Dịch vụ ICD

Một phần của tài liệu Báo-cáo-Logistics-Việt-Nam-2020 (Trang 60 - 61)

23 Báo cáo Thị trường Logistic Việt Nam: số tháng 9/2020, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương

3.4.2. Dịch vụ ICD

Ngày 27/4/2020, Bộ Giao thông vận tải có quyết định công bố mở cảng cạn Long Biên và ngày 31/7/2020,Công ty Hateco Logistics đã làm lễ công bố mở cảng cạn Long Biên, cảng cạn thứ 7 tại khu vực phía Bắc. ICD Long Biên có tổng diện tích 120.000 m2, trong đó diện tích kho bãi là 50.000 m2 với năng lực thông qua đến khoảng 135.000 TEU/năm. Bộ Tài chính đã công nhận địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa tại cảng cạn Long Biên (ICD Long Biên). Với việc công nhận trên, trong vận đơn sẽ ghi rõ cảng đích là ICD Long Biên, hàng khi cập cảng sẽ được kéo thẳng về ICD Long Biên mới mở tờ khai, doanh nghiệp không phải đến cửa khẩu nhận để lấy hàng, tiết kiệm được thời gian, giảm đầu mối tiếp xúc và giúp cảng biển tránh được sự ùn tắc. Đây là ICD lớn nhất và hiện đại của khu vực phía Bắc, có kho CFS với diện tích 1.000 m2, kho ngoại quan với diện tích 5.000 m2, kho riêng với diện tích 50.000 m2, kho chung - trung tâm phân phối với diện tích 10.000 m2, kho mát với diện tích hàng ngàn m2. Dự án kho hàng không kéo dài kết nối với ga hàng hóa của Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và địa điểm thông quan hàng hóa chuyển phát nhanh, thương mại điện tử và bưu chính với diện tích 5.000m2. ICD Long Biên là nơi thông quan, điểm trung chuyển và phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới với Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia...

Tính đến thời điểm hiện tại, theo Bộ Giao thông vận tải, Việt Nam có 9 cảng cạn được cấp phép và 16 điểm thông quan hàng hóa (có chức năng như cảng cạn) trên cả nước. Trong đó, khu vực phía Bắc có 7 cảng cạn, 7 điểm thông quan nội địa, gồm: ICD Phúc Lộc - Ninh Bình; ICD Km3+4 Móng Cái, Quảng Ninh; ICD Hải Linh, Phú Thọ; ICD Tân Cảng Hải Phòng; ICD Đình Vũ - Quảng Bình, Hải Phòng; ICD Hoàng Thành, Hà Nội và ICD Long Biên, Hà Nội. Khu vực phía Nam có 1 ICD (Tân Cảng Nhơn Trạch, Đồng Nai) và 9 điểm thông quan nội địa. Miền Trung chưa có cảng cạn nào được Bộ Giao thông vận tải công bố.

Việc phát triển cảng cạn nhằm tổ chức vận chuyển container một cách hợp lý, tăng hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics trên các hành lang vận tải, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại cảng biển, cửa khẩu quốc tế và các đô thị lớn.

Theo quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, sau năm 2020, cả nước sẽ có 19 cảng cạn được hình thành, có khả năng thông qua tối thiểu 15 - 20% nhu cầu vận tải hàng hóa container thông qua hệ thống cảng biển.

Một phần của tài liệu Báo-cáo-Logistics-Việt-Nam-2020 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)