau Hiệp định EVFTA: Cất cánh hay cản trở? Do khu Công nghiệp Long Hậu tổ chức nhằm tạo cơ hội kết nối giữa các chuyên gia với doanh nghiệp Việt Nam và thế giới.

Ngày 30/6/2020, tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án hỗ trợ kỹ thuật xây dựng hệ thống thống kê vận tải và logistic tại Việt Nam.Đây là Dự án với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), do Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải phối hợp với Diễn đàn Giao thông Vận tải quốc tế (ITF)

thuộc OECD xây dựng Hệ thống thống kê vận tải và logistics tại Việt Nam. Dự ánđã xây dựng được Bộ chỉ số về logistics, về năng suất logistics, bao gồm cả phương pháp điều tra, thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu, dựa trên đánh giá của các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp bán buôn, tức là các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics. Đây là sự khác biệt, là điểm mới, là chỉ số hỗ trợ rất tốt cho chỉ số LPI, giúp nhìn nhận toàn diện hơn về logistics Việt Nam31.

Ngày 09/7/2020, Hiệp hội Nông nghiệp số (VIDA) chủ trì, phối hợp cùng các Bộ ngành và Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics (VLA) tổ chức Hội nghị trực tuyến “Cắt giảm chi phí Logistics - Giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt”. Tiếp đó, ngày 15/8/2020, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp với VIDA và VLA tổ chức đào tạo trực tuyến về logistics cho doanh nghiệp nông sản và kết nối doanh nghiệp nông sản với doanh nghiệp đường sắt và hàng không.

Bên cạnh đó là Hội thảo chuyên ngành do các địa phương tổ chức. Ngày 18/06/2020, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải tổ chức hội thảo “Tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển cảng biển và dịch vụ hậu cần cảng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”. Ngoài ra còn có nhiều hoạt động đào tạo, hội thảo, trải nghiệm cho sinh viên chuyên ngành logistics và các ngành liên quan.

31 https://mt.gov.vn/vn/tin-tuc/67423/tong-ket-du-an-ho-tro-ky-thuat-ky-thuat-xay-dung-he-thong-thong-ke-van-tai-va-logistics-tai-viet-nam.aspx, tra cứu ngày 20/10/2020 tai-va-logistics-tai-viet-nam.aspx, tra cứu ngày 20/10/2020

Một phần của tài liệu Báo-cáo-Logistics-Việt-Nam-2020 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)